Bản đồ định hướng sử dụng đất đến năm 2030

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai giai đoạn 2010 2016 phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất huyện chơn thành, tỉnh bình phước (Trang 124 - 133)

(Bản đồ được thu từ bản đồ gốc tỷ lệ 1:25.000)

Biên tập và trình bày: HVCH: Lê Khắc Đồng

Bảng 3.1. Định hướng sử dụng đất đến năm 2020 và đến năm 2030 (ĐVT: ha) (ĐVT: ha) TT Loại đất Năm 2016 Đến năm 2020 Tăng (+) Đến năm 2030 Tăng (+) Giảm (-) Giảm (-) Tổng diện tích đất của ĐVHC (1+2+3) 38,959.16 38,959.16 0.00 38,959.16 0.00 1 Nhóm đất nơng nghiệp 33,262.80 29,262.80 -3,425.00 25,902.80 -7,360.00

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 33,096.85 28,996.85 -3,525.00 25,436.85 -7,660.00

- Đất trồng lúa 91.46 91.46 0.00 91.46 0.00

- Đất trồng cây hàng năm khác 2.46 302.46 300.00 502.46 500.00

- Đất trồng cây lâu năm 33,002.93 28,602.93 -3,825.00 24,842.93 -8,160.00

1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 43.47 43.47 0.00 43.47 0.00

1.3 Đất nông nghiệp khác 122.47 222.47 100.00 422.47 300.00

2 Nhóm đất phi nơng nghiệp 5,696.36 9,121.36 3,425.00 13,056.36 7,360.00

2.1 Đất ở 506.75 646.75 140.00 1,221.75 715.00

- Đất ở tại nông thôn 379.40 504.40 125.00 1,054.40 675.00

- Đất ở tại đô thị 127.34 142.34 15.00 167.34 40.00

2.2 Đất chuyên dùng 4,649.37 7,914.37 3,265.00 11,249.37 6,600.00

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan 21.43 21.43 0.00 21.43 0.00

- Đất quốc phòng 6.30 36.30 30.00 76.30 70.00

- Đất an ninh 5.33 5.33 0.00 10.33 5.00

- Đất xây dựng cơng trình sự nghiệp 73.64 78.64 5.00 98.64 25.00

- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 1,842.44 4,342.44 2,500.00 7,342.44 5,500.00

- Đất sử dụng vào mục đích cơng cộng 2,700.23 3,430.23 730.00 3,700.23 1,000.00

2.3 Đất cơ sở tôn giáo 14.07 14.07 0.00 19.07 5.00

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng 0.78 0.78 0.00 0.78 0.00

2.5

Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,

nhà hỏa táng 47.58 67.58 20.00 87.58 40.00

2.6 Đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối 426.75 426.75 0.00 426.75 0.00

2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng 51.06 51.06 0.00 51.06 0.00

3 Nhóm đất chưa sử dụng 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00

(Nguồn: Phòng TNMT huyện Chơn Thành) Tính tốn và lập bảng: HVCH: Lê Khắc Đồng

3.4. Giải pháp thực hiện đề xuất định hướng sử dụng đất

3.4.1. Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai

UBND huyện Chơn Thành cần khắc phục ngay những yếu kém trong công tác quản lý đất đai, đưa ra các biện pháp để tăng cường công tác quản lý trong thời gian tới. Nhất là công tác lập, điều chỉnh, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xây dựng hệ thống thông tin đất đai, tăng cường công tác cấp giấy chứng nhận và chỉnh lý biến động đất đai, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm về đất đai và tăng cường công tác giải quyết tranh chấp và giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo.

Sử dụng công cụ quy hoạch, kế hoạch một cách có hiệu quả nhằm định hướng khai thác sử dụng đất đai một cách khoa học, phù hợp với định hướng của thị trường và tuân theo các quy luật của thị trường.

3.4.2. Giải pháp về nguồn vốn.

Bố trí nguồn ngân sách của huyện và có kế hoạch xin bố trí vốn từ ngân sách của tỉnh để thực hiện các cơng trình, dự án cho huyện làm chủ đầu tư. Chủ động sử dụng các nguồn vốn hiện có hoặc vốn vay của tỉnh để giải tỏa bồi thường, tạo quỹ đất sạch tạo điều kiện thuận lợi cho mời gọi đầu tư.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách ưu đãi đầu tư: như ưu đãi về miễn, giảm tiền sử dụng đất, ưu đãi về thuế, về đầu tư cơ sở hạ tầng, về thủ tục hành chính, về hỗ trợ cho vay vốn … để thu hút các nhà đầu tư về đầu tư tại huyện Chơn Thành.

