Phân tích dòng tiền

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phân tích báo cáo tài chính Công ty TNHH sơn Tazaki (Trang 55)

Phân tích dòng tiền được tiến hành dựa trên báo cáo LCTT. Theo đó nhà phân tích sẽ tiến hành phân tích các dòng tiền thu vào và chi ra theo từng hoạt động giúp các đối tượng quan tâm có cái nhìn sâu hơn về những dòng tiền tệ của doanh nghiệp, biết được những nguyên nhân, tác động ảnh hưởng đến tình hình tăng giảm vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền trong kỳ. Phân tích Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ được tiến hành bằng việc so sánh lượng lưu chuyển tiền thuần của

từng hoạt động cả về số tuyệt đối và tương đối để xác định sự biến động, mức độ ảnh hưởng của tiền thu vào và chi ra ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của từng hoạt động dựa vào công thức:

LCT thuần trong kỳ =

LCT thuần của hoạt động KD +

LCT thuần của hoạt động đầu tư +

LCT thuần từ hoạt động tài chính Trong đó: LCT thuần từng HĐ = tổng tiền thu vào từng HĐ - tổng tiền chi ra từng HĐ

(Nguồn: GS.TS. Nguyễn Văn Công (2017), Giáo trình Phân tích BCTC)

Người phân tích cần xác định và so sánh giữa kỳ này với kỳ trước về tỷ trọng lưu chuyển tiền thuần của từng hoạt động trong tổng lưu chuyển tiền thuần trong kỳ để nghiên cứu và đánh giá tình hình lưu chuyển tiền trong mối liên hệ giữa các hoạt động.

2.3.3.1. Phân tích mối quan hệ giữa dòng tiền và khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán được xem xét qua quan hệ của tài sản và các bộ phận của tài sản với nợ phải trả. Tuy nhiên, thông tin xác định khả năng thanh toán ngắn hạn và dài hạn dựa trên số liệu trên BCĐKT nhiều trường hợp phản ánh chưa được chính xác tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp, do đây là nguồn thông tin tĩnh, mang tính thời điểm, chịu ảnh hưởng của tính thời vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Chính vì vậy, khi phân tích thanh toán, ta có thể xem xét dòng tiền lưu chuyển thuần với các khoản nợ phải trả. Việc sử dụng dòng tiền để phân tích sẽ khắc phục được hạn chế trên do dòng tiền là dòng chảy liên tục trong kỳ, không dễ ngụy tạo được. Hơn nữa, các thông tin về dòng tiền lưu chuyển thuần ghi lại các thay đổi trong BCTC khác và loại trừ được sự ngụy tạo của kế toán, tập trung vào những vấn đề chủ sở hữu và nhà đầu tư thực sự quan tâm. Ta dùng các chỉ tiêu sau để phân tích mối quan hệ của dòng tiền với khả năng thanh toán:

 Hệ số khả năng thanh toán của dòng tiền

Hệ số này cho biết dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh có đảm bảo có trang trải được các khoản nợ ngắn hạn phải trả hay không.

Hệ số khả năng thanh toán của dòng tiền =

Dòng tiền lưu chuyển thuần từ HĐKD Nợ ngắn hạn bình quân

32

(Nguồn: GS.TS. Nguyễn Văn Công (2017), Giáo trình Phân tích BCTC)

Chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng 1 cho thấy doanh nghiệp đủ và thừa khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và ngược lại.

 Hệ số khả năng thanh toán nợ của dòng tiền

Chỉ tiêu cho biết dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh có đủ đáp ứng được nợ phải trả hay không. Khi trị số này lớn hơn hoặc bằng 1 thì dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh đáp ứng đủ và thừa khả năng thanh toán nợ phải trả trong kỳ và ngược lại:

Hệ số khả năng thanh toán nợ của dòng tiền =

Dòng tiền lưu chuyển thuần từ HĐKD Tổng số nợ phải trả bình quân

(Nguồn: GS.TS. Nguyễn Văn Công (2017), Giáo trình Phân tích BCTC) 2.3.3.2. Phân tích mối quan hệ giữa dòng tiền và năng lực hoạt động

Mối quan hệ giữa dòng tiền và năng lực hoạt động phản ánh khả năng sử dụng tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp thông qua khả năng sinh tiền, mức độ dòng tiền sử dụng tái đầu tư và tốc độ quay vòng của tiền. Khi phân tích mối quan hệ giữa dòng tiền và năng lực hoạt động, ta sử dụng chỉ tiêu sau:

 Hệ số khả năng sinh tiền của tài sản Hệ số khả năng sinh

tiền của tài sản =

Dòng tiền lưu chuyển thuần từ HĐKD Tổng số tài sản bình quân

(Nguồn: GS.TS. Nguyễn Văn Công (2017), Giáo trình Phân tích BCTC)

Hệ số lượng tiền lưu chuyển từ hoạt động sản xuất kinh doanh được tạo ra từ tài sản trong kỳ, trị số này càng cao, khả năng sinh tiền của tài sản từ HĐKD càng lớn và ngược lại.

