Phân tích xu hướng và nguyên nhân biến động đất đai giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai giai đoạn 2010 2016 phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất huyện chơn thành, tỉnh bình phước (Trang 91 - 95)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. Phân tích và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2010-2016

2.4.3. Phân tích xu hướng và nguyên nhân biến động đất đai giai đoạn

2010 - 2016

a) Xu hướng biến động đất đai

So sánh hiện trạng sử dụng đất trên cơ sở số liệu thống kê, kiểm kê đất đai, kết hợp với việc điều tra bổ sung, phân chia lại số một số chỉ tiêu thống kê, kiểm kê trước đây cho phù hợp với các chỉ tiêu thống kê, kiểm kê hiện nay, có thể thấy xu hướng biến động đất đai trên địa bàn huyện Chơn Thành biến động theo xu hướng sau:

Biến động đất đai theo mục đích sử dụng (so sánh diện tích biến động với diện tích đất cùng mục đích sử dụng năm 2010):

- Nhóm đất nơng nghiệp giảm 634,65ha, bằng 1,87%; nhóm đất phi nơng nghiệp tăng 610,13 ha bằng 12%.Trong nhóm đất nơng nghiệp, đất trồng cây hàng năm giảm 220,51 ha bằng 70,13% và đất trồng cây lâu năm ngày càng giảm 516,79ha bằng 1,54%; đất nuôi trồng thủy sản giảm 19,83 ha bằng 31,33%; nhưng đất nông nghiệp khác tăng 122,47 ha bằng 100%.

- Nhóm đất phi nơng nghiệp, đất ở tăng 95,39 ha bằng 23,19% (trong đó đất ở nơng thơn tăng 54,13 ha bằng 16,64%; đất ở đô thị tăng 41,25 ha bằng 47,91%) và đất chuyên dùng tăng 392,90 ha bằng 9,23%, (trong đó chủ yếu là tăng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 283,39 ha bằng 18,18%; đất có mục đích cơng cộng tăng 102,29 ha bằng 3,94%; đất xây dựng cơng trình sự nghiệp tăng 8,72 ha bằng 13,43%); đất cơ sở tôn giáo tăng 3,01ha bằng 27,22%; đất an ninh tăng 1,08 ha bằng 25,41%; các loại đất khác tăng không đáng kể hoặc tăng là do thống kê chính xác theo kết quả đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy.

Như vậy, qua phân tích số liệu nêu trên có thể thấy được xu hướng biến động mục đích đất đai trong thời kỳ 2010- 2016 như sau:

- Nhóm đất nơng nghiệp ngày càng giảm, nhóm đất phi nơng nghiệp ngày càng tăng.

- Trong nhóm đất nơng nghiệp thì đất trồng cây hàng năm đất, đất trồng cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản ngày càng giảm; đất nông nghiệp khác xuất hiện và ngày càng tăng. Trong đó, giảm diện tích nhiều nhất là đất trồng cây lâu năm, nhưng tỷ lệ giảm nhiều nhất thuộc về đất trồng cây hàng năm. Trong đất trồng cây hàng năm, diện tích đất giảm khơng nhiều, nhưng tỷ lệ giảm lớn và cần quan tâm đó là trồng lúa.

- Trong nhóm đất phi nơng nghiệp, đa số các loại đất đều tăng hoặc giữ nguyên diện tích. Các loại đất tăng nhiều như đất ở, đất chun dùng, đất cơ sở tơn giáo. Trong đó, loại đất tăng diện tích nhiều nhất là đất là đất chuyên dùng chủ yếu là tăng vào đất sản xuất kinh doanh và đất sử dụng vào mục đích cơng cộng; loại đất có tỷ lệ tăng nhiều đất là đất ở, nhất là đất ở đơ thị; loại đất tăng diện tích khơng nhiều, tỷ lệ tăng cũng tương đối lớn và cần quan tâm đó là đất cơ sở tơn giáo.

- Mức độ biến động đất đai trên địa bàn từng xã trong huyện không đồng đều, chủ yếu biến động ở khu vực độ thị và ở những xã có các dự án dân cư và cơng nghiệp.