Tranh thủ các nguồn vốn từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước và người dân để thực hiện giải tỏa đất đai và tài sản trên đất nhằm tạo quỹ đất sạch thơng qua các hình thức BT, BOT…

3.4.3. Giải pháp về nhân lực

Cần có kế hoạch thu hút và nâng cao nguồn nhân lực của địa phương. Trước hết là đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn và chính trị đối với cán bộ công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý. Có chính sách hợp lý về việc làm, thu nhập và điều kiện làm việc để thu hút nhân tài, nhất là thu hút con em địa phương

về làm việc. Quan tâm đầu tư và phát triển giáo dục tại địa phương, đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất cho việc dạy và học, quan tâm đến đời sống giáo viên và kiểm tra chất lượng việc dạy và học. Mở các lớp dạy nghề cho những người chưa có việc làm, những người cần chuyển đổi nghề, đào tạo ngề cần gắn với nhu cầu mà các khu cơng nghiệp tại địa phương có nhu cầu.

3.4.4. Giải pháp về khoa học cơng nghệ

Khuyến khích cán bộ, cơng chức và người dân nghiên cứu, đóng góp các sáng kiến hữu ích cho hoạt động sản xuất ra của cải vật chất.

Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là kỹ thuật mới trong sản xuất sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trên một đơn vị diện tích đất đai, đồng thời cũng đảm bảo hiệu quả cả về mặt xã hội và môi trường.

Ứng dụng các công cụ quản lý đất đai hiện đai để theo dõi, cập nhật, quản lý các biến động đất đai nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và sử dụng đất.

Áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, canh tác, chọn vật nuôi, cây con giống để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, giá thành hợp lý, mẫu mã đẹp, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất đai. Đặc biệt là những tiến bộ ứng dụng trong cơng nghệ chế biến nơng sản, cơng nghệ hóa học, sinh học trong nông nghiệp.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận:

Qua nghiên cứu hiện trạng sử đất và biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2016 huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, tác giả nhận thấy:

Tồn bộ diện tích đất đai của huyện Chơn Thành đã được đưa vào sử dụng triệt để vào mục đích nơng nghiệp hoặc phi nơng nghiệp, khơng cịn diện tích đất chưa sử dụng. Đất nông nghiệp trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2016 vẫn chiếm tỷ cao (chiếm 86,95% vào năm 2010, chiếm 85,4% vào năm 2016), đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ còn thấp (chiếm 13,05% vào năm 2010, chiếm 14,62% vào năm 2016.

Tình hình biến động đất đai trên địa bàn huyện thời gian qua diễn ra theo chiều hướng tích cực, đó là: diện tích đất nơng nghiệp giảm 634,5 để chuyển sang cho nhu cầu sử dụng đất phi nơng nghiệp. Ttrong đó:

Đất nông nghiệp giảm mạnh ở đất trồng cây công nghiệp lâu năm (giảm 516.78 ha), đất trồng cây hàng năm khác (giảm 100,26 ha) và đất trong lúa 1 vụ (giảm 120,25 ha), nhưng lại tăng cho đất nông nghiệp khác (tăng 122,47 ha) để xây dựng các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Đất phi nông nghiệp trong những năm qua tăng không lớn, chủ yếu vào mục đích đất cơ sơ sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (tăng283,39 ha), đất xây dựng các cơng trình cơng cộng tăng (102,29 ha) và đất ở (tăng 95,39 ha); các khu công nghiệp không tăng thêm do đang trong giai đoạn kêu gọi đầu tư và lấp đầy các khu cơng nghiệp hiện có. Điều này hồn tồn phù hợp với định hướng và nhu cầu cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, tốc độ chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các dự án trên địa bàn huyện vẫn còn chậm so với quy hoạch sử dụng đất, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của huyện.