 Hệ số khả năng sinh tiền của vốn CSH Hệ số khả năng sinh

tiền của VCSH =

Dòng tiền lưu chuyển thuần từ HĐKD Tổng số VCSH bình quân

(Nguồn: GS.TS. Nguyễn Văn Công (2017), Giáo trình Phân tích BCTC)

Hệ số lượng tiền lưu chuyển từ hoạt động sản xuất kinh doanh được tạo ra từ VCSH trong kỳ, trị số này càng cao, khả năng sinh tiền của VCSH từ HĐKD càng lớn và ngược lại.

2.5.3.3. Phân tích mối quan hệ giữa dòng tiền với doanh thu và lợi nhuận

Phân tích mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận với dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong kỳ phản ánh mỗi đồng doanh thu hay lợi nhuận của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiều đồng tiền lưu chuyển thuần. Mối quan hệ được phân tích qua các chỉ tiêu:

 Tỉ suất sinh tiền của doanh thu thuần Tỉ suất sinh tiền của

doanh thu thuần =

Dòng tiền lưu chuyển thuần từ HĐKD

x 100 Tổng số doanh thu thuần trong kỳ

(Nguồn: GS.TS. Nguyễn Văn Công (2017), Giáo trình Phân tích BCTC)

Trị số này càng lớn, khả năng chuyển đổi từ doanh thu thuần sang tiền và các khoản tương đương tiền càng cao, trị số này càng lớn và tăng theo thời gian chứng tỏ nhịp độ phát triển bền vững của doanh nghiệp.

 Tỉ suất chất lượng lợi nhuận Tỉ suất chất lượng

lợi nhuận =

Dòng tiền lưu chuyển thuần từ HĐKD

x 100 Lợi nhuận sau thuế trong kỳ

(Nguồn: GS.TS. Nguyễn Văn Công (2017), Giáo trình Phân tích BCTC)

34

Kết luận chương 2

Trong chương này, tác giả đã hệ thống hóa lý luận phân tích BCTC, đưa ra được phương pháp phân tích cũng như các chỉ tiêu tài chính về phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp, phân tích tính tự chủ trong hoạt động tài chính, phân tích khả năng thanh toán, phân tích hiệu quả kinh doanh…từ đó, làm cơ sở lý luận để phân tích BCTC của công ty TNHH Sơn Tazaki ở chương 3.

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH SƠN TAZAKI 3.2. Khái quát chung về Công ty

3.1.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Sơn Tazaki

Giới thiệu chung về công ty:

Công ty TNHH Sơn Tazaki được thành lập vào năm 2016, hiện nay công ty là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại quận Hai Bà Trưng (Thành phố Hà Nội) trong lĩnh cung ứng vật liệu xây dựng cho các công ty, các nhà thầu xây dựng công trình trên địa bàn.

Tên đơn vị: Công ty TNHH Sơn Tazaki

Mã số Thuế/ Đăng ký kinh doanh số:010609972

Cơ quan chủ quản: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hà Nội Ngành nghề kinh doanh: Cung ứng vật liệu xây dựng

Địa chỉ:Số nhà 12, ngách 92/30B, Trần Cao Vân, Phố Huế, Quận hai Bà Trưng Điện thoại: 02466509923

Người đại diện: Lê Duy Đức Vốn điều lệ: 1.600.000.000 đồng

Quá trình hình thành và phát triển công ty:

