CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp Chương 3: Phân tích báo cáo tài chính cơng ty TNHH Sơn Tazaki
8
Kết luận chương 1
Luận văn đã khái qt các cơng trình nghiên cứu có liên quan của nhiều tác giả về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, xác định rõ các mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu đồng thời nêu ra những đóng góp về lý luận thực tiễn của đề tài mà tác giả thực hiện.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP
2.1. Tổng quan về báo cáo tài chính doanh nghiệp
2.1.1. Khái niệm và vai trị của báo cáo tài chính doanh nghiệp
Khái niệm
BCTC là sản phẩm quan trọng nhất trong quy trình kế tốn, đó là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu, cơng nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
BCTC được hình thành từ nhu cầu cung cấp thơng tin tổng quát, hữu ích về thực trạng của doanh nghiệp, là phương tiện nối doanh nghiệp với các đối tượng quan tâm.
Hệ thống BCTC của doanh nghiệp cung cấp cho các đối tượng sử dụng thơng tin về tình hình kinh tế, tài chính thơng qua việc đánh giá, phân tích và dự đốn tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là báo cáo được công khai và sử dụng như nguồn dữ liệu chính khi phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Vai trị
BCTC có ý nghĩa to lớn khơng những đối với các cơ quan, đơn vị và cá nhân bên ngồi doanh nghiệp mà cịn có ý nghĩa trong việc chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó khơng những cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo mà còn cho thấy kết quả hoạt động mà doanh nghiệp đạt được trong hồn cảnh đó.
Những thơng tin trên BCTC là những căn cứ quan trọng trong việc phân tích, phát hiện những khả năng tiềm tàng về kinh tế. Trên cơ sở đó dự đốn tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Đó là căn cứ quan trọng, giúp cho việc đưa ra quyết định cho quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà quản trị doanh nghiệp hoặc là những quyết định của các nhà đầu tư, các chủ nợ, các cổ đơng tương lại của doanh nghiệp
Báo cáo tài chính có vai trị quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế, thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng ở bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp.
10
Mỗi đối tượng quan tâm đến báo cáo tài chính trên một góc độ khác nhau, song nhìn chung đều nhằm có được những thơng tin cần thiết cho việc đưa ra các quyết định phù hợp với mục tiêu của mình. Cụ thể:
Với nhà quản lý doanh nghiệp: BCTC cung cấp thông tin tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản cũng như kết quả kinh doanh sau kỳ hoạt động. Trên cơ sở đó các nhà quản lý sẽ phân tích đánh giá và đề ra được các giải pháp, quyết định quản lý kịp thời phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tươnglai;
Với các cơ quan hữu quan của nhà nước: BCTC là tài liệu quan trọng trong việc tổ chức kiểm tra giám sát, hướng dẫn và tư vấn cho doanh nghiệp thực hiện đúng các chính sách cũng như chế độ kinh tế tài chính của nhà nước;
Với các nhà đầu tư, cho vay: BCTC là cơ sở để nhận biết khả năng về tài chính, tình hình sử dụng các loại tài sản, nguồn vốn, khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và mức độ rủi ro của việc cho vay(đầu tư) vào doanh nghiệp để từ đó cân nhắc, lựa chọn và đưa ra quyết định phùhợp;
Với nhà cung cấp: BCTC giúp họ nhận biết khả năng thanh toán, phương thức thanh tốn, để từ đó đưa ra quyết định bán hàng phù hợp cho doanhnghiệp;
Với khách hàng: BCTC cung cấp những thông tin về khả năng, năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mức độ uy tín của doanh nghiệp cũng như chính sách đãi ngộ, hậu mãi của cơng ty đối với khách hàng. Qua đó, họ có cơ sở để đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc mua hàng hóa dịch vụ từ doanhnghiệp;
Với cổ đông, công nhân viên: Họ quan tâm đến thông tin về khả năng cũng như chính sách chi trả cổ tức, tiền lương, bảo hiểm xã hội và các vấn đề khác liên quan đến lợi ích của họ, được thể hiện trên báo cáo tài chính.
