Các yêu cầu cần đảm bảo khi áp dụng mơ hình/giải pháp sinh kế thích ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp phát triển sinh kế thích ứng tại huyện cát hải, TP hải phòng (Trang 96 - 108)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.7 Đề xuất giải pháp phát triển sinh kế thích ứng BĐKH cho 3 xã, thị trấn

3.7.3 Các yêu cầu cần đảm bảo khi áp dụng mơ hình/giải pháp sinh kế thích ứng

Cần đảm bảo rằng, các giải pháp can thiệp này là: - Ngƣời dân tự nguyện tham gia thực hiện.

- Phù hợp với định hƣớng, quy hoạch phát triển KT-XH của địa phƣơng - Loại hình sinh kế hiện tại đang bị ảnh hƣởng bởi RRTTvà BĐKH - SK mới có khả năng chống chịu và thích ứng với RRTTvà BĐKH. - Phù hợp với điều kiện, khả năng của hộ dân (nhận thức, các nguồn lực). - Có thể tận dụng tốt các nguồn lực, tài nguyên của địa phƣơng

- Giảm đƣợc chi phí đầu vào, kỹ thuật khơng q phức tạp.

- Có tính đến các yếu tố đảm bảo cho tính bền vững của sinh kế nhƣ nguồn ngun liệu, thị trƣờng, chính sách,...

- Có kế hoạch quản lý, giám sát, đánh giá quá trình thực hiện, báo cáo định kỳ và đột xuất về tiến trình thực hiện.

Những điều cần lưu ý khi chọn hộ tham gia thực hiện thí điểm:

- Chọn đối tƣợng tham gia: xác định r đối tƣợng hỗ trợ từ đầu - không nhất thiết là hộ nghèo; hộ sẵn sàng tham gia.

- Loại hình/giải pháp sinh kế phải phù hợp với năng lực của hộ gia đình (kiến thức, cơ sở vật chất, vốn tài chính, quyết tâm…).

- Có sự cam kết giữa các bên: hộ dân/ cá nhân – chính quyền – dự án – doanh nghiệp (nếu có)

- Đảm bảo sự giám sát, hỗ trợ kịp thời tại địa phƣơng: Lãnh đạo xã, điều phối địa phƣơng và dự án, cán bộ kỹ thuật đp, các công cụ giám sát,…

- Với các giải pháp can thiệp theo hình thức Nhóm/ tổ sản xuất: cùng nhu cầu, sở thích, niềm tin, vai trị ngƣời trƣởng nhóm,...

- Về số lƣợng, không cần chọn nhiều hộ, nên phân bố đều ở các xã, thị trấn.

87

Thảo luận

1. Ở Việt Nam hiện nay, trong nghiên cứu phát triển cộng đồng thƣờng phổ biến hai xu hƣớng: i) Trong hoạch định và thực thi chính sách của các cấp chính quyền thƣờng làm “Từ trên xuống”, thiếu sự tham vấn cộng đồng (một cách khách quan và trực tiếp) nên trong nhiều trƣờng hợp các chủ trƣơng, chính sách khó đi vào thực tế; ii) Các hoạt động triển khai phát triển của các tổ chức phi chính phủ, ngƣợc lại thƣờng theo cách tiếp cận Từ dƣới lên nên các giải pháp thƣờng mang tính nhỏ lẻ, ngắn hạn và ít tác dụng trong vận động chính sách.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã áp dụng cách tiếp cận hệ thống-liên ngành/dựa trên hệ sinh thái kết hợp giữa “Từ dƣới lên” (dựa vào cộng đồng là chủ đạo) và “Từ trên xuống” - xu hƣớng tiếp cận phổ biến trong nghiên cứu - triển khai trên thế giới và đang đƣợc bắt đầu ở Việt Nam. Cách tiếp cận này đã đánh giá đúng hơn thực tiễn của địa phƣơng và cụ thể hóa đƣợc các chính sách vĩ mơ phù hợp với tình hình thực tế từng địa phƣơng (đặc biệt ở cấp xã/huyện), đồng thời phát huy đƣợc vai trò và sức mạnh của cộng đồng trong quá trình thực hiện. Đây là hƣớng đánh giá toàn diện và phù hợp với logic khoa học khi nghiên cứu về hệ sinh thái - xã hội trong bối cảnh BĐKH.

