Phân tích, đánh giá những tồn tại và nguyên nhân của việc sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai giai đoạn 2010 2016 phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất huyện chơn thành, tỉnh bình phước (Trang 98 - 101)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. Phân tích và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2010-2016

2.4.5. Phân tích, đánh giá những tồn tại và nguyên nhân của việc sử dụng đất

đất chưa hợp lý

Bên cạnh những kết quả đã được từ việc sử dụng hợp lý đất đai trên địa bàn huyện trong những năm qua huyện Chơn Thành vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề đáng quan tâm trong việc sử dụng đất đai chưa hợp lý, đó là:

- Việc khai thác khoáng sản như Kaolin ở dạng, phún sỏi đỏ tại khu vực thuộc trung tâm của thị trấn Chơn Thành và các khu dân cư của các xã đem lại hiệu quả kinh tế không cao, nhưng hậu quả về môi trường của dự án đem lại là rất nặng nề, khó khơi phục lại tình trạng mơi trường ban đầu. Do đó, cần cân nhắc trong việc cấp phép khai thác khống sản tại những khu vực đơng dân cư và đô thị.

- Việc chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích nơng nghiệp là một xu thế tích cực. Tuy nhiên, việc chuyển mục đích đất nơng nghiệp tại những vị trí đất rất thích nghi với phát triển cây cơng nghiệp có giá trị kinh tế cao là rất lãng phí, trong khi có thể bố trí xây dựng các khu cơng nghiệp ở những vị trí đất kém thích nghi với việc phát triển nơng nghiệp và đầu tư thêm hạ tầng.

- Việc bố trí những khu công nghiệp gần hoặc tiếp giáp với các đường quốc lộ và khu dân cư đông đúc là khơng hợp lý. Mặc dù có thể tiết kiệm cho nhà đầu tư về kinh tế trước mắt, nhưng đã làm tăng nguy cơ gây ùn tắc, tai nạn giao thông, ảnh hưởng môi trường sống của người dân.

- Việc tiếp nhận những ngành nghề độc hại, những công nghệ lạc hậu vào trong các khu cơng nghiệp đem lại hiệu tình trạng khơng tương xứng giữa hiệu quả kinh tế từ đất đai với hiệu quả về môi trường và xã hội.

Đi cùng với sự gia tăng dân số và phát triển công nghiệp là sự phát sinh của rác thải. Tuy nhiên, trên địa bàn chưa bố trí quỹ đất để xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt, cũng như các bãi tập kết rác sinh hoạt. Dẫn đến việc chôn lấp và đốt rác thải sinh hoạt bừa bãi gây ô nhiễm mơi trường đất, nước và khơng khí. Nước thải sinh hoạt được thải trực tiếp ra mơi trường, nhưng chưa có hệ thống thu gom, xử lý, chảy ra sông, suối, ao, hồ gây ô nhiễm nguồn nước.

Thu hút hơn chục ngàn lao động về làm việc tại địa phương nhưng lại khơng bố trí quỹ đất để phát triển các dịch vụ về văn hóa, y tế, giáo dục. Dẫn đến sự quá tải của các cơ sở văn hóa, y tế, giáo dục.

Tình trạng đất đai bị chuyển mục đích trái phép từ đất nông nghiệp sang đất ở và đất sản xuất kinh doanh tại các khu vực lân cận các khu cơng nghiệp vẫn cịn diễn ra. Có những dự án được giao đất nhưng chủ đầu tư không đưa đất vào sử dụng dẫn đến tình trạng lãng phí đất đai. Cũng có doanh nghiệp cố tình kéo dài dự án, khơng hồn thành cơng tác thu hồi đất và bồi thường do thiếu năng lực tài chính nhưng khơng bị thu hồi dự án, gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

- Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa thực sự khoa học, chiều theo ý chủ quan của lãnh đạo và chịu sự phân bổ từ quy hoạch của cấp trên, thiếu tính liên kết với khu vực, khơng tn thủ các quan điểm sử dụng đất, không đáp ứng nhu cầu phát triển của huyện, dẫn đến nhiều nội dung của quy hoạch sử dụng đất đã khơng cịn phù hợp với thực tế là bước cản trở cho sự phát triển kinh tế của huyện và dẫn đến phá vỡ quy hoạch.

Việc tuân thủ quy hoạch cũng không được tuân thủ chặt chẽ từ cơ quan quản lý, chỉ sau khi quy hoạch sử dụng đất mới được công bố nhưng UBND tỉnh đã chấp thuận nhiều dự án không phù hợp với quy hoạch thực hiện trước, bổ sung quy hoạch sau. Bên cạnh đó, do tâm lý nóng vội trong thu hút đầu tư nên đã giao đất cho doanh nghiệp tại vị trí doanh nghiệp muốn, chứ khơng tn thủ theo quy hoạch.

Công tác quản lý nhà nước về đất đai chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, thực hiện nhưng chưa thường xuyên, đồng bộ, chưa xử lý nghiêm, kịp thời những trường hợp sử dụng đất không đúng quy hoạch và pháp luật.

Việc đính hướng khai thác sử dụng đất đai của huyện chưa gắn liền với định hướng phát triển các thế mạnh của địa phương, cũng như chưa gắn liền với định hướng của thị trường.

Thiếu nguồn vốn để thu hồi đất, bồi thường, đầu tư và thực hiện các dự án liên quan đến sử dụng đất.

Việc thu hút đầu tư bằng mọi giá, chỉ vì lợi ích kinh tế mà khơng quan tâm đến hiệu quả về môi trường và xã hội.

Người sử dụng đất chưa quan tâm và ứng dụng khoa học công nghệ vào việc khai thác sử dụng đất và sản xuất, kinh doanh; Thiếu thông tin về thị trường và không nắm bắt được các quy luật của thị trường.

Trình độ chun mơn, năng lực, phẩm chất, đạo đức, tác phong, lề lối làm việc của một bộ phận cán bộ, cơng chức cịn yếu kém, thiếu chun nghiệp. Trình độ tay nghề của người lao động còn thấp, chưa qua đào tạo.

CHƯƠNG 3

ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐAI HUYỆN CHƠN THÀNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai giai đoạn 2010 2016 phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất huyện chơn thành, tỉnh bình phước (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)