Mô hình đo lường

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ khu vui chơi giải trí vinpearl land (Trang 69 - 70)

Kết quả của các mô hình đo lường cho thấy, sau khi đã bổ sung và điều chỉnh, các thang đo đều đạt độ tin cậy và giá trị cho phép.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự hài lòng của khách hàng đối với khu vui chơi giải trí tại thị trường Nha Trang bao gồm 6 thành phần: (1) khả năng phục vụ (đo lường bằng 5 biến quan sát); (2) phương tiện hữu hình (đo lường bằng 4 biến quan sát); (3) hình ảnh (đo lường bằng 4 biến quan sát); (4) tin cậy (đo lường bằng 3 biến quan sát); (5) đồng cảm (đo lường bằng 2 biến quan sát), và (6) chi phí (đo lường bằng 2 biến quan sát). Kết quả này có ý nghĩa cụ thể như sau:

Một là, về mặt phương pháp nghiên cứu, nghiên cứu này góp phần vào hệ thống thang đo lường sự thỏa mãn khách hàng tại Việt Nam bằng cách bổ sung vào nó một hệ thống thang đo lường sự thỏa mãn của khách hàng tại một khu vui chơi giải trí cụ thể là Vinpearl land. Điều này giúp cho các nhà nghiên cứu hàn lâm và ứng dụng trong lĩnh vực dịch vụ tại Việt Nam có được hệ thống thang đo để thực hiện các nghiên cứu của mình tại các thị trường. Hơn nữa, hệ thống thang đo này có thể làm cơ sở để hình thành hệ thống thang đo thống nhất trong các nghiên cứu về sự thỏa mãn khách hàng. Điều này đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu hành vi khách hàng tại Việt Nam vì hiện nay, một trong những khó khăn trong lĩnh vực nghiên cứu này là thiếu hệ thống đo lường cơ sở tại từng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ để thiết lập hệ thống tương đương về đo lường, đặc biệt là tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí.

Hai là, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tiếp thị có thể sử dụng, điều chỉnh bổ sung các thang đo đo lường này cho các nghiên cứu của mình trong lĩnh vực tiếp thị dịch vụ. Quan trọng hơn, nghiên cứu này cho thấy không nên đo lường các khí niệm tiềm ẩn bằng chính chúng. Lý do là mỗi đối tượng nghiên cứu có thể hiểu các biến tiềm ẩn theo những cách hiểu khác nhau (Nguyễn Đình Thọ & ctg 2003).

Mặt khác, ý nghĩa của kết quả này là nếu đo lường một khái niệm (biến) tiềm ẩn bằng nhiều biến quan sát (biến đo lường) sẽ làm tăng giá trị và độ tin cậy của đo

lường chứ không nhất thiết phải đo lường bằng đúng số biến như trong nghiên cứu này. Các biến quan sát có thể được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với từng thị trường và từng ngành cụ thể. Lý do là mỗi dịch vụ có những thuộc tính đặc trưng riêng của nó ( Nguyễn Đình Thọ & ctg 2003).

Kết quả này cũng gợi ý cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vui chơi giải trí, cũng như các tổ chức có liên quan đến dịch vụ là không thể đánh giá chất lượng dịch vụ một cách chung chung là cao hay thấp, là tốt hay không tốt…mà cần phải đo lường chất lượng dịch vụ bằng tập hợp các thang đo lường các khái niệm và thành phần có liên với nhau tạo nên chất lượng dịch vụ. Có như vậy kết quả nghiên cứu đánh giá mới thật sự chính xác và đáng tin cậy, nếu không kết quả nghiên cứu sẽ lệch lạc và không có giá trị ứng dụng trên thực tế, đặc biệt nếu áp ụng kết quả này trong doanh nghiệp không những không mang lại kết quả mà còn gây lãng phí.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ khu vui chơi giải trí vinpearl land (Trang 69 - 70)