CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở đề xuất khai thác và sử dụng hợp lý đất đai
3.1.2. Cơ sở thực tiễn
3.1.2.1. Bối cảnh trong nước, quốc tế và khu vực có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện Chơn Thành
a) Tình hình khu vực Đơng Nam bộ
Vùng Đơng Nam bộ (gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh) là vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước; là địa bàn có vai trị cầu nối với các khu vực đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Tây Nguyên; đi đầu trong chủ động hội nhập, mở rộng giao thương, hợp tác kinh tế có hiệu quả với các nước trong khu vực Đơng Nam Á và thế giới. Là vùng đi đầu phát triển trong một số lĩnh vực quan trọng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh quốc tế, tạo động lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.1
b) Tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Thành tựu của gần 20 năm tái lập tỉnh đến nay, Bình Phước đã có nhiều đổi mới, tạo điều kiện đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa trong thời gian tới. Với việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án lớn của tỉnh sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế của tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Đơng Nam bộ. Quy mơ của nền kinh tế cịn nhỏ; giá cả các mặt hàng chủ lực của tỉnh thiếu ổn định, giá cao su ít có khả năng phục hồi và bị cạnh tranh gay gắt do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; thời tiết, dịch bệnh ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp; phải tiếp tục nhận trợ cấp từ ngân sách Trung ương; huy động vốn gặp khó khăn; nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển; an ninh biên giới tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định. Khiếu kiện liên quan
1 Quyết định số: 943/QĐ-TTg ngày 20/7/2012 Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng
đến đất đai; hoạt động của các phần tử chống đối làm cho an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội ở một số địa bàn trọng điểm trong tỉnh diễn biến phức tạp. Trước tình hình đó địi hỏi tồn Đảng bộ, tồn qn và tồn dân Bình Phước phải đồn kết một lịng quyết tâm vượt qua khó khăn, thử thách.2
3.1.2.2. Các quy hoạch của tỉnh, của các ngành, lĩnh vực có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và định hướng sử dụng đất của huyện Chơn Thành.
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011- 2015) của tỉnh Bình Phước đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số: 55/QĐ-TTg ngày 23 tháng 4 năm 2013. Quy hoạch này đã tiếp thu, được quy hoạch tổng thể cả nước phân bổ các chỉ tiêu quan trọng về sử dụng đất như trên cơ sở...
Sau khi quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Bình Phước được phê duyệt, cịn một số quy hoạch của các bộ, ngành có tính chất định hướng và có nhu cầu sử dụng đất tại huyện Chơn Thành như:
a) Theo Quyết định số: 943/QĐ-TTg ngày 20/7/2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam bộ đến năm 2020
- Ngành công nghiệp: Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp công nghệ
cao, cơng nghiệp tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao, cơng nghiệp hỗ trợ. Ưu tiên phát triển nhanh các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng và tạo nhiều giá trị gia tăng. Phát triển công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin trở thành ngành mũi nhọn, đồng bộ cả phần cứng và phần mềm, trong đó ưu tiên phát triển phần mềm. Điều chỉnh lại hướng phân bố công nghiệp trên địa bàn, trên cơ sở khai thác nguồn tài nguyên và dư địa của các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh. Phát triển các khu cơng nghiệp theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Phát huy vai trò, hiệu quả các cụm công nghiệp trên địa bàn vùng.
2 Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 -2020, giấy phép số 43/GP- TTTT cấp ngày 14/12/2015, do sở Thông tin – Truyền thông tỉnh Bình Phước cấp, Nhà máy in tỉnh Bình Phước, tr. 65.
- Khu vực dịch vụ: Phát triển Đông Nam bộ trở thành vùng trọng điểm du lịch của cả nước với những sản phẩm du lịch đặc sắc, có tính cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế.
- Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản: Về nông nghiệp: Đẩy mạnh sản xuất nơng nghiệp hàng hố chất lượng cao phục vụ nhu cầu công nghiệp chế biến, tiêu dùng ở đô thị và xuất khẩu.
Nâng cao chất lượng các vùng chuyên canh, mở rộng chăn nuôi theo hướng quy mơ tập trung, bảo đảm vệ sinh an tồn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái. Hình thành các trung tâm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch. Ứng dụng rộng rãi khoa học kỹ thuật trong các khâu sản xuất, tập trung vào các khâu tạo giống, nhập khẩu giống mới năng suất cao, nghiên cứu thích nghi giống mới, sản xuất giống, phát triển công nghệ tưới tiết kiệm nước, công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Xây dựng thương hiệu cho một số nông sản thế mạnh và đặc trưng.