Biến động đất đai theo đối tượng quản lý và sử dụng (so sánh diện tích biến động với diện tích đất cùng mục đích sử dụng năm 2010):

- Trong các đối tượng quản lý và sử dụng đất, các đối tượng quản lý và sử dụng tăng diện tích là: Tổ chức kinh tế tăng 349,75 ha bằng 0,09% diện tích tự nhiên; Cơ quan, đơn vị Nhà nước tăng 16,95 ha bằng 0,04% diện tích tự nhiên; Tổ chức sự nghiệp công lập tăng 143,43 ha bằng 0,37% diện tích tự nhiên; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tăng 16,4 ha bằng 0,04% diện tích tự nhiên; Tổ chức phát triển quỹ đất 14,63 ha bằng 0,04% diện tích tự nhiên; Cộng đồng dân cư và tổ chức khác tăng 238,95 ha bằng 0,61% diện tích tự nhiên.

- Trong các đối tượng quản lý và sử dụng đất, các đối tượng quản lý và sử dụng giảm diện tích là: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng giảm 508,9 ha bằng 1,31% diện tích

tự nhiên; Tổ chức khác sử dụng giảm 147,6 ha bằng 0,38% diện tích tự nhiên; UBND xã quản lý giảm 88,85 ha, bằng 0,23% diện tích tự nhiên.

Như vậy, qua phân tích số liệu nêu trên có thể thấy được xu hướng biến động diện tích đất đai trong các đối tượng quản lý và sử dụng đất trong thời kỳ 2010 - 2016 như sau:

Đối tượng sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân là đối tượng giảm diện tích sử dụng đất nhiều nhất, Tổ chức kinh tế là đối tượng sử dụng diện tích đất tăng nhiều nhất.

Trong các từng đối tượng quản lý và sử dụng đất các loại đất có xu hướng tăng, giảm khác, nhưng xu hướng chung là: trong đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm giảm; đất cơ sở sản xuất kinh doanh, đất ở, đất sử dụng vào mục đích cơng cộng tăng.

b) Nguyên nhân biến động đất đai

- Xuất phát từ vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu.

Chơn Thành có vị trí chiến lược trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng là huyện cửa ngõ của tỉnh Bình Phước, giáp ranh với tỉnh Bình Dương, cách Thành phố Hồ Chí Minh 70km. Có 03 tuyến đường quốc lộ trọng yếu đi qua địa phận huyện được nâng cấp, mở rộng, làm mới là: QL13, QL14, đường Hồ Chí Minh tạo thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế với các tỉnh , thành trong vùng và với các vùng Tây nguyên, Tây Nam Bộ và nước bạn Campuchia. Có nền địa chất ổn định, có khí hậu thuận lợi ít chịu các tác động của hiện tượng thời tiết cực đoan và có mơi trường sống tốt là những điều kiện để tạo nên một vùng “đất lành”, là nơi lý tưởng cho các “loài chim” chọn để “đến đậu và sinh sống” lâu dài và có nhu cầu sử dụng đất, dẫn đến biến động đất đai.

- Xuất phát từ định hướng sử dụng đất của địa phương.

Chơn Thành là một huyện của tỉnh Bình Phước, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, được định hướng là một huyện công nghiệp và đô thị. Cho nên, trong quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Bình Phước và của huyện Chơn Thành đến năm 2020 đã phân bổ quỹ đất đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các cấp. Trong đó ưu tiên bố trí quỹ đất cho phát triển kinh tế, văn hóa, thể dục, thể thao, giáo dục, đào tạo, y tế, điện, giao thông, thương mại, dịch vụ, nhu cầu ở, phát triển

nơng nghiệp, xây dựng các cơng trình cơng cộng khác… Đặc biệt là ưu tiên quỹ đất để phát triển các khu, cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, xây dựng nông thôn mới, cải tạo cảnh quan, môi trường, phát triển cơ sở hạ tầng. Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở pháp lý cho việc chuyển mục đích sử dụng đất đai.

- Xuất phát từ chính sách thu hút đầu tư của địa phương.

