Những tồn tại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phân tích báo cáo tài chính Công ty TNHH sơn Tazaki (Trang 93 - 94)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu

4.1.2. Những tồn tại

Bên cạnh những kết quả tốt và tín hiệu khả quan, hoạt động của Công ty TNHH Sơn Tazaki vẫn cịn những thiếu sót tồn tại ảnh hưởng tới tình hình tài chính của cơng ty cần phải làm rõ để khắc phục cho hoạt động những năm tiếp theo:

 Về cấu trúc tài chính: tổng tài sản tăng có sự gia tăng đáng kể giai đoạn 2017 – 2019, tuy nhiên xét về cơ cấu tài sản, có thể thấy tài sản ngắn hạn vẫn chiếm mức tỷ trọng rất cao (cuối năm 2019, giá trị tài sản ngắn hạn chiếm trên 97% xét trên tổng tài sản), chủ yếu tồn đọng ở khoản mục tiền và khoản mục hàng tồn kho. Trong giai đoạn 2017 – 2019, ban giám đốc công ty đã thực hiện chính sách cắt giảm và hạn chế việc dự trữ tiền mặt nhưng lại dồn vào việc tăng trữ lượng sơn và vật liệu xây dựng, phục vụ cho nhu cầu tăng mạnh của thị trường. Hàng tồn kho của công ty đã liên tục tăng trong suốt giai đoạn 2017 – 2019, từ 8.803,96 triệu đồng cuối năm 2017 lên đến 13.209,37 triệu đồng cuối năm 2019, chiếm tỉ trọng 65,26% trong cơ cấu tổng tài sản. Trong khi đó, tài sản dài hạn của cơng ty có giá trị khơng cao, chỉ khoảng 583 triệu đồng. Có thể thấy mặc dù là một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng, giá trị tài sản ngắn hạn của công ty luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu tài sản, tuy nhiên tỷ trọng hàng tồn kho vẫn cịn khá lớn, khiến cho nguồn vốn của cơng ty bị ứ đọng nhiều làm giảm khả năng sinh lời. Điều này đặt ra địi hỏi Ban giám đốc cần có những thay đổi phù hợp về công tác quản lý tài sản trong tương lai.

 Về chính sách tài trợ vốn: Khoản mục nợ phải trả của công ty chiếm tỷ trọng cao, luôn ở mức trên 80% tổng nguồn vốn trong cả 3 năm, chủ yếu là khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn. Điều này gây áp lực về cung ứng hàng hóa dịch vụ cho cơng ty, vì tuy là nhận ứng trước từ khách hàng hay là phải trả người bán, thì đều là khoản nợ mà cơng ty có nghĩa vụ đáp ứng theo đúng thời hạn hợp đồng đã kí kết.

 Về hiệu quả sử dụng chi phí: tỉ lệ giá vốn hàng bán trên tổng doanh thu thuần là khá cao, từ 79,19% năm 2017 lên 84,78% năm 2018, năm 2019 tỉ lệ vẫn ở mức 83,14%, cho thấy Công ty chưa quản lý tốt các khoản chi phí trong khâu nhập hàng từ đầu vào cho đến các chi phí liên quan đến việc nhập và lưu trữ hàng hóa, do vậy cơng ty cần xem xét lại nhà cung cấp cũng như quản lý tốt các chi phí liên quan.

 Về tình hình lưu chuyển dịng tiền của Cơng ty: hệ số khả năng thanh tốn của dịng tiền có xu hướng giảm qua các năm, đặc biệt năm 2019, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty Tazaki khơng cịn đủ khả năng trang trải các khoản nợ của công ty. Lý do nằm ở việc sụt giảm mạnh của dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh, cũng như sự gia tăng của khoản nợ ngắn hạn mà công ty sử dụng. Bên cạnh đó, hệ số khả năng sinh tiền của tài sản và hệ số khả năng sinh tiền của vốn chủ sở hữu của công ty Tazaki cả 3 năm đều thấp và đều có xu hướng giảm, thậm chí năm 2019, 2 hệ số này cịn âm. Trị số này càng thấp và giảm theo thời gian chứng tỏ nhịp độ phát triển của doanh nghiệp càng thiếu bền vững. Năm 2019, doanh thu đạt gần 16 tỷ, nhưng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh lại là âm 1,2 tỷ (do khoản chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ tăng mạnh).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phân tích báo cáo tài chính Công ty TNHH sơn Tazaki (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w