Biểu đồ cơ cấu tàisản ngắn hạn, tàisản dài hạn 2017-2019

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phân tích báo cáo tài chính Công ty TNHH sơn Tazaki (Trang 66 - 71)

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC công ty Tazaki giai đoạn 2017 - 2019)

Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cơ cấu và sự biến động tài sản trong giai đoạn trên, ta tiến hành phân tích các khoản mục chi tiết sau:

42

Bảng 3.1. Bảng phân tích cơ cấu tài sản Công ty Tazaki qua các năm 2017 – 2019

Đơn vị: nghìn đồng, %

Chỉ tiêu

31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019 Chênh lệch

Số tiền trọngTỉ Số tiền trọngTỉ Số tiền trọngTỉ CN2018 - CN 2017 CN2019 - CN 2018 Số tiền Tỉ lệ Số tiền Tỉ lệ A/ TÀI SẢN NGẮN HẠN 15.697.759 99,04 19.550.172 96,51 19.650.785 97,08 3.852.413 24,54 100.613 0,51

1. Tiền và các khoản tương

đương tiền 6.472.358 40,84 6.510.864 32,14 5.246.114 25,92 38.506 0,59 (1.264.750) (19,43)

2. Đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - - - - - - -

3. Các khoản phải thu ngắn

hạn 333.097 2,10 445.880 2,20 1.195.063 5,90 112.783 33,86 749.183 168,02 4. Hàng tồn kho 8.803.957 55,55 12.531.472 61,86 13.209.367 65,26 3.727.515 42,34 677.895 5,41 5. Tài sản ngắn hạn khác 88.346 0,56 61.956 0,31 240 0,00 (26.390) (29,87) (61.716) (99,61) Chỉ tiêu 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019 Chênh lệch Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng CN2018 - CN 2017 CN2019 - CN 2018 Số tiền Tỉ lệ Số tiền Tỉ lệ B/ TÀI SẢN DÀI HẠN 152.000 0,96 706.720 3,49 591.278 2,92 554.720 364,95 (115.442) (16,33) 1. Tài sản cố định 136.000 0,86 694.720 3,43 583.278 2,88 558.720 410,82 (111.442) (16,04) 2. Bất động sản đầu tư - - - - - - - - - -

3. Đầu tư tài chính dài hạn - - - - - - - - - -

4. Tài sản dài hạn khác 16.000 0,10 12.000 0,06 8.000 0,04 (4.000) (25,00) (4.000) (33,33)

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 15.849.759 100,00 20.256.892 100,00 20.242.062 100,00 4.407.133 27,81 (14.830) (0,07)

Về tài sản ngắn hạn:

Tài sản ngắn hạn của cơng ty có sự gia tăng liên tục qua 3 năm, cụ thể là đã tăng từ 15.697.759 nghìn đồng cuối năm 2017 lên 19.550.172 nghìn đồng cuối năm 2018 tương ứng mức tăng tương đối 24,54%. Tiếp theo đó, cuối năm 2019, giá trị tài sản ngắn hạn của cơng ty là 19.650.785 nghìn đồng, tăng nhẹ thêm ở mức 0,51% so với thời điểm cuối năm 2018 và hiện chiếm tỷ trọng rất cao 97,08% trên giá trị tổng tài sản. Lý do để giải thích cho việc tài sản ngắn hạn chiếm tỉ trọng rất cao trong cơ cấu tổng tài sản, là do bản thân đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty. Là một doanh nghiệp mới thành lập và hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng - lĩnh vực cần đầu tư lớn cho hệ thống kho bãi và hàng hóa, có thể thấy sự gia tăng mạnh của giá trị tài sản ngắn hạn trong thời gian qua của công ty là hợp lý và rất cần thiết. Để tìm hiểu rõ hơn về cơ cấu cũng như nguyên nhân của sự biến động này, ta tiến hành một số phân tích chi tiết cho các khoản mục dưới đây:

 Về tiền mặt và các khoản tương đương tiền: Lượng tiền mặt của cơng ty có sự biến động không đều trong giai đoạn 2017 – 2019. Theo đó tại ngày 31/12/2017 cơng ty có lượng tiền và các khoản tương đương tiền là 6.472.358 nghìn đồng, sau đó một năm đã tăng rất nhẹ lên mức 6.510.864 nghìn đồng ứng với mức tăng tương đối 0,59%. Tuy đã có sự gia tăng về giá trị nhưng tỷ trọng của khoản mục này trên giá trị tổng tài sản ngắn hạn lại có sự suy giảm từ 40,84% xuống cịn 32,14%. Sang đến năm 2019, tỷ trọng của tiền tiếp tục giảm xuống chỉ còn 25,92% tại ngày 31/12/2019, đồng thời giá trị của khoản tiền và tương đương tiền cũng chỉ cịn lại 5.246.114 nghìn đồng, ứng với tốc độ giảm là 19,43%. Nguyên nhân là do trong thời gian qua, Ban giám đốc cơng ty đã thực hiện tốt chính sách cắt giảm và hạn chế việc dự trữ tiền mặt cũng như tiền gửi thanh tốn, tăng cường dịng tiền vào đầu tư kinh doanh dự trữ hàng hóa và mua sắm thiết bị, qua đó giúp tránh tình trạng bị ứ động vốn, lãng phí giá trị thời gian của tiền. Thế nhưng điều này có thể ảnh hưởng tới khả năng thanh tốn các khoản phải trả tức thời cho nhà cung cấp, gây nguy cơ nợ đọng kéo dài, giảm sút hình ảnh và uy tín với các đối tác. Đặc điểm kinh doanh của công ty Sơn là mua hàng từ nhà cung cấp và bán hàng cho các cơng trình xây dựng, với thời gian tín dụng vốn ngắn, do vậy luồng tiền và luồng hàng

44

vận động liên tục, công ty cần một trữ lượng tiền có sẵn để có thể đáp ứng thanh tốn tiền hàng cho nhà cung cấp. Vì vậy trong thời gian tới, ban giám đốc nên cân nhắc đến việc tăng lượng tiền dự trữ để đảm bảo tính an tồn trong thanh tốn cho cơng ty.

