Giải pháp đề xuất nhằm nâng cao năng lực tàichính Cơng ty TNHH Sơn Tazak

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phân tích báo cáo tài chính Công ty TNHH sơn Tazaki (Trang 94 - 97)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp đề xuất nhằm nâng cao năng lực tàichính Cơng ty TNHH Sơn Tazak

Sơn Tazaki

4.2.1. Về cấu trúc tài chính

Cơng ty cần cân đối cơ cấu tài sản, giảm dự trữ tiền mặt và tiền thanh toán bằng cách xây dựng định mức dự trữ vốn tiền mặt một cách hợp lý, nhằm đảm bảo

70

khả năng thanh toán bằng tiền mặt cần thiết trong kỳ để giữ uy tín nhưng cũng đảm bảo khả năng sinh lợi của số vốn tiền mặt nhàn rỗi. Bên cạnh đó, cơng ty cần chú trọng quản lý việc lưu trữ hàng tồn kho. Cơng ty cần giảm mức dự trữ hàng hóa vật liệu xây dựng xuống mức hợp lý nhất để vừa không gây ứ đọng vốn vừa đảm bảo được nhu cầu kinh doanh. Cơng ty có thể xây dựng mơ hình dự trữ tối ưu dành cho hàng tồn kho, hoặc liên kết chặt chẽ hơn với nhà cung cấp để thiết lập mức đặt hàng và thời gian đặt hàng – giao hàng hợp lý, nhằm giảm dự trữ hàng tồn kho tại cơng ty mình. Ngồi ra, cơng ty cần đưa ra các chính sách khuyến mãi phù hợp để giải quyết lượng hàng hóa ứ động nhằm tối đa hóa lợi nhuận, tăng cường sử dùng phương pháp bán hàng bằng cách chào hàng, chào giá đối với những khách hàng có nhu cầu, tổ chức đa dạng các hình thức tiêu thụ sản phẩm như gửi hàng đi bán, mở rộng thị trường tiêu thụ để đẩy mạnh cơng tác tiêu thụ.

4.2.2. Về chính sách tài trợ vốn

Công ty cần giảm tỷ lệ nợ ngắn hạn nhằm giảm áp lực thanh toán cho các khoản nợ đến hạn. Ngồi ra, hiện cơng ty đang khơng dùng cơng cụ nợ dài hạn, điều này là một sự thiếu sót trong chính sách tài chính của cơng ty. Trong điều kiện cho phép thì cơng ty nên thực hiện huy động vốn bằng vay nợ dài hạn nhằm giúp tăng nguồn vốn dài hạn phục vụ cho việc mở rộng đầu tư, sản xuất kinh doanh đồng thời giúp nâng cao tốc độ quay vịng vốn, giảm thiểu rủi ro thanh tốn khi thời gian đáo hạn được kéo dài. Ngoài ra, cơng ty cũng cần nâng cao trình độ quản trị cấu trúc vốn bằng cách xây dựng mơ hình dự báo cấu trúc vốn gắn với triển vọng kinh tế. Trong mơ hình đó, cấu trúc vốn phải phản ánh được các đặc điểm của nền kinh tế bao gồm mức độ hoạt động kinh doanh, triển vọng phát triển của thị trường vốn, thuế suất…với các đặc tính của ngành kinh doanh bao gồm các biến động theo chu kỳ, tính chất cạnh tranh, điều tiết chính phủ và các thơng lệ… Cơng ty phải đa dạng hóa cơ cấu tài trợ, về thời gian đáo hạn, về chủng loại, qua đó gia tăng tính linh hoạt của cấu trúc vốn và nâng cao vị thế đàm phán với các nhà tài trợ trong tương lai.

4.2.3. Về hiệu quả sử dụng chi phí

Cơng ty cần xem xét lại các nhà cung cấp cũng như quản lý tốt các chi phí liên quan từ khâu nhập hàng từ đầu vào cho đến các chi phí liên quan đến việc nhập và lưu trữ hàng hóa. Do trữ lượng hàng tồn kho quá lớn nên chi phí liên quan đến hàng tồn kho bị ghi vào giá vốn hàng bán cũng rất cao. Quản lý tốt hàng tồn kho, cơng ty có thể giảm được tỉ lệ giá vốn hàng bán trên tổng doanh thu thuần. Ngồi ra, cơng ty có thể tăng cường việc kiểm soát giá vốn hàng bán bằng cách

 Kiểm soát giá các yếu tố đầu vào

 Thông tin và giải thích một cách đầy đủ, rõ ràng sự khác biệt giữa kiểm sốt chi phí với cắt giảm chi phí để tạo ý thức tiết kiệm đối với nhân viên.

 Nâng cao vai trị của hệ thống kiểm sốt nội bộ và quản lý rủi ro: một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh, hoạt động hiệu quả sẽ góp phần gia tăng mức độ tin cậy về thơng tin từ các số liệu kế tốn và BCTC, đảm bảo tổ chức kinh doanh hiệu quả, sử dụng tối ưu nguồn lực, giảm bớt nguy cơ rủi ro trong kinh doanh, bảo vệ tài sản, hạn chế gian lận và tuân thủ chính sách, quy định của tổ chức.

 Nâng cao hiệu quả chi phí lương: cần rà sốt lại các phịng ban, các vị trí nhân sự nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động và tính cần thiết của các vị trí, từ đó đưa ra quyết định cắt giảm các vị trí khơng hiệu quả hoặc khơng thực sự cần thiết. Đồng thời bố trí, sắp xếp, phân công lại công việc sao cho hiệu quả tốt nhất, tối ưu hóa được khả năng, thời gian và hiệu quả làm việc của từng cá nhân. Xây dựng chính sách đãi ngộ hợp lý nhằm tạo động lực phấn đấu làm việc cho nhân viên.

4.2.4. Về tình hình lưu chuyển dịng tiền

Để nâng cao chất lượng dịng tiền thì bộ phận quản lý tài chính của cơng ty cần phải quản lý dòng tiền chặt chẽ hơn nữa. Bộ phận này không thể tự làm tăng hay giảm dịng tiền của cơng ty nhưng là bộ phận có thể nhận biết được năng lực cũng như rủi ro thơng qua sự lưu thơng của dịng tiền từ đó đề xuất các giải pháp cần thiết giúp ban lãnh đạo cơng ty tìm hiểu rõ nguyên nhân lưu thông chậm ở khâu nào và khắc phục tình trạng đó ra sao. Bộ phận tài chính cần thực hiện việc lập và theo dõi dịng tiền thơng qua hệ thống báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ các hoạt động của cơng ty theo định kì.

72

4.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đối với những người quản lý: cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý như tham gia các lớp học quản trị, các lớp tìm hiểu tâm lý người lao động.

Đối với người lao động trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh: nâng cao hiểu biết của người lao động về các sản phẩm và hoạt động của công ty. Mặt khác, phải đảm bảo người lao động thực hiện an tồn lao động và các chính sách khuyến khích đối với người lao động như chính sách thưởng khi có sáng kiến, tiết kiệm chi phí và đưa các hình thức xử lý phù hợp khi có sai phạm, thực hiện chế độ phúc lợi cho người lao động đầy đủ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phân tích báo cáo tài chính Công ty TNHH sơn Tazaki (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w