Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2017-2019

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phân tích báo cáo tài chính Công ty TNHH sơn Tazaki (Trang 73 - 78)

Bảng 3.3. Bảng phân tích cơ cấu tài sản Cơng ty Tazaki qua các năm 2017 – 2019

Đơn vị: nghìn đồng, %

Chỉ tiêu

31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019 Chênh lệch

Số tiền trọngTỉ Số tiền trọngTỉ Số tiền trọngTỉ CN2018 - CN 2017 CN2019 - CN 2018 Số tiền Tỉ lệ Số tiền Tỉ lệ C/ NỢ PHẢI TRẢ 13.911.027 87.77 17.945.061 88.59 16.457.090 81.30 4.034.034 29.00 (1.487.971) (8.29) 1. Nợ ngắn hạn 13.911.02 7 87.77 17.945.06 1 88.59 16.457.09 0 81.30 4.034.03 4 29.00 (1.487.971 ) (8.29) Phải trả người bán ngắn hạn 779.343 4.92 4.216.805 20.82 1.511.638 7.47 3.437.462 441.07 (2.705.167) (64.15) Người mua trả tiền trước ngắn

hạn 13.017.14 2 82.13 13.644.24 5 67.36 14.300.44 6 70.65 627.103 4.82 656.201 4.81 Thuế và các khoản phải nộp

Nhà nước 114.542 0.72 84.011 0.41 645.006 3.19 (30.531) (26.65) 560.995 667.76

2. Nợ dài hạn - - - - - - - - - -

D/ VỐN CHỦ SỞ HỮU 1.938.732 12.23 2.311.831 11.41 3.784.973 18.70 373.099 19.24 1.473.142 63.72 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.060.000 6.69 1.060.000 5.23 1.060.000 5.24 - - - - 2. Lợi nhuận/(lỗ) sau thuế chưa

phân phối 878.732 5.54 1.251.831 6.18 2.724.973 13.46 373.099 42.46 1.473.142 117.68

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 15.849.759 100.00 20.256.892 100.00 20.242.062 100.00 4.407.133 27.81 (14.830) (0.07)

50

Đánh giá khái quát, ta có thể thấy tương ứng với giá trị tổng tài sản, tổng nguồn vốn của công ty qua giai đoạn 2017 - 2019 cũng đã có sự gia tăng đáng kể. Điều này chứng tỏ quy mô hoạt động của công ty đã được mở rộng hơn trước. Cụ thể, cuối năm 2017 tổng giá trị nguồn vốn của công ty chỉ đạt 15.849 triệu đồng trong đó nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm tỷ trọng 12,23% tương ứng với giá trị là 15.849 triệu đồng, giá trị các khoản nợ phải trả là 13.911 triệu đồng tương đương 87,77%. Bước sang năm 2018 nguồn vốn của cơng ty có sự gia tăng lớn về giá trị, mức tăng 29,00%, đạt 20.256 triệu đồng tại 31/12/2018, trong đó nguồn vốn CSH có sự gia tăng 373 triệu đồng nhưng tỷ trọng lại giảm xuống chỉ còn 11,41%. Cuối năm 2019, tổng giá trị nguồn vốn của cơng ty có mức giảm nhẹ 0,07% xuống cịn 20.242 triệu đồng do sự suy giảm lớn của khoản nợ phải trả. Tuy nhiên vốn CSH của công ty lại được gia tăng thêm 1.473 triệu đồng từ khoản lợi nhuận chưa phân phối, kéo mức tỷ trọng vốn CSH lên 19,24%. Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cơ cấu và sự biến động nguồn vốn công ty trong giai đoạn trên, ta tiến hành phân tích số liệu các khoản mục qua giai đoạn 2017 – 2019 theo từng khoản mục chi tiết sau:

Về nợ phải trả:

Khoản mục này của công ty chiếm tỷ trọng cao, luôn ở mức trên 80% trong cả 3 năm. Cụ thể cuối năm 2017, nợ phải trả của công ty là 13.911.027 nghìn đồng chiếm 87,77% tổng nguồn vốn, đến 31/12/2018 chiếm tỉ trọng 88,59% và 31/12/2019 có sự giảm nhẹ ở mức 1.487.971 nghìn đồng ứng với mức giảm 8,29% đưa tỷ trọng này về 81,30% ứng với 16.457.089 nghìn đồng. Có những sự biến động đó là do

 Phải trả người bán ngắn hạn: Cuối năm 2019 khoản phải trả người bán đã giảm mạnh từ 4.216.805 nghìn đồng tại 31/12/2018 xuống cịn 1.511.638 nghìn đồng tại 31/12/2019, tương ứng với mức giảm tương đối 64,15% so với năm trước. Tuy nhiên giai đoạn 2017 - 2018, khoản mục này có sự gia tăng rất lớn, tăng 3.437.461 nghìn đồng ứng với tốc độ tăng rất cao 441,07%, đưa số phải trả người bán từ 779.343 nghìn đồng cuối năm 2017 lên 4.216.805 cuối năm 2018, giúp tăng