2. Phát triển nông nghiệp bền vững và đặc biệt là nông nghiệp (gồm cả thủy sản) ở các vùng ven biển và hải đảo là giải pháp ƣu tiên trong bối cảnh BĐKH. Kinh tế hộ gia đình đóng vai trò trọng tâm. Sinh kế thích ứng với BĐKH cho cộng đồng là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao nhận thức, tăng cƣờng năng lực chống chịu với BĐKH và phát triển bền vững KT-XH của địa phƣơng.

3. Lồng ghép các giải pháp ứng phó BĐKH vào trong kế hoạch phát triển KT-XH của địa phƣơng là rất cần thiết, đặc biệt trong phát triển sinh kế thích ứng. Việc lồng ghép phải đƣợc cập nhật dựa trên kết quả đánh giá hàng năm về tác động của BĐKH và năng lực ứng phó của cộng đồng.

4. Trong nghiên cứu và triển khai các hoạt động ứng phó với BĐKH, PTBV, cần thiết phải tổ chức các nhóm liên ngành nhằm sử dụng kết hợp và đồng thời các kiến thức, phƣơng pháp chuyên ngành của các cá nhân trên nền tảng hiếu biết, nhận thức chung của nhóm về BĐKH, PTBV để giải quyết vấn đề một cách hệ thống và liên ngành.

88

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận

1. Những biểu hiện của BĐKH tại đảo Cát Hải, huyện Cát Hải nói riêng và Tp Hải Phịng nói chung rất rõ rệt:

- Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,60C trong vịng 30 năm qua (tăng khoảng 0,020C/năm);

- Lƣợng mƣa có xu hƣớng giảm về cả hai mùa, nhiều hơn vào mùa khô.

- NBD đã tăng lên khoảng 20cm trong khoảng 50 năm qua và xâm nhập mặn ngày càng tăng về cả cƣờng độ và quy mô. NBD là yếu tố BĐKH đáng lo ngại nhất đối với Cát Hải.

- Thiên tai và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ bão lũ, ngập lụt, hạn hán, xói lở bở biển và trở nên khắc nghiệt và bất thƣờng hơn, đặc biệt là bão.

2. Hệ sinh thái – xã hội đảo Cát Hải, huyện Cát Hải đang chịu tác động mạnh mẽ từ BĐKH, gây ảnh hƣởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trƣờng, đặc biệt là kinh tế mà trọng tâm là sinh kế hộ.

Những tác động chính bao gồm: Về tự nhiên, BĐKH và NBD làm suy giảm diện tích và chất lƣợng rừng ngập mặn, gây xói lở ven đảo với mức độ gia tăng hàng năm, gây xâm nhập mặn mở rộng làm mặn hóa nguồn nƣớc ngọt và gia tăng hạn hán. Về mặt xã hội, BĐKH gây thiệt hại về sức khỏe cộng đồng và ảnh hƣởng tiêu cực đến các lĩnh vực kinh kế chính của địa phƣơng trong đó r nét nhất là sinh kế hộ gia đình do phần lớn sinh kế của ngƣời dân phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu và các hệ sinh thái tự nhiên: giảm diện tích và sản lƣợng trồng trọt – chăn nuôi, gia tăng rủi ro cho nghề nuôi trồng và chế biến thủy sản, thu hẹp ngƣ trƣờng đánh bắt ven bờ, nguy cơ mất nghề làm muối,… dẫn đến ngƣời dân giảm thu nhập, gia tăng thất nghiệp, phải chuyển đổi nghề và tìm cơng việc ở xa. Ngồi ra, BĐKH cịn tác động xấu đến vệ sinh môi trƣờng và sức khỏe ngƣời dân. Làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh các bệnh truyền nhiễm. Nhìn từ góc độ giới, BĐKH tác động đến quyền ra quyết định trong lập kế hoạch và ứng phó với tác động của BĐKH của phụ nữ, đến sinh kế, đến sức khỏe của phụ nữ, ngƣời già và trẻ em.

