Tổ chức lực lượng hợp lý

Một phần của tài liệu Báo chí họcgiải pháp tổ chức chuyên mục nghiên cứu trao đổi trên tạp chí các ban đảng (Trang 76 - 77)

- Căn cứ đối tượng và phạm vi nghiên cứu, tác giả đã tiến hành khảo sát

3.3.4. Tổ chức lực lượng hợp lý

3.2.4.1. Phân cơng đội ngũ phóng viên, biên tập viên của các tồ soạn

tạp chí tham gia tuyên truyền cho chuyên mục "Nghiên cứu-trao đổi"

Lực lượng phóng viên, biên tập viên của các tồ soạn tạp chí của ban Đảng rất ít. Vì vậy, để có thể đảm nhận nhiệm vụ có bài, chất lượng về chuyên mục "Nghiên cứu-trao đổi", cần có sự phân cơng hợp lý đội ngũ phóng viên, biên tập viên của các tồ soạn. Thực tế, trong phân công nhiệm vụ, các tồ soạn thường khuyến khích mỗi thành viên vừa tham gia viết bài, vừa tham gia biên tập bài. Theo chúng tơi, tồ soạn các tạp chí nên phân cơng phóng viên, biên tập viên theo dõi một số chuyên mục, cần có sự đầu tư chuyên sâu cho một số chuyên mục quan trọng trên tạp chí, trong đó có chun mục "Nghiên cứu-trao đổi", được chú trọng thực sự. Ví dụ, phóng viên, biên tập viên theo dõi chuyên mục nào cần có mối liên hệ cộng tác thường xuyên với các cộng tác viên chuyên mục đó.

Khi giao nhiệm vụ liên lạc với các cộng tác viên của chuyên mục, mỗi phóng viên, biên tập viên chủ động tìm hiểu những vấn đề cơng tác xây dựng đảng liên quan đến chuyên mục đó, gợi ý đề tài, gợi ý đề cương và trao đổi thường xuyên với cộng tác viên trong quá trình biên tập bài viết. Điều này vừa phát huy được thế mạnh nắm chắc thông tin của các cộng tác viên là những người làm công tác đảng ở các địa phương, đơn vị, vừa chủ động được nội dung bài viết theo yêu cầu của mỗi ban biên tập.

Trong bài Cơng việc của người làm tạp chí đăng trên Tạp chí Người làm báo số 10-2006, tác giả Nguyễn Uyển, viết

Vấn đề cốt tử trong tổ chức của tạp chí là đội ngũ cán bộ biên tập. Họ là người xử lý thơng tin do phóng viên và cộng tác viên cung cấp. Họ là người có trách nhiệm nâng cao tới mức tối đa các tác phẩm báo chí qua bàn tay biên tập giỏi giang của mình. Họ là người giữ mối liên hệ với cộng tác viên, đồng thời đón nhận nhanh nhạy các chủ trương, chính sách, giúp ban biên tập xây dựng kế hoạch, định hướng tuyên truyền. Họ cũng là lực lượng chủ công đi viết những vấn đề cần kíp có tính mũi nhọn…Do đó, điều bắt buộc ở họ là phải có trình độ chính trị, có kiến thức chun mơn và có trình độ biên tập tạp chí. Có năng lực phát hiện nhanh và tổng kết kịp thời. Họ là người phải có đức tính trung thực, có tinh thần trách nhiệm cao với bạn đọc, thạo công việc tổ chức mạng lưới cộng tác viên…[39, tr.11].

Phóng viên, biên tập viên của chuyên mục phải là người am hiểu về cơng tác đảng, có nhìn bao qt chung, có đánh giá, so sánh, nắm thông tin kịp thời, phát hiện vấn đề, phân tích mổ xẻ. Người phóng viên, biên tập viên có nhiệm vụ xâu chuỗi, ráp nối các thơng tin có được từ cộng tác viên. Với thao tác nghiệp vụ cần thiết, người phóng viên này xây dựng thành những bài viết chun đề với quy mơ nghiên cứu rộng, có chất lượng tốt.

Mỗi năm một lần, nếu có điều kiện, những phóng viên, biên tập viên phụ trách chuyên mục nói chung và chuyên mục "Nghiên cứu-trao đổi" nói riêng nên trực tiếp khảo sát thực tế tại cơ sở. Đây sẽ là những cơ sở thực tế làm căn cứ, chính xác giúp biên tập viên trong quá trình đặt bài, biên tập bài viết của cộng tác viên chặt chẽ về nội dung, chính xác về thơng tin.

Một phần của tài liệu Báo chí họcgiải pháp tổ chức chuyên mục nghiên cứu trao đổi trên tạp chí các ban đảng (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w