tỷ trọng khoản phải trả người bán từ 4,92% lên 20,82% trong cơ cấu tổng nguồn vốn của cơng ty. Đó là do nhu cầu dự trữ vào cuối năm 2018 tăng cao, thời điểm công ty thực hiện nhập một số lượng hàng rất lớn từ các nhà cung cấp với hình thức thanh toán sau, và số nợ này đã được cơng ty thanh tốn sau đó trong năm 2019. Năm 2019, tình hình xây dựng ảm đạm nên nhu cầu nhập hàng cũng thấp theo, việc tiêu thụ hàng cũng không nhanh như giai đoạn 2017 – 2018, kéo khoản mục phải trả người bán giảm 64,15% so sánh giữa năm 2019 và 2018, và tại ngày 31/12/2019 chỉ cịn 1.511.637 nghìn đồng, chiếm tỉ trọng 7,47% trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Việc chiếm dụng vốn giúp cơng ty có thêm rất nhiều cơ hội kinh doanh hơn qua đó tăng doanh số bán hàng, tuy nhiên lại khiến cho công ty phải chịu thêm các khoản lãi nếu công ty chậm trả quá hạn hợp đồng, đồng thời có nguy cơ giảm uy tín với nhà cung cấp. Điều này đặt ra đòi hỏi ban giám đốc phải hết sức cân nhắc trong việc ra quyết định.

 Người mua trả tiền trước ngắn hạn: Có sự tăng tương đối đều qua các năm từ 2017 đến 2019, mỗi năm tăng trên 600 triệu. Cụ thể cuối năm 2018 tăng 627.103 nghìn đồng tương đương mức tăng 4,82% so với cuối năm 2017, cuối năm 2019 tăng 656.201 nghìn đồng so với cuối năm 2018, tương đương 4,81% đưa chỉ tiêu này lên 14.300.446 nghìn đồng, chiếm 70,65% trong cơ cấu tổng nguồn vốn của cơng ty tại 31/12/2019. Có thể thấy trong thời gian qua, cả khoản mục phải trả người bán và người mua trả tiền trước đều có sự gia tăng đáng kể. Điều này thể hiện rõ nét sự thành cơng trong chính sách chiếm dụng vốn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty. Bên cạnh đó, lý giải cho việc tỉ trọng của khoản mục người mua trả tiền trước chiếm rất lớn trong cơ cấu tổng nguồn vốn, là do công ty Tazaki kí hợp đồng với các cơng trình xây dựng dưới dạng các nhà thầu phải ứng tiền trước, công ty mới giao hàng để phục vụ việc thi công, điều này giúp công ty nắm đằng chuôi trong việc cung ứng nguyên vật liệu cho hoạt động xây dựng tại các cơng trình. Có được thế mạnh này trong hoạt động kinh doanh, là do mối quan hệ rất tốt của bộ phận kinh doanh và ban lãnh đạo công ty với các đối tác và khách hàng chiến lược.

52

 Thuế và các khoản nộp nhà nước: Cuối năm 2019, cơng ty vẫn cịn nợ tiền thuế và các khoản phải nộp Nhà nước khác là 645.006 nghìn đồng ứng với tỷ trọng 3,19% trong cơ cấu nguồn vốn. Số tiền này cuối năm 2017 chỉ là 114.542 nghìn đồng sau đó đã giảm xuống cịn 84.011 nghìn đồng tại cuối năm 2018, tuy nhiên cuối năm 2019 lại tăng lên đáng kể là 560.995 nghìn đồng so với trước, tức là đã tăng 667,76%. Nguyên nhân của việc tăng mạnh này là do trong năm 2019 công ty đã tổ chức hoạt động kinh doanh hiệu quả, doanh thu được đẩy mạnh, lợi nhuận tăng cao kéo các khoản thuế thu nhập và các khoản phải nộp khác tăng theo, đồng thời đã có sự chậm trễ trong việc nộp thuế và các khoản phải nộp nhà nước. Cơng ty cần phải nhanh chóng hồn thành các khoản này để tránh việc bị các cơ quan chức năng khiển trách, thậm chí là bị phạt.

 Vay ngắn hạn: Công ty TNHH sơn Tazaki không tiến hành việc huy động nguồn tài chính từ các khoản vay ngắn hạn, vì vậy giá trị các khoản vay ngắn hạn trong cả ba năm từ 2017 đến 2019 đều bằng 0 đồng. Nguyên nhân là do quy mô sản xuất kinh doanh của công ty vẫn cịn nhỏ, nguồn vốn hiện tại hồn tồn đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động vì vậy Ban giám đốc quyết định khơng huy động thêm vốn từ các khoản đi vay, điều này giúp công ty không phát sinh các khoản lãi vay. Tuy nhiên trong tương lai khi quy mô được mở rộng và hoạt động kinh doanh phát triển hơn thì ban giám đốc sẽ phải xem xét đến các quyết định huy động thêm vốn từ các nguồn vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu của công ty.

 Nợ dài hạn: Tương tự như giá trị các khoản vay ngắn hạn, vay dài hạn trong cả ba năm từ 2017 đến 2019 đều bằng khơng. Điều đó có nghĩa là cơng ty TNHH sơn Tazaki hồn tồn khơng sử dụng nguồn vốn vay bên ngồi vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để tránh các khoản lãi vay khơng cần thiết. Điều này cho thấy khả năng quay vịng vốn, chiếm dụng và sử dụng vốn của cơng ty là tốt và đã mang lại hiệu quả.

CN2017 CN2018 CN2019 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phân tích báo cáo tài chính Công ty TNHH sơn Tazaki (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w