Tác động của BĐKH đến các hệ sinh thái tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp phát triển sinh kế thích ứng tại huyện cát hải, TP hải phòng (Trang 65 - 67)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.3 Tác động và tác động tiềm tàng của BĐKH đến khu vực huyện Cát Hải

3.3.3 Tác động của BĐKH đến các hệ sinh thái tự nhiên

Tác động đến hệ sinh thái rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn của Cát Hải phân bố rải rác ở các xã ven biển với mật độ dày – thƣa khác nhau, chủ yếu là các cây thấp (trang, sú, vẹt…) có bộ rễ vào nền đất bãi triều. Do bị tác động bởi mực nƣớc biển dâng, hiện tƣợng mƣa bão hàng năm và do nhu cầu phát triển kinh tế nên diện tích rừng ngập mặn Cát Hải đã suy giảm đáng kể.

Ở phạm vi vùng, điều kiện về lƣợng mƣa quyết định loại và tính đa dạng của sự phân vùng rừng ngập mặn. Vì thế khí hậu nóng lên và lƣợng mƣa thay đổi có ảnh hƣởng rất lớn tới hệ sinh thái rừng ngập mặn. Những thay đổi về nhiệt độ, độ mặn nƣớc biển, nhiệt độ khơng khí và sự xuất hiện sƣơng lạnh phủ mặt đất và kết hợp với khô hạn làm hạn chế các loài cây ngập mặn. Hơn nữa, nhiệt độ không chỉ ảnh hƣởng đến tốc độ quang hợp mà còn ảnh hƣởng đến cân bằng nƣớc thơng qua q trình đóng mở khí và q trình thốt hơi nƣớc và sự hút muối hay mất muối của cây. (IUCN, 2006; Michel and Pandya, 2010).

NBD có thể tạo điều kiện cho một số loài cây ngập mặn xâm lấn đất nội địa, từ đó mà diện tích rừng ngập nặm đƣợc mở rộng. Tuy nhiên, kéo theo diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp và ảnh hƣởng đến sản lƣợng lƣơng thực và ĐBSH vùng nƣớc ngọt có nguy cơ biến mất. Hay NBD cũng ngăn cản sự bồi tụ các bãi triều, ngăn cản sự tái sinh tự nhiên của các lồi cây ngập mặn. Thêm vào đó, NBD cùng với gió mùa, bão, triều cƣờng đã làm gia tăng xói lở bờ biển, triều cƣờng đƣa cát vào bờ làm cho nhiều lồi cây ngập mặn có rễ thở trên mặt đất bị vùi lấp và cây chết.

Hiện tƣợng xói mịn bờ biển khi NBD làm tầng đất rừng ngập mặn có thể phát triển bị mất đi và q trình lắng đọng xảy ra phía ngồi bờ vùng rừng ngập mặn. Khi mực NBD cao, xói mịn nền đất rừng ngập mặn là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng (Environment, 2002; IUCN, 2006). Tại Hải Phịng, hiện tƣợng xói lở tăng ở vùng ven biển, lƣợng trầm tích tăng đột biến tại các cửa sơng tạo thành nhiều doi cát chắn phía ngồi cửa làm cho lục địa đƣợc mở rộng ra. Với đảo Cát Hải, theo báo cáo điều tra hàng năm của huyện Cát Hải về đất đai,

56

diện tích rừng ngập mặn khu vực xã Hoàng Châu và Văn Phong đã bị thu hẹp mạnh trong khoảng 10 năm trở lại đây. Khu vực phía Tây xã Hồng Châu, nƣớc biển vẫn hàng năm lấn dần thêm vào trong đảo.

Tác động đến các bãi triều và khu nuôi trồng thủy sản ven biển

Do địa hình đất thấp, sát biển nên cả 3 địa phƣơng xã Văn Phong, xã Hoàng Châu và trị trấn Cát Hải đều bị tác động mạnh hàng năm bởi các cơn bão, áp thấp nhiệt đới và mƣa nhiều, gây thiệt hại lớn đến khu vực ven bờ và chịu thiệt hại kinh tế lớn nhất là các đầm, hồ, bãi triều nuôi thủy sản. Trong 3 xã, thị trấn thì Văn Phong chịu tác động nhiều hơn cả do số lƣợng, diện tích đầm ni lớn nhất. Khi bão, mƣa lớn kết hợp với nƣớc triều dâng cao sẽ làm ngập úng hoặc gây vỡ kè, đê nhỏ gây thiệt hại nghiêm trọng thậm chí mất trắng do nƣớc ngập, làm ngọt hóa nƣớc, biến đổi chất lƣợng nƣớc trong các ao, đầm nuôi. Môi trƣờng đất, môi trƣờng nƣớc cũng bị ơ nhiễm. Ví dụ cơn bão số 2 năm 2008 gây thiệt hại nghiêm trọng đến tồn huyện Cát Hải trong đó có hàng chục đầm, hồ của xã Hoàng Châu và Văn Phong. (Hoàng Thị Ngọc Hà, 2014c, d). Sau mỗi trận mƣa, bão lớn, phải mất một thời gian dài với rất nhiều cơng sức và chi phí các hộ dân mới khôi phục lại đƣợc môi trƣờng, chất lƣợng nƣớc ở các đầm nuôi.

Hiện trạng bồi xói vùng bờ biển

Xói lở bờ biển là hiện tƣợng phổ biến ở ven biển Hải Phòng, kể cả ở bờ các đảo và nhiều đoạn bờ nằm sâu phía trong các cửa sơng. Xói lở bờ biển xuất hiện ở cả các đoạn bờ cát, bờ bùn; ở cả bãi triều cao và bãi triều thấp, ở cả các khu vực Đồ Sơn và các đảo, ở các đoạn bờ đảo Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ, … Xói lở bờ biển ở Cát Hải có ảnh hƣởng tác động đến nhiều mặt dân sinh kinh tế và mơi trƣờng nhƣ: Xói lở đe dọa đê kè. Khi xuất hiện mƣa bão lớn, nƣớc dâng có thể gây thiệt hại trên quy mơ lớn do ngập lụt và nhiễm mặn, có thể gây suy yếu hoặc sập đổ các cơng trình nhà cửa. Xói lở bờ biển làm biển lấn, mất đi một diện tích đất thổ cƣ, đất sản xuất và nơi cƣ trú của các sinh vật ven biển. Xói lở bờ biển đã từng làm Hải Phòng bị mất đi nhiều làng xóm phía ngồi Cát Hải. Chỉ tính riêng trong thời gian 54 năm (1938 – 1992) vùng triều phía ngồi Cát Hải đã bị xói lở mạnh (Nguyễn Văn Quân và Chu Thế Cƣờng, 2013; Sở TN và MT Hải Phòng, 2012). Hiện nay, NBD cộng với hiện tƣợng xói lở hàng năm đã khiến thu hẹp một phần diện tích ven biển xã Hồng Châu và xã Văn Phong.

57

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp phát triển sinh kế thích ứng tại huyện cát hải, TP hải phòng (Trang 65 - 67)