89

3. Sinh kế của ngƣời dân trên đảo Cát Hải, đặc biệt là ngƣời nghèo đang trở nên khó khăn hơn và gia tăng nguy cơ rủi ro do bị tác động đồng thời từ những ảnh hƣởng của BĐKH và áp lực từ những thay đổi về mục đích sử dụng đất theo Quy hoạch phát triển KT-XH mới của huyện Cát Hải giai đoạn 2016 – 2025. Tác động kép này gây ra sự xáo trộn trong phát triển sinh kế, tạo xu hƣớng chuyển đổi nghề trong khi thiếu đào tạo nghề và thiếu định hƣớng nghề nghiệp, một số sinh kế truyền thống có nguy cơ xóa sổ do mất đất sản xuất, thiên tai gia tăng và khó khăn từ thị trƣờng (nghề làm muối, nghề khai thác thủy sản ven bờ, chế biến hải sản khơ…).

4. Năng lực ứng phó BĐKH của địa phƣơng huyện Cát Hải ở mức thấp dẫn đến khả năng rủi ro cao, lý do: Thiếu và yếu về cơ sở hạ tầng (nhà cửa, đƣờng giao thơng, hệ thống cấp – thốt nƣớc, y tế, vị trí tách biệt đất liền); kiến thức, trình độ ngƣời dân hạn chế, thiếu thông tin; Tài nguyên tự nhiên tiếp tục suy thối và có nguy cơ cạn kiệt (rừng ngập mặn, thủy sản ven bờ…); Sinh kế ngƣời dân bấp bênh do phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, thiếu vốn dẫn đến thu nhập không ổn định, gia tăng hiện tƣợng chuyển đổi nghề nghiệp và mất nghề truyền thống, chính quyền thiếu ngân sách cho việc trang bị phƣơng tiện và năng lực ứng phó thiên tai; Thiếu cơ chế chính sách riêng hỗ trợ cho địa phƣơng hải đảo ứng phó BĐKH, áp lực từ Quy hoạch phát triển mới, địa phƣơng (huyện Cát Hải) chƣa xây dựng đƣợc Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và quản lý RRTT.

5. Phát triển sinh kế thích ứng với BĐKH và phù hợp với định hƣớng quy hoạch phát triển chung của Thành phố là yếu tố quan trọng nhất nhằm tăng cƣờng năng lực ứng phó của cộng đồng với BĐKH và tiến tới phát triển bền vững. Các giải pháp cho sinh kế thích ứng có sự kết hợp giữa kiến thức khoa học với kinh nghiệm địa phƣơng, phù hợp với đặc trƣng địa lý, cảnh quan, văn hóa của vùng, có sự liên hệ, gắn kết với các vùng xung quanh (tính liên vùng), đồng thời tận dụng các cơ hội mới về thể chế chính sách, chiến lƣợc ƣu tiên của nhà nƣớc cho các vùng đặc thù nhƣ vùng biển hải đảo, vùng sâu vùng xa…

6. Kế hoạch phát triển sinh kế thích ứng BĐKH đề xuất cho địa bàn nghiên cứu bao gồm 6 giải pháp can thiệp (nhƣ đã trình bày ở trên), tập trung vào: thay đổi cơ cấu giống phù hợp, tăng cƣờng kỹ thuật và áp dụng công nghệ sinh học, nâng cao nhận thức về BĐKH, áp dụng chuỗi giá trị trong sản xuất và đào tạo nghề để hỗ trợ ngƣời chuyển đổi nghề nghiệp.