2.1.2. Hệ thống các báo cáo tài chính doanh nghiệp
Báo cáo tài chính doanh nghiệp là một hệ thống các số liệu cho biết tình hình tài sản và nguồn vốn, luồng tiền và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. BCTC được lập theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán dùng để tổng hợp và thuyết
minh về tình hình kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Hệ thống BCTC dành cho các doanh nghiệp hiện nay được ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính Hướng dẫn chế độ kế tốn doanh nghiệp định kỳ bắt buộc doanh nghiệp phải lập, nộp. Theo chế độ kế toán hiện hành, hệ thống BCTC áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước Việt Nam bao gồm 04 mẫu biểu báo cáo sau đây:
(1) Bảng cân đối kế toán (CĐKT) - Mẫu số B01-DN
(2) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Mẫu số B02-DN (3) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (LCTT) - Mẫu số B03-DN (4) Bản thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu số B09-DN Theo đó,
Bảng cân đối kế tốn
Bảng cân đối kế tốn là một báo cáo tài chính tổng hợp dùng để khái quát toàn bộ tài sản và nguồn hình thành tài sản đó tại một thời điểm nhất định. Bảng CĐKT thể hiện những tài sản do công ty quản lý và nguồn hình thành của những tài sản này (từ vốn của người cho vay, nợ phải trả hoặc vốn góp của các chủ sở hữu, hoặc cả hai nguồn), theo phương trình kế tốn: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Kết cấu bảng cân đối kế tốn ln bao gồm hai phần: “Tài sản” và “Nguồn vốn”
Tài sản Nguồn vốn
+ Phản ánh toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của DN.
+ Các chỉ tiêu tài sản này được phân theo tính thanh khoản giảm dần, chia thành 2 nhóm lớn gồm:
Tài sản ngắn hạn: Có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong một kỳ kinh doanh (năm, quý, tháng...).
Tài sản dài hạn: Có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trên một kỳ kinh doanh.
+ Phản ánh quy mô và cơ cấu nguồn vốn; Thể hiện các nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm tiến hành lập báo cáo.
+ Các chỉ tiêu này được phân theo thời hạn thanh tốn tăng dần, gồm 2 nhóm lớn:
Nợ phải trả: Là những khoản tiền (vốn) mà doanh nghiệp đi vay, chiếm dụng được và có trách nhiệm phải hồn trả.
Vốn chủ sở hữu: Là những nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên tham gia góp vốn.
Báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh
12
quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh và các hoạt động khách. Báo cáo này cung cấp cho người sử dụng những thông tin về doanh thu, chi phí, lợi nhuận phát sinh từ hoạt động kinh doanh thơng thường hay cả những thu nhập, chi phí, lợi nhuận phát sinh từ những hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh nhất định. Từ sự phân tích các số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh giúp nhà quản trị doanh nghiệp và các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá được các thay đổi tiềm tàng về các nguồn lực kinh tế mà doanh nghiệp có thể kiểm sốt trong tương lai, đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, hoặc đánh giá tính hiệu quả của các nguồn lực bổ sung mà doanh nghiệp có thể sử dụng.
Cùng với bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh là một trong những báo cáo quan trọng nhất của hệ thống báo cáo tài chính kế tốn của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả kinh doanh cung cấp thông tin về kết quả kinh doanh và nghĩa vụ đối với Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một kỳ) của doanh nghiệp.
Báo cáo kết quả kinh doanh gồm 4 phần:
Phần 1: Phản ánh doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh chính Phần 2: Phản ánh doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động tài chính Phần 3: Phản ánh doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động khác
Phần 4: Tổng hợp lợi nhuận, xác định chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận sau thuế
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành của Báo cáo tài chính, nó cung cấp thơng tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp vì nó loại trừ được các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác
nhau cho cùng giao dịch và hiện tượng.
Về kết cấu, báo cáo Lưu chuyển tiền tệ được trình bày theo mẫu số B03 - DNN, gồm 3 phần:
Phần 1: Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: mơ tả luồng tiền có liên quan đến các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cơ bản để đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp từ các hoạt động kinh doanh để trang trải các khoản nợ, duy trì các hoạt động, trả cổ tức và tiến hành các hoạt động đầu tư mới mà khơng cần đến các nguồn tài chính bên ngồi.
Phần 2: Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: mô tả luồng tiền có liên quan đến các hoạt động mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền.
Phần 3: Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: mơ tả luồng tiền phản ánh các hoạt động tài chính có liên quan đến những thay đổi về quy mơ và kết cấu nguồn vốn chủ sở hữu cũng như vốn vay của doanh nghiệp.
Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính là bộ phận hợp thành của hệ thống BCTC, được lập để giải thích và bổ sung thơng tin về tình hình hoạt động sản xuất, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các bảng báo cáo khác khơng thể trình bày rõ ràng và chi tiết. Qua đó chúng ta có cái nhìn cụ thể, chi tiết và chính xác hơn về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, giúp phân tích một cách cụ thể, chính xác từng vấn đề theo mục tiêu đề ra nhằm đạt hiệu quả cao trong việc ra quyết định.
Bản thuyết minh báo cáo tài chính doanh nghiệp phải được trình bày một cách có hệ thống. Mỗi khoản mục trong bảng CĐKT, báo cáo KQ HĐKD và báo cáo LCTT cần được đánh dấu dẫn tới các thông tin liên quan trong bản thuyết minh BCTC.
Kết cấu cơ bản của thuyết minh BCTC gồm những phần như sau: Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
Chính sách kế tốn áp dụng tại doanh nghiệp
14
Thơng tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo KQHĐKD Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo LCTT Những thơng tin khác
Khi giải thích và thuyết minh BCTC cần trình bày bằng lời văn ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Phần giải thích cần nêu thêm những thông tin cần thiết chưa thể hiện được ở các BCTC khác và có thể nêu phần phương hướng kinh doanh trong kỳ tới, chỉ cần nêu những thay đổi so với kỳ báo cáo.
2.4. Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
2.4.1. Khái niệm và vai trị của phân tích báo cáo tài chính Khái niệm
Khái niệm:
Phân tích BCTC doanh nghiệp là việc sử dụng tập hợp các khái niệm, phương pháp phân tích và các cơng cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế tốn, các thơng tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Qua đó đánh giá được tiềm năng, chất lượng hoạt động kinh doanh cũng như những nguy cơ rủi ro trong tương lai giúp người sử dụng thơng tin nhận thức đúng đắn và có cơ sở để đưa ra các quyết định phù hợp.
Mục đích:
Có hai mục đích quan trọng trong phân tích báo cáo tài chính, đồng thời là mối quan tâm cho mọi nhà phân tích. Bao gồm:
Thứ nhất, mục tiêu ban đầu của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm để "hiểu được các con số", tức là sử dụng các cơng cụ phân tích tài chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo. Như vậy, người ta có thể đưa ra nhiều biện pháp phân tích khác nhau nhằm để miêu tả những quan hệ có nhiều ý nghĩa và chắt lọc thơng tin từ các dữ liệu ban đầu.
Thứ hai, trên thực tế tất cả các cơng việc ra quyết định, phân tích tài chính hay những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương lai. Do đó, người ta sử dụng các cơng cụ và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính với mục đích cố gắng đưa ra các đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của cơng ty.
Phân tích tài chính có vai trị đặc biệt quan trọng trong cơng tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Do vậy sẽ có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, khách hàng, nhân viên và cả các cơ quan Nhà nước. Mỗi đối tượng sẽ quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau. Cụ thể:
Đối với người quản lý doanh nghiệp: Trên cơ sở phân tích tài chính mà nội dung chủ yếu là phân tích khả năng thanh tốn, khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi, nhà quản lý tài chính có thể dự đốn về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. Từ đó, họ có thể định hướng cho giám đốc tài chính cũng như hội đồng quản trị trong các quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức cổ phần và lập kế hoạch dự báo tài chính.
Đối với các nhà đầu tư vào doanh nghiệp: Mối quan tâm hàng đầu của họ là thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi và sự rủi ro. Vì vậy, họ cần các thơng tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp.
Đối với các chủ nợ của doanh nghiệp: Nếu như các nhà đầu tư và quản lý doanh nghiệp thực hiện phân tích báo cáo tài chính với mục đích đánh giá khả năng sinh lợi và tăng trưởng của doanh nghiệp thì đối với ngân hàng và các nhà cung cấp tín dụng thương mại cho doanh nghiệp, họ lại sử dụng kết quả phân tích BCTC nhằm quản lý nợ cũng như đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Trong nội dung phân tích này, khả năng thanh tốn của doanh nghiệp được xem xét trên hai khía cạnh là ngắn hạn và dài hạn.
+ Với những khoản cho vay ngắn hạn, người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp, nghĩa là khả năng ứng phó của doanh nghiệp đối với các món nợ khi đến hạn trả.