Xuất cụ thể các giải pháp sinh kế thích ứng BĐKH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp phát triển sinh kế thích ứng tại huyện cát hải, TP hải phòng (Trang 93 - 96)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.7 Đề xuất giải pháp phát triển sinh kế thích ứng BĐKH cho 3 xã, thị trấn

3.7.2 xuất cụ thể các giải pháp sinh kế thích ứng BĐKH

1) Phát triển mơ hình trồng rau an tồn tại TT Cát Hải

Lý do: tận dụng các diện tích đất vƣờn hiện bỏ trống hoặc sử dụng khơng hiệu quả; dễ tiêu thụ tại chỗ vì đảo Cát Hải hiện chủ yếu nhập rau từ đất liền; nghề trồng rau dễ làm, vốn đầu tƣ ít, rủi ro thấp; tạo việc làm cho lao động nữ.

Các hoạt động chính: Chọn nguồn giống rau phù hợp với địa phƣơng và đảm bảo chất lƣợng (chịu mặn, dễ trồng, chịu hạn tốt...); Tập huấn kỹ thuật, kĩ năng bán hàng, kiến thức BĐKH và ứng phó thiên tai.; Trang bị các vật dụng che chắn ứng phó với thời tiết xấu (rét đậm/hại, mƣa lụt, nắng nóng, sƣơng muối); Hỗ trợ xây dựng chứng chỉ rau an toàn và quảng bá sản phẩm sang thị trƣờng Cát Bà.

2) Làm bể biogas trong chăn nuôi lợn tại các gia trại, trang trại

Lý do: Chăn nuôi manh mún hiện nay ở Cát Bà đang gây ô nhiễm môi trƣờng; nghề chăn nuôi là nghề truyền thống, dễ làm và ngƣời dân muốn duy trì, phát triển thịt lợn thƣơng phẩm dễ tiêu thụ tại chỗ; có thể giúp giảm chi phí chất đốt bằng gas.

Lợi ích: Bể biogas giúp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải, nƣớc thải chăn nuôi, giảm nguy cơ dịch bệnh, hạn chế dùng điện và tiết kiệm chi phí chất đốt, giải phóng lao động, phụ phẩm từ bể biogas dùng tƣới bón cho cây trồng rất tốt và an tồn.

84

Các hoạt động chính: Làm bể Biogas, Tập huấn kỹ thuật, kiến thức BĐKH và ứng phó thiên tai, Tƣ vấn nơi cung cấp giống lợn đảm bảo chất lƣợng, Tạo chuỗi liên kết sản xuất: Hộ dân – cơ sở cung cấp giống - doanh nghiệp/thƣơng lái thu mua – Thú y – Khuyến nông.

3) Xây dựng thương hiệu nước mắm Cát Hải cho các hộ chế biến mắm

Địa điểm: xã Hoàng Châu, xã Văn Phong

Lý do: Làm nƣớc mắm và mắm tôm là nghề truyền thống, là thế mạnh của ngƣ dân Cát Hải, sản phẩm chất lƣợng nhƣng hiện tiêu thụ chậm do địa bàn biển đảo đi lại khó khăn, tốn kém, ngƣời dân chỉ biết sản xuất, thiếu kinh nghiệm bán hàng và tiếp thị sản phẩm; mắm chất lƣợng cao của Cát Hải bị cạnh tranh bởi các hãng mắm bên ngồi có giá rẻ; địa phƣơng chƣa hỗ trợ ngƣời dân làm quảng bá, giới thiệu về sản phẩm ra ngồi địa bàn Hải Phịng.

Các hoạt động chính: Đánh giá mơi trƣờng khu vực sản xuất; Xây dựng chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lƣợng sản phẩm; Xây dựng nhãn mác sản phẩm; Quảng bá sản phẩm và tìm kiếm, hợp tác với doanh nghiệp thu mua (gồm cả doanh nghiệp ngoài Hải Phịng); Truyền thơng về bảo vệ mơi trƣờng và ứng phó thiên tai, BĐKH.