90

7. Cộng đồng có vai trị đặc biệt quan trọng trong phát triển, đặc biệt là trong ứng phó với BĐKH và phát triển bền vững. Sinh kế của cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng ven biển, bị ảnh hƣởng nghiêm trọng bởi BĐKH. Do vậy, sử dụng cách tiếp cận dựa vào cộng đồng và phát huy cách tiếp cận liên ngành dựa vào hệ sinh thái là rất cần thiết trong nghiên cứu, đánh giá, lập và thực hiện các chiến lƣợc, kế hoạch phát triển, ứng phó cho địa phƣơng.

Khuyến nghị

1. Chính quyền địa phƣơng huyện Cát Hải và 3 xã, thị trấn địa bàn nghiên cứu có kế hoạch đánh giá tổng thể hàng năm tác động của BĐKH đến địa bàn và lồng ghép các yếu tố BĐKH vào quá trình lập kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm của địa phƣơng; Cần tham vấn ý kiến chuyên gia và huy động nguồn lực, công cụ của các tổ chức phi chính (NGOs) đang hoạt động trên địa bàn trong việc đánh giá và lập kế hoạch cũng nhƣ triển khai các giải pháp ứng phó BĐKH, đặc biệt là sinh kế.

2. Tăng cƣờng sự liên kết, phối hợp giữa các “bên liên quan” trong quá trình nghiên cứu, triển khai các hoạt động liên quan đến BĐKH, PTBV tại địa phƣơng: các nhà khoa học, chính quyền, NGO, doanh nghiệp, cộng đồng.

3. Địa phƣơng tham khảo các kết quả nghiên cứu và đề xuất trong luận văn này khi đánh giá tác động của BĐKH và lập kế hoạch quản lý RRTT và ứng phó BĐKH cho địa phƣơng.

91

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn (2013). Đề án giảm phát thải khí nhà kính trong Nơng nghiệp, Nơng thơn đến năm 2020. NXB Nông nghiệp.

2. Bộ Tài nguyên và Mơi trƣờng (2008). Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu, Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2009). Kịch bản BĐKH và NBD cho Việt Nam. Hà nội, tháng 6-2009.

4. Bộ Tài ngun và Mơi trƣờng và Chƣơng trình SEMLA (Nguyễn Đức Ngữ và Trƣơng Quang Học biên soạn) (2009). Nâng cao nhận thức về BĐKH và bảo vệ môi trường vùng ven biển. Hà Nội.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2010). Báo cáo môi trường quốc gia 2010: Tổng quan

môi trường Việt Nam. Hà Nội, 2010.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2012). Cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, NBD cho Việt Nam, Hà Nội.

7. Bộ Thủy sản (2007). Tác động của BĐKH đến nghề cá và nuôi trồng thủy sản. Báo

cáo trình bày tại Hội thảo về Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu: Mối liên quan tới Đói nghèo và Phát triển bền vững. Hà Nội, 22-23/5/2007.

8. Lê Trọng Cúc (1995). Một số vấn đề về sinh thái nhân văn ở Việt Nam. NXB Nông

Nghiệp.

9. Nguyễn Thị Kim Cúc (2011). Thích ứng của hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng ven biển dưới tác động của NBD – Nghiên cứu ở ĐBSH. Báo cáo Kỷ yếu hội thảo khoa

học quốc gia “Đất ngập nƣớc Biến đổi khí hậu”.

10. Vũ Cao Đàm (1999). Phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học. Bài giảng cho các lớp Cao hoc, ĐHQG Hà Nội.

11. Vũ Cao Đàm (2008). Giáo trình Phƣơng pháp luận Nghiên cứu khoa học. NXB Thế giới.

12. Nguyễn Thọ Đạt và Vũ Thị Hồi Thu (2012). Biến đổi khí hậu và Sinh kế ven biển,

NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

13. Hoàng Thị Ngọc Hà (2013). Báo cáo Đánh giá sinh kế thích ứng BĐKH khu vực ven

biển Thái Bình, Nam Định và Hải Phòng. Dự án “Tăng cƣờng quan hệ đối tác nhằm

giảm nhẹ RRTT và ứng phó BĐKH cho cộng đồng khu vực ĐBSH ”. MCD.