 Đầu tư tài chính ngắn hạn: Là một doanh nghiệp nhỏ mới được thành lập với quy mơ nguồn vốn cịn hạn chế, cơng ty TNHH sơn Tazaki chỉ tập chung vào các hoạt động sản xuất kinh doanh chính của mình mà khơng tham gia các hoạt động tài chính ngắn hạn. Vì thế giá trị các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của cơng ty bằng 0 đồng.

 Các khoản phải thu ngắn hạn: Tại ngày 31/12/2019, tổng giá trị của các khoản phải thu ngắn hạn của cơng ty là 1.195.063 nghìn đồng, tăng 749.183 nghìn đồng tương đương mức tăng rất cao 168,02% so với ngày 31/12/2018. Trước đó, thời năm 2018 khoản mục này cũng tăng đến 33,86% so với cuối năm 2017, đạt mức 445.880 nghìn đồng. Trong cả 3 năm, toàn bộ khoản phải thu ngắn hạn của công ty đều đến từ khoản phải thu khách hàng. Đồng thời các khoản trả trước cho người bán, phải thu khác và dự phịng phải thu khó địi đều khơng phát sinh suốt giai đoạn trên. Sở dĩ khoản phải thu khách hàng tăng cao như vậy là do trong giai đoạn này cơng ty áp dụng chính sách nới lỏng tín dụng, chấp nhận để khách hàng của mình thực hiện việc thanh tốn muộn hơn so với trước, nhằm đẩy mạnh doanh thu của cơng ty. Theo đó, thời gian thu nợ trung bình của cơng ty đã tăng từ 16,9 ngày năm 2018 lên 27,12 ngày vào năm 2019. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp dành được nhiều sự quan tâm, ưu tiên hơn khi khách hàng lựa chọn nhà cung cấp, qua đó cơng ty dễ dàng ký được nhiều hợp đồng cung ứng vật liệu, góp phần tăng thêm doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, chính sách này cũng có mặt trái, nó sẽ làm cho cơng ty tăng chi phí quản lý các khoản phải thu, chi phí địi nợ và tăng nguy cơ rủi ro từ việc khách hàng khơng thanh tốn nợ. Vì vậy, trong những năm tới cơng ty cần phải đánh giá được năng lực tài chính, uy tín của khách hàng từ đó cân nhắc kỹ mỗi khi ra quyết định cấp tín dụng để đem lại lợi ích cao nhất mà vẫn đảm bảo được an tồn tàichính.

 Hàng tồn kho: có thể nhận thấy rõ ràng, cơng ty có chính sách cắt giảm khoản mục tiền và tương đương tiền để dồn vào việc tăng trữ lượng sơn và vật liệu xây dựng, phục vụ cho nhu cầu tăng mạnh của thị trường. Hàng tồn kho của công ty đã liên tục tăng trong suốt giai đoạn 2017 - 2019. Cụ thể, hàng tồn kho tại cuối năm 2017 của cơng ty ở mức 8.803.957 nghìn đồng, chiếm tỉ trọng 55,55% trong cơ cấu tổng tài sản, thì tại ngày 31/12/2019, giá trị hàng tồn kho của cơng ty đã ở mức 13.209.367 nghìn đồng, chiếm tỉ trọng 65,26%, với tốc độ tăng mạnh 50.04% trong giai đoạn 2017 – 2019. Nguyên nhân do hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng nên công ty đang có hệ thống kho bãi lớn dùng cho việc đầu cơ tích trữ hàng hóa bởi sự biến động phức tạp của mặt hàng này. Hàng tồn kho của công ty chủ yếu là sơn các loại, xi măng, cát sỏi, sắt thép xây dựng, tấm lợp…

 Tài sản ngắn hạn khác: Trong suốt giai đoạn kinh doanh 2017 - 2019, khoản mục này của công ty liên tục giảm. Cụ thể từ năm 2017 sang năm 2018, giá trị tài sản ngắn hạn khác của công ty tại thời điểm cuối năm đã giảm 29,87% tương ứng với 26.390 nghìn đồng. Tiếp đó, năm 2019 có sự suy giảm mạnh 61.715 nghìn đồng từ 61.956 nghìn đồng tại 31/12/2018, ứng với mức giảm rất cao 99,61%. Hiện tại cơng ty có giá trị các tài sản ngắn hạn khác chỉ cịn lại 240 nghìn đồng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trên tổng tài sản ngắn hạn. Tồn bộ nguồn tài sản ngắn hạn khác của cơng ty đều đến từ khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, tuy nhiên qua các năm trong giai đoạn 2017 - 2019, khoản khấu trừ này đã có sự giảm dần. Đây là nguyên nhân khiến cho giá trị tài sản ngắn hạn khác của cơng ty sụt giảm nhanh chóng.

46 CN2017 CN2018 CN2019 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phân tích báo cáo tài chính Công ty TNHH sơn Tazaki (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w