Sau khi có quyết định thành lập vào ngày 25/10/2016 theo giấy phép kinh doanh số 0107609972 của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hà Nội, công ty đã bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh, phải đứng trước nhiều thiếu thốn ban đầu về cơ sở vật chất, kỹ thuật lạc hậu, chưa xây dựng được hình ảnh và uy tín dẫn đến rất khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng. Hơn nữa, công ty còn gặp phải nhiều thách thức khác như thiếu nguồn vốn kinh doanh, kho bãi lưu trữ vật liệu, khó tiếp cận với các hợp đồng giá trị lớn. Trước tình hình này, ban quản trị của công ty đã tập trung thay đổi cơ cấu lại tổ chức, bổ nhiệm lại đội ngũ trưởng, phó phòng, giám đốc, phó giám đốc các đơn vị trực thuộc, đầu tư tuyển mới đào tạo đội ngũ lao

36

động. Công ty không ngừng củng cố chất lượng bộ máy tổ chức và mở rộng mạng lưới kinh doanh để phù hợp với thị trường cũng như với sự tồn tại và phát triển của mình.

Mặc dù nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty TNHH sơn Tazaki vẫn luôn hoạt động với quan điểm làm việc rõ ràng, lấy uy tín làm đầu, sẵn sàng hợp tác kinh doanh với các đối tác, nâng cao đội ngũ công nhân viên. Qua đó đã giúp công ty đạt được những kết quả kinh doanh thuận lợi, đồng thời cũng góp phần đáng kể trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế tại địa phương.

Các hoạt động kinh doanh chính của công ty:

Công ty TNHH sơn Tazaki là một đơn vị tiêu biểu trong ngành kinh doanh thương mại, cụ thể là trong lĩnh vực cung ứng vật liệu xây dựng cho các công trình nhà nước, tư nhân. Bên cạnh đó công ty đã và đang tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác. Cụ thể hiện nay công ty đang tiến hành đầu tư kinh doanh trên các hoạt động:

 Buôn bán sơn và vật liệu xây dựng (hoạt động sản xuất kinh doanh chính);

 Cho thuê máy móc, trang thiết bị xây dựng;

 Giám sát, kiểm tra và đánh giá công trình xây dựng;

 Tư vấn, định giá bất động sản;

 Kinh doanh, tư vấn lắp đặt các mặt hàng nội thất, thiết bị văn phòng

Trong số những lĩnh vực trên thì nguồn doanh thu chủ yếu của công ty TNHH Sơn Tazaki đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của mình đó là cung ứng nguyên vật liệu phục vụ các công trình xây dựng.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban

Công ty được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp, điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty và các văn bản pháp luật khác có liên quan, cơ cấu tổ chức công ty hiện tại như sau:

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH sơn Tazaki

(Nguồn: tài liệu nội bộ phòng hành chính - nhân sự của công ty năm 2019)

Trong đó,

Giám đốc: Là người đại diện pháp lý của công ty, có quyền hành cao nhất toàn quyền quyết định mọi vấn đề của công ty. Giám đốc (GĐ) điều hành hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao. GĐ quyết định việc xây dựng chiến lược phát triển, phương án kinh doanh và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh cũng như đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Phó Giám đốc: Là người giúp giám đốc điều hành một số lĩnh vực của công ty theo sự phân công của Giám đốc công ty, chịu trách nhiệm trước GĐ, trước pháp luật về những công việc được phân công hoặc ủy quyền. Phó giám đốc công ty do GĐ trực tiếp bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật.

Phòng kinh doanh: Là một bộ phận tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc về công tác bán và tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ của công ty. Phòng kinh doanh có các nhiệm vụ gồm: Nghiên cứu thị trường, nhu cầu cũng như thị hiếu của khách hàng từ đó xây dựng kế hoạch kinh doanh; Ký kết hợp đồng và thực hiện các giao dịch buôn bán với khách hàng; Đại diện cho công ty làm việc với khách hàng, các nhà cung cấp đầu vào về chi tiết các điều khoản trong hợp đồng, từ đó kết hợp với “phòng kế hoạch - quản lý kho” để lên phương án nhập hàng, lưu kho và giao hàng cho khách.

Phòng tài chính - kế toán: Là phòng ban có chức năng tham mưu và giúp việc cho Ban giám đốc trong việc tổ chức công tác kế toán, tài chính. Các hoạt động G i á m đ ố c P h ó g i á m đ ố c P h ò n g k i n h d o a n h P h ò n g t à i c h í n h - k ế t o á n P h ò n g h à n h c h í n h - n h â n s ự P h ò n g k ế h o ạ c h - q u ả n l ý k h o

38

tại đây bao gồm: Giám sát mọi hoạt động kinh doanh dưới hình thái tiền tệ, hạch toán các khoản chi phí để xác định kết quả kinh doanh; Tổ chức, theo dõi chặt chẽ chính xác tài sản và nguồn vốn của công ty; Theo dõi công nợ và thường xuyên đôn đốc để thanh toán công nợ; Cung cấp thông tin kịp thời và chính xác về sản xuất, kinh doanh cho Ban giám đốc.