14. Hoàng Thị Ngọc Hà (2014a). “Nghiên cứu và Triển khai sinh kế thích ứng tại Thành

phố Hải Phòng”. Báo cáo khoa học tại Hội nghị liên ngành Biến đổi khí hậu năm

2014. Khoa Sau Đại học, ĐHQGHN, Hà Nội, 12/2014.

92

15. Hoàng Thị Ngọc Hà (2014b). Báo cáo Đánh giá Chi phí - Lợi ích (CBA) sinh kế thích

ứng BĐKH thuộc dự án “Tăng cƣờng quan hệ đối tác nhằm giảm nhẹ RRTT và ứng phó BĐKH cho cộng đồng khu vực ĐBSH”. MCD.

16. Hoàng Thị Ngọc Hà (2014c). Báo cáo nghiên cứu đánh giá sinh kế thích ứng BĐKH -

dự án HRCD: Tp. Hải Phòng tăng cƣờng năng lực ứng phó BĐKH và Giảm nhẹ

RRTT. World Vision.

17. Hoàng Thị Ngọc Hà (2014d). Báo cáo tập huấn TOT và Đánh giá HVCA - dự án HRCD: Tp. Hải Phòng tăng cƣờng năng lực ứng phó BĐKH và Giảm nhẹ RRTT. World Vision.

18. Hoàng Thị Ngọc Hà và ECODE (2014e). Tài liệu hướng dẫn đánh giá sinh kế vùng dự

án, và, Tài liệu hướng dẫn tập huấn TOT và đánh giá HVCA. Tài liệu biên soạn cho dự

án HRCD của World Vision.

19. Hoàng Thị Ngọc Hà, Guevara, J. R. và Hoàng Minh Đức (2011). Hiểu biết và ứng phó

với biến đổi khí hậu – Cộng đồng chung tay hành động. UNESCO. NXB Giáo dục.

20. Hoàng Thị Ngọc Hà và Trƣơng Quang Học, 2015. Nghiên cứu và triển khai phát triển

sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu tại Tp. Hải Phịng. Tạp chí Mơi trƣờng, Số 2.2015 (đang in, đã nhận đăng - accepted, ngày 06.1.2015).

21. Đào Xuân Học (2009). Báo cáo Thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn.

22. Trƣơng Quang Học (2003). Đa dạng sinh học và Bảo tồn. Bộ TN & MT.

23. Trƣơng Quang Học (2007). Biến đổi khí hậu, Đa dạng sinh học và phát triển bền vững. Tạp chí Bảo vệ Mơi trƣờng, Số 7, 2007.

24. Trƣơng Quang Học (2008a). Từ phát triển đến phát triển bền vững – nhìn từ góc độ giáo dục và nghiên cứu khoa học. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Khoa học phát triển –

Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam”, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN, Hà Nội.

25. Trƣơng Quang Học (2008b). Hệ sinh thái trong phát triển bền vững. Trong Sách “20 năm Việt Nam học theo hƣớng liên ngành. NXB Thế giới, Hà Nội.

26. Trƣơng Quang Học (2011a). Biến đổi toàn cầu – cơ hội và thách thức trong nghiên cứu khoa học và đào tạo. Trong Sách “Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi

trƣờng - 25 năm Xây dựng và Phát triển”.

27. Trƣơng Quang Học (2011b). Tài liệu đào tạo tập huấn viên về Biến đổi khí hậu. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

28. Trƣơng Quang Học (2011c). Tác động của BĐKH lên đất ngập nước. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Đất ngập nƣớc Biến đổi khí hậu”. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

93

29. Trƣơng Quang Học (2012). VIỆT NAM: Thiên nhiên, Môi trường và Phát triển bền vững. NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội.

30. Trƣơng Quang Học (2013). Cơ sở sinh thái học cho phát triển bền vững và ứng phó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp phát triển sinh kế thích ứng tại huyện cát hải, TP hải phòng (Trang 96 - 108)