Từ kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai, cùng với việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất và biến động đất đai, tác giả đã đưa ra những đề xuất định hướng sử dụng đất hợp lý đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, đề xuất ưu tiên sử dụng đất đến 2020 và 2030 là: Mở rộng các khu DC hiện hữu và xây dựng thêm các khu dân cư mới, mở rộng các khu cơng

nghiệp xuống phía Nam và Tây Nam của huyện, bố trí đất để phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng các công trình cơng cộng và các cơ sở SXKD. Phát triển nơng nghiệp ở khu vực phía Bắc và Đơng Bắc của huyện. Đặc biệt đến năm 2020: ưu tiên bố trí đất cho phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao; đến năm 2030: Hình thành khu đơ thị sinh thái dọc sông Bé và Hồ Phước Hịa. Đến năm 2020, đất nơng nghiệp cịn chiếm 76,6% DTTN, đất phi nông nghiệp chiếm 23,4% DTTN. Đến năm 2030, đất nơng nghiệp cịn chiếm 66,6% DTTN, đất phi nông nghiệp chiếm 33,5% DTTN, trong đó các loại đất phi nơng nghiệp tăng chủ yếu là : đất ở tăng 715 ha, đất chuyên dùng tăng 6.600 ha.

Trong thời gian tới, UBND huyện Chơn Thành cần xem xét điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, bố trí lại khơng gian các phân khu chức năng cho hợp lý. Nên mở rộng các khu cơng nghiệp xuống phía nam của huyện, tại những khu vực đất có chất lượng kém, cách xa khu dân cư hiện hữu, cách xa dịng Sơng Bé và Hồ Phước Hịa. Hạn chế chuyển mục đích các khu đất nơng nghiệp có chất lượng tốt và hạ tầng tốt sang các mục đích khác. Đồng thời, UBND huyện cần tăng cường cơng tác quản lý và có biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn huyện.

Kiến nghị:

UBND huyện Chơn Thành chỉ đạo cơ quan chuyên môn và UBND các xã, thị trấn đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu, tổng hợp nhu cầu sử dụng đất kỳ cuối làm cơ sở để thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất kỳ cuối. Thuê đơn vị tư vấn có chức năng, có uy tín và đủ năng lực để thực hiện cơng tác điều chỉnh quy hoạch đảm bảo tính khoa học, tiết kiệm và xử dụng hợp lý tài nguyên đất đai của huyện. Đồng thời, bố trí nguồn kinh phí để thực hiện cơng tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất kỳ cuối.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai, nhất là việc xây hệ thống thông tin đất đai và tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Báo cáo Chính trị của ban chấp hành đảng bộ huyện khóa X trình Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI (nhiệm kỳ 2015 - 2020).

2. Báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,quốc phòng - an ninh năm 2016 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2017.

3. Cục thống kê tỉnh Bình Phước. (Niên giám thông kê tỉnh Bình Phước các

năm từ 2010 đến 2015).

4. Vũ Kim Chi (2009). Đánh giá tác động của các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội đến biến động sử dụng đất lưu vực Suối Muội, Thuận Châu, Sơn La, Báo cáo khoa học, mã số QT - 08 - 37.

5. Trần Văn Chính, Đỗ Nguyên Hải, Cao Việt Hà, Hoàng Văn Mùa, Nguyễn Hữu Thành và Nguyễn Xuân Thành (2006). Giáo trình Thổ nhưỡng học, NXB Nông nghiệp, tr.4.

6. Phạm Văn Cự, Chu Xuân Huy và Nguyễn Thị Thuý Hằng (2006). Sử dụng tư liệu viễn thám đa thời gian để đánh giá biến động chỉ số thực vật của lớp phủ hiện trạng và quan hệ với biến đổi sử dụng đất tại tỉnh Thái Bình, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, 22 (4AP): 36-45.

7. Nguyễn Xuân Dũng và Tô Thúy Nga (2013). Sử dụng khôn khéo đất ngập nước và đề xuất giải pháp sử dụng khôn khéo đất ngập nước vịnh Tiên Yên, Tuyển tập Báo cáo Khoa học hội thảo Quốc gia về Tài nguyên thiên nhiên và Tăng trưởng xanh, Hà Nội 11/2013, tr. 118-132.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 -2020, Nhà in Báo Bình Phước.

10. Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Giáo trình Quy hoạch vùng (2005), Nxb Nông Nghiệp.

11. Đinh Thị Bảo Hoa và Phú Thị Hồng (2013). Nghiên cứu biến động sử dụng đất và mối quan hệ với lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội bằng phương pháp thống kê không gian, Hội thảo Ứng dụng GIS tồn quốc 10-2013, Trường Đại học Nơng nghiệp Hà Nội.