Bên cạnh đó phòng tài chính - kế toán cũng phải thực hiện các nghiệp vụ kế toán khác như: Thanh toán các chi phí hoạt động, chi phí phục vụ SXKD và chi phí đầu tư các dự án quy định; Quyết toán các hợp đồng kinh tế; Thực hiện và theo dõi công tác tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập, chi trả theo chế độ đối với công nhân viên trong công ty; Bảo quản và lữu trữ các tài liệu kế toán, tài chính, chứng từ có giá, giữ bí mật các tài liệu và số liệu này, cung cấp khi có yêu cầu của Giám đốc.

Phòng hành chính - nhân sự: Là bộ phận thực hiện các công tác tổ chức, nhân sự, hành chính, pháp chế, truyền thông và quan hệ công chúng (PR) của Công ty. Phòng hành chính - nhân sự thực hiên các nhiệm vụ tổng hợp về hành chính, văn thư, tiếp nhận, phân loại và lưu trữ văn bản đi và đến, tham mưu cho BGĐ xử lý các văn bản hành chính nhanh chóng, kịp thời; Cấp phát văn phòng phẩm cho các phòng ban

trong công ty; Quản lý con dấu, chữ ký theo quy định; Cấp giấy công tác, giấy giới thiệu, sao lưu các văn bản do công ty ban hành và văn bản của cấp trên theo quy định của Ban giám đốc.

Ngoài ra phòng hành chính - nhân sự còn chịu trách nhiệm tổ chức tuyển dụng nhân viên theo nhu cầu của công ty tuân theo quy định pháp luật; Tiến hành kiểm tra, nhận xét và đánh giá năng lực cán bộ nhân viên định kỳ thường xuyên từ đó đề xuất ý kiến chính xác, kịp thời, khách quan trong việc quản lý sử dụng, khen thưởng, kỷ luật nhân viên công ty.

Phòng kế hoạch - quản lý kho: Chịu trách nhiệm tổng hợp và nghiên cứu hồ sơ, các điều khoản trong mỗi hợp đồng để tham mưu cho BGĐ về kế hoạch xuất, nhập hàng hóa, lưu kho; Xây dựng, phân b nguồn vốn đầu tư cho các kế hoạch kinh doanh; Quản lý vật tư, hàng hóa qua hệ thống kho VLXD, xuất nhập vật tư bất kể từ nguồn nào đều phải lập hóa đơn chứng từ xuất nhập có đủ chữ ký ghi trên hóa đơn.

Bên cạnh đó, phòng kế hoạch - quản lý kho còn có nhiệm vụ kết hợp với phòng kinh doanh tiến hành gặp gỡ và đàm phán với khách hàng về kế hoạch giao hàng cũng như thời gian, số lượng và phương tiện vận tải hàng hóa, phương thức xử lý khi có sự cố xảy ra.

3.1.3. Đặc điểm tổ chức hệ thống kế toán tại Công ty

(1) Tổ chức công tác kế toán

Niên độ kế toán của công ty TNHH Sơn Tazaki bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm; Đồng Việt Nam (VND) được sử dụng làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán

Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam theo hướng dẫn tại Thông tư 200/2014/TT-BTC được Bộ tài chính Việt Nam ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014, cùng các Thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực và Chế độ kế toán của Bộ Tài chính. Hình thức kế toán mà Công ty sử dụng là hình thức chứng từ ghi sổ. Phương pháp kế toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên.

(2) Tổ chức bộ máy kế toán

Cơ cấu tổ chức phòng kế toán – tài chính gồm: kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán thuế - NVL, kế toán công nợ và thủ quỹ. Theo đó,

 Kế toán trưởng: Là người điều hành các hoạt động trong phòng kế toán, thực hiện toàn bộ công tác của công ty, đồng thời kiểm tra, chỉ đạo công tác kế toán, tài chính tại công ty. Kế toán trưởng ký duyệt các chứng từ, phân tích kết quả hoạt động của công ty.

 Kế toán tổng hợp: Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu, có nhiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phân tích báo cáo tài chính Công ty TNHH sơn Tazaki (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w