Tập trung phát triển mạnh sản xuất nơng sản hàng hố: Rau thực phẩm, hoa, cây cảnh; cây công nghiệp lâu năm (cao su, điều, hồ tiêu); cây ăn trái; sản phẩm cây công nghiệp hàng năm; sản phẩm ngành chăn nuôi. Xây dựng các vùng cây ăn quả đặc sản truyền thống, nhằm đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Sản phẩm chăn nuôi: Tận dụng lợi thế thị trường, công nghiệp chế biến, phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, trang trại, áp dụng khoa học, công nghệ cao để tạo ra sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu thực phẩm chất lượng cao cho các khu đô thị nội vùng và tiến tới xuất khẩu. Đến năm 2020 phát triển đàn bò khoảng 1,5 - 1,6 triệu con, đàn heo 3,3 - 3,4 triệu con và gia cầm khoảng 23 - 23,5 triệu con.
Phát triển đồng bộ, cân đối và đi trước về hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. - Về giao thông vận tải: Ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải của vùng với tốc độ nhanh, hiện đại, bền vững, nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố - hiện đại hố của vùng Đơng Nam bộ và các vùng khác trong cả nước.
- Cấp điện và bưu chính viễn thơng: Tiếp tục xây dựng, nâng cấp các trạm biến áp, đường dây truyền tải và phân phối điện phục vụ sản xuất và đời sống dân cư. Tăng dung lượng đáp ứng nhu cầu thuê bao, mở rộng vùng phủ sóng đến tất cả các xã trong vùng.
- Cấp thoát nước và thủy lợi: Ưu tiên cấp nước sinh hoạt, cấp nước đô thị và tập trung giải quyết cấp nước cho các vùng cịn thiếu nước. Phấn đấu 100% dân số đơ thị được sử dụng nước máy vào năm 2020; giảm thiểu tổn thất lũ, bão, hạn hán, xâm nhập mặn cho các vùng hạ du, ven biển; tiêu thoát nước cho các khu vực đô thị; chống ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là hạ lưu sông Đồng Nai, sơng Sài Gịn.
- Các lĩnh vực xã hội: Triển khai đồng bộ, toàn diện và hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo; tạo cơ hội cho hộ nghèo tiếp cận các chính sách trợ giúp về đất đai, tín dụng, dạy nghề; hỗ trợ, tạo điều kiện cho các hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập để thoát nghèo bền vững.
- Giáo dục, đào tạo: Tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô mạng lưới dạy nghề theo quy hoạch. Trong đó, ưu tiên đầu tư, phát triển một số trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu về lao động chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
- Y tế: Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển nhanh các bệnh viện ngồi cơng lập, tạo điều kiện phát triển các mơ hình dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nhân dân.
- Văn hoá, thể dục thể thao: Đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống các cơng trình văn hóa ở cấp tỉnh, huyện và xã. Phấn đấu tồn vùng có 100% ấp, thơn, làng, khu phố có nhà văn hố và khu thể thao đạt quy định của Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch; 80% di tích cấp quốc gia và tỉnh, thành được tu bổ, tôn tạo. Quan tâm phát triển hệ thống các cơng trình văn hóa, thể thao ven các khu cơng nghiệp.
- Bảo vệ môi trường: Đảm bảo khoảng cách ly xây dựng của các khu cơng nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp từ 200m đến 300m dọc theo bờ sơng, từ biển mặn trở lên, để kiểm soát nước thải và dễ khoanh vùng, xử lý khi có sự cố mơi trường. Quy hoạch bố trí các khu cơng nghiệp theo hướng bảo vệ môi trường, tăng cường kiểm tra việc tuân thủ tiêu chuẩn môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh và có chế tài xử lý thích đáng.
Xây dựng hệ thống thoát nước thải đạt tiêu chuẩn tại các đô thị, các khu cơng nghiệp.
- Bảo đảm an ninh, quốc phịng: Tăng cường tiềm lực quốc phòng, xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân, đẩy mạnh xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố vững chắc.
- Phát triển và phân bố hệ thống đô thị: Tạo sự liên kết giữa các đô thị trong vùng theo hướng văn minh, hiện đại, có bản sắc trên nền tảng phát triển bền vững; hấp dẫn các nhà đầu tư, thuận lợi cho sản xuất và cuộc sống của nhân dân trong vùng. Hình thành cơ cấu đa trung tâm nhằm tạo động lực để phát triển các vùng ngoại vi xung quanh, đồng thời giảm áp lực cho khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh.