Tỉnh Bình Phước nói chung và huyện Chơn Thành nói riêng là địa phương cịn nghèo, do đó lãnh đạo địa phương rất quan tâm đến chiến lược phát triển kinh tế, coi kinh tế là trọng tâm để phát triển. Trong các chính sách để đẩy mạnh phát triển kinh tế, Đảng bộ và nhân dân huyện Chơn Thành và tỉnh Bình Phước quan tâm, chú trọng đến việc tạo môi trường đầu tư lành mạnh và các chính sách thu hút đầu tư bằng việc cơng khai minh bạch các thủ tục hành chính, quy định trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc giải quyết các thủ tục đầu tư, miễn giảm thuế, tiền sử dụng đất… Tạo điều kiện để các nhà đầu tư yên tâm và phát huy hết tiềm năng của mình để đầu tư và phát triển trên quê hương Chơn Thành, Bình Phước, làm gia tăng nhu cầu sử dụng đất đai.

- Xuất phát từ thực trạng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương.

Trong nhưng năm qua, mặc dù kinh tế thế giới và trong nước có những diễn biến không thuận lợi, song kinh tế huyện Chơn Thành vẫn có những bước tiến đáng kể, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn hoặc bằng năm trước, thu nhập bình quân đầu người và chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện ngày một tốt hơn. Văn hóa, xã hội ln được quan tâm cải thiện, con người luôn được coi là động lực và mục tiêu của sự phát triển, an ninh quốc phịng ln được chủ động và giữ vững. Đây là nhưng điều kiện thực tế để tạo niềm tin cho mọi sự hợp tác và đầu tư, phát triển trên địa bàn huyện Chơn Thành. Vì vậy, trong giai đoạn 2010 - 2016, tình hình biến động đất đai trên địa bàn huyện đã phản ánh đúng xu thế phát triển của huyện, cụ thể:

Trong giai đoạn từ năm 2010 - 2016, diện tích tự nhiên của huyện giảm 24,51ha. Nguyên nhân là do thống kê chính xác lại diện tích đất đai sau khi có kết quả đo đạc, lập bản đồ địa chính chính quy trên tồn bộ địa bàn huyện.

Biến động đất đai trên địa bàn huyện là biến động giữa nội bộ các loại đất trong nhóm đất nơng nghiệp và biến động do chuyển mục đích giữa hai nhóm đất chính, giữa nhóm đất nơng nghiệp với nhóm đất phi nơng nghiệp.

Đối với biến động giữa nội bộ các loại đất trong nội bộ nhóm đất nơng nghiệp: Việc chuyển mục đích từ đất trồng lúa một vụ và đất trồng cây hàng năm khác sang đất trồng cây lâu năm là do các khu vực đất trồng lúa trước đây nay khơng cịn nguồn nước tưới, nên năng xuất thấp và thu nhập từ việc trồng lúa, rau màu thấp nên người dân đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng một số loại cây lâu năm như cao su; việc chuyển mục đích từ đất trồng cây lâu năm sang đất nông nghiệp khác là do việc phát triển mạnh các trang trại chăn ni heo, gà, bị, vịt ... đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi các tỉnh Bình Dương và Đồng Nai hạn chế phát triển các trang trại chăn nuôi do gần các khu dân cư và gây ơ nhiễm, thì địa bàn Chơn Thành là một sự lựa chọn hợp lý về giao thông và các điều kiện chăn nuôi.

Đối với biến động từ nhóm đất nơng nghiệp sang nhóm đất phi nơng nghiệp: do Chơn Thành là một huyện được định hướng là phát triển công nghiệp và đô thị. Trong những năm qua, nhờ chính sách thu hút và ưu đãi đầu tư của tỉnh Bình Phước và cơng tác cải cách hành chính của UBND huyện, các khu công nghiệp đã thu hút được nhiều nhà đầu tư đến đầu tư kinh doanh sản xuất, tạo việc làm và thu hút hàng chục ngàn công nhân trong và ngoài tỉnh về sinh sống và làm việc. Bên cạnh đó, nền kinh tế có những bước chuyển biến tích cực, nhiều doanh nghiệp mới được thành lập và mở rộng đầu tư, sản xuất.

Sản xuất kinh doanh phát triển, kéo theo số lượng người nhập cư ngày càng tăng, dẫn đến tốc độ đơ thị hóa ngày càng tăng, nhu cầu về văn hóa, giáo dục, y tế, tơn giáo cũng tăng… Đó là ngun nân dẫn đến việc tăng diện tích đất ở, đất sản xuất kinh doanh, đất sử dụng vào mục đích cơng cộng, đất tôn giáo, đất y tế, giáo dục...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai giai đoạn 2010 2016 phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất huyện chơn thành, tỉnh bình phước (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)