4) Thí điểm mơ hình ni vịt trời thương phẩm quy mơ hộ gia đình: kết hợp với phịng

Nơng nghiệp của huyện cùng thực hiện

Địa điểm: xã Hoàng Châu

Lý do: Nhiều hộ ngƣ dân xã Hoàng Châu hiện thiếu việc làm do nghề khai thác TS không phát triển, hộ nghèo khơng có vốn sắm ngƣ cụ; kỹ thuật nuôi vịt trời khơng phức tạp; có nguồn thức ăn tƣơi (tôm cá nhỏ) tại chỗ; sản phẩm bán đƣợc giá cao, gần đảo du lịch Cát Bà nên dễ tiêu thụ; ngƣời dân đã có kinh nghiệm chăn ni; Phịng NN huyện Cát Hải có chủ trƣơng khuyến khích, ủng hộ ngƣời dân ni và sẵn sàng hỗ trợ hoàn toàn về kỹ thuật, nhân lực hƣớng dẫn, giám sát và thúc đẩy.

Các hoạt động chính: Đánh giá điều kiện vật chất hộ gia đình và mơi trƣờng khu vực xã Hồng Châu; Thăm quan mơ hình tại Bắc Ninh; Tập huấn kỹ thuật ni vịt trời (Phịng Nông nghiệp huyện Cát Hải); Hỗ trợ một phần giống vịt và hỗ trợ quảng bá – tiêu thụ sản phẩm đến các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh nhà hàng, khách sạn tại Cát Bà; Thúc đẩy UBND xã Hoàng Châu và huyện Cát Hải ƣu tiên cho vay vốn đối với các hộ gia đình ni vịt trời.

85

5) Tổ chức các khóa tập huấn kỹ thuật chăn ni, trồng trọt ứng phó với thời tiết xấu;

kỹ thuật sản xuất và sử dụng phân hữu cơ vi sinh cho cây trồng (ủ phân EM hoặc phân Compost); tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học.

Lý do: nông dân chỉ quen với kinh nghiệm truyền thống mà thiếu áp dụng kiến thức khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi – trồng trọt nên năng suất không cao, hay gặp rủi ro; hiện nông dân đang lạm dụng phân bón hóa học gây ơ nhiễm mơi trƣờng, suy thối đất, ảnh hƣởng sức khỏe con ngƣời; chi phí cao; địa bàn xã Đơng Hƣng

Lợi ích: việc áp dụng công nghệ sinh học (men vi sinh) giúp tăng tính chống chịu thiên tai và tăng năng suất, tiết kiệm chi phí phân bón, giảm cơng lao động và tăng hiệu quả kinh tế.

Hoạt động thực hiện: Chọn các hộ phù hợp và triển khai mơ hình trình diễn; Tập huấn hƣớng dẫn kỹ thuật; phát huy việc nông dân tự hƣớng dẫn cho nhau (chọn các hạt nhân nông dân tiêu biểu); Chuyên gia hƣớng dẫn kỹ thuật theo hình thức cầm tay chỉ việc và làm ngay tại mơ hình; nơng dân tự đánh giá và rút kinh nghiệm, chia sẻ; Đánh giá, điều chỉnh và chia sẻ nhân rộng ra cộng đồng (tổ chức các cuộc gặp trao đổi kinh nghiệm giữa các xã kết hợp đánh giá, thi đua); Khuyến khích và hƣớng dẫn ngƣời dân liên kết thành tổ/ nhóm sản xuất men vi sinh ủ phân hoặc men làm đệm lót sinh học nhằm chủ động tại chỗ nguồn phân bón hữu cơ, giảm thiểu rác thải ra mơi trƣờng, tiết kiệm chi phí phân bón và góp phần cải tạo đất.

6) Liên kết với các TT đào tạo nghề mở lớp dạy nghề: nghề lái xe, nghề cơ khí, nấu ăn, nghề cắt tóc – thẩm mỹ, nghề may mặc

Phối hợp với Hội phụ nữ và Đoàn thanh niên đánh giá nhu cầu và lựa chọn đối tƣợng phù hợp. Liên kết với trƣờng/cơ sở đào tạo nghề mở các khóa đào tạo ngắn hạn (3 – 6 tháng). Tập huấn trang bị các kĩ năng mềm cho thanh niên và kiến thức BĐKH.Kết nối với doanh nghiệp địa phƣơng để giới thiệu việc làm. Phối hợp với doanh nghiệp và đơn vị liên quan tổ chức Hội chợ việc làm cho thanh niên và ngƣời khuyết tật. Kết hợp với các hoạt động của dự án khác có liên quan nhằm tranh thủ nguồn lực, tập trung đối tƣợng và tăng hiệu quả hoạt động.

86

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp phát triển sinh kế thích ứng tại huyện cát hải, TP hải phòng (Trang 93 - 96)