- Phát triển các điểm dân cư nông thôn: Phát triển nông thôn và phân bố các điểm dân cư gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển các khu đơ thị để đảm bảo tính đồng bộ trong phát triển lãnh thổ vùng ngoại vi các đô thị và hành lang đơ thị; có các giải pháp quy hoạch và xây dựng đồng bộ các khu vực tập trung dân cư nông thôn thành các khu vực đơ thị. Hình thành các trung tâm dịch vụ nông thôn; xây dựng các tuyến, cụm dân cư nơng thơn có cơ sở hạ tầng đồng bộ đạt tiêu chuẩn theo Bộ tiêu chí Quốc gia về nơng thơn mới.
Khu vực hai tỉnh Tây Ninh và Bình Phước phát triển theo hướng đón đầu q trình chuyển dịch cơng nghiệp từ các địa phương khác đồng thời khai thác lợi thế các khu kinh tế cửa khẩu, mở rộng hoạt động kinh tế, thương mại với Campuchia.
b) Theo Quyết định số: 9762/QĐ-TTg ngày 20 tháng 12 năm 2013 của Bộ Công Thương về việc “Phê duyệt Quy hoạch phát triển thương mại vùng Đông Nam bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” thì trên địa bàn tỉnh Bình Phước sẽ quy hoạch 01 chợ đầu mối nông sản tổng hợp. Theo quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Phước đến năm 2020, thì chợ đầu mối này sẽ bố trí tại huyện Chơn Thành.
c) Theo điều chỉnh tổng sơ đồ 7 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016, giai đoạn 2016-2020:
Trên địa bàn Huyện Chơn Thành giai đoạn 2016 - 2020 dự kiến triển khai xây dựng mới trạm biến áp 500 kv, xây mới và nâng công suất các trạm biến áp 220kv
và đường dây 220kv với tổng nhu cầu sử dụng đất là 2.300.500 m2. Gồm: 01 TBA 500 kv tại xã Minh Thành với diện tích 207.000 m2, 01 TBA 200 kv tại xã Nha Bích với diện tích 40.000 m2, 03 TBA 110 kv (tại các xã Minh Thành, Minh Hưng, Nha Bích) với diện tích 15.000 m2, diện tích đường dây 220kv tại Minh Thành, Nha Bích 1.320.000 m2, diện tích đường dây 110kv tại Minh Thành, thị trấn Chơn Thành, Minh Hưng 1.320.000 m2.
d) Theo quy hoạch chăn nuôi, giết mổ, chế biến, tiêu thụ gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2006 - 2020 tại quyết định số 01/2008/QĐ- UBND ngày 21 tháng 01 năm 2008 của UBND tỉnh Bình Phước, tại huyện Chơn
Thành quy hoạch:
- Quy hoạch vùng chăn nuôi gia cầm tập trung theo phương thức công nghiệp: tại địa bàn các xã Minh Long, Minh Lập, Tân Quan (xã Quang Minh hiện nay). Trong đó, khu vực ưu tiên đầu tư phát triển các trang trại chăn nuôi gia cầm tập trung thuộc xã Quang Minh.
- Quy hoạch vùng chăn nuôi gia cầm tập trung theo phương thức bán công nghiệp: tại địa bàn các xã Nha Bích, Minh Thành, Minh Thắng, Thành Tâm. Trong đó, khu vực ưu tiên đầu tư phát triển các trang trại chăn nuôi gia cầm tập trung thuộc xã Thành Tâm.
- Quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ, chế biến, bảo quản sản phẩm gia cầm tập trung: xây dựng mới cơ sở giết mổ gia cầm ở xã Thành Tâm với công suất 1.000 con/ngày đêm, đến năm 2020 năng công suất giết mổ lên 2.000 con/ngày đêm.
e) Theo Quyết định số: 09/2014/QĐ-UBND ngày 14 tháng 05 năm 2014 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thơng vận tải tỉnh Bình Phước đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030, trên địa bàn huyện đến năm 2020 cần bố trí đất để thực hiện một số cơng trình sau:
- Tuyến đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh - Campuchia: Hướng tuyến: từ Km59+370 tuyến đi vào địa phận tỉnh Bình Phước (thuộc xã Thành Tâm, huyện Chơn Thành), tuyến đi song song phía Tây và cách QL13 khoảng 430m. Tại Trung tâm huyện Chơn Thành tuyến cách QL13 khoảng 1000m, đến Km76+700 tuyến cắt ngang QL13 và tiếp tục đi song song phía Đơng QL13, đến Km 105+000 tuyến rẽ trái cắt
QL13 và tiếp tục đi đến điểm nối ray tiếp giáp với Campuchia tại Km