12. Nguyễn Mạnh Hùng (2010). Biến động bờ biển và cửa sông Việt Nam, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.

13. Nguyễn Cao Huần (2005). Biến động sử dụng đất và các vấn đề có liên quan do q trình đơ thị hóa khu vực ven đơ thành phố Hà Nội. Tạp chí Khoa học, ĐHQG HN, T.XXI, số 1PT - 2005. tr 71 - 78.

14. Nguyễn Đức Khả, Trần Anh Tuấn, Phạm Quang Tuấn và nnk (2000). Nghiên cứu q trình đơ thị hóa và hiện trạng các loại hình sử dụng đất ở quận Tây Hồ - Hà Nội. Tuyển tập các cơng trình Hội nghị khoa học Địa lý - Địa chính. Hà Nội. tr 169 - 174.

15. Lê Văn Khoa (2000). Đất và Môi trường, NXB Giáo dục.

16. Nguyễn Đức Khả, Trần Anh Tuấn, Phạm Quang Tuấn (2002). Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong thành lập bản đồ hiện trạng và bản đồ biến động sử dụng đất khu vực Hồ Tây - Hà Nội (1977-2000). Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN, KHTN&CN, T XVIII, số 2, 2002 tr 35 - 42.

17. Nhữ Thị Xuân, Đinh Thị Bảo Hoa và Nguyễn Thị Thúy Hằng (2004). Đánh giá biến động sử dụng đất huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội giai đoạn 1994 - 2003 trên cơ sở phương pháp viễn thám kết hợp với GIS, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, XX, 4AP: 109-118.

18. Trần Văn Tuấn và nnk (2011). Nghiên cứu biến động sử dụng đất trong q trình đơ thị hóa phục vụ quy hoạch phát triển huyện Ba Vì - Hà Nội. Tạp chí khoa học đo đạc và bản đồ, số 7 - 3/2011. tr 40 - 46.

19. Nguyễn Dũng Tiến (2009). Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất đai ở nước ta trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ.

20. Nguyễn Khắc Thời, Nguyễn Thị Thu Hiền và Phạm Vọng Thành (2010). Nghiên cứu sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh để thành lập bản đồ biến động sử dụng đất nông nghiệp khu vực Gia Lâm - Long Biên giai đoạn 1999 - 2005, Tạp chí Khoa học đất, 33: 42-49.

21. Đào Châu Thu và Nguyễn Khang (1998). Đánh giá đất, NXB Nông nghiệp. 22. Đào Châu Thu và Lê Thị Giang (2003). Tìm hiểu sự thay đổi sử dụng đất nông lâm nghiệp tại huyện Yên Châu - tỉnh Sơn La qua việc sử dụng kỹ thuật giải đốn ảnh viễn thám, Tạp chí Khoa học đất, 17: 169 - 174.

23. Castella, J.C. và Đặng Đình Quang (2002). Đổi mới ở vùng miền núi, Chuyển đổi sử dụng đất và chiến lược sản xuất của nông dân tỉnh Bắc Kạn, Việt Nam, NXB Nông nghiệp.

Tiếng Anh

24. FAO (1995a). Agriculture towards the year 2010, Food and Agriculture Organization of the United Nations, Rome, Italy.

25. FAO (1995b). Planning for sustainable use of land resources: Towards a new approach, Publications Division, Food and Agriculture Organization of the United Nations, Rome, Italy.

26. FAO (1999). Land use classification for Agri - Enviromental statistics/ indicators, Rome, Itatly.

27. Ellis, E. (2010). Land use and land cover change, retrived 1 April 2013, from http://www.eoearth.org/article/Land-use_and_land-cover_change.

28. IGBP (1997). LUCC data requirements workshop - Survey of needs, gaps and priorites on data for land usse/land cover change research, 11-14 November 1997, Spain.

29. Kaimowitz, D. and Angelsen, A. (1998). Economic models of tropical deforestation: A review CIFOR, Indonexia.

30.Meyer, W.B. and Turner, B.L. (1994). Changes in land use and land cover: A Global Perspective, Cambridge University Press, Cambridge.

31. Muller, D. (2003). Land-use change in the Central Highlands of Vietnam, Institute of Rural Development Georg-August-University of GottingenGermany.

32. Terry, G. (1988). Principles of Management, Homewood III, Irwin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai giai đoạn 2010 2016 phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất huyện chơn thành, tỉnh bình phước (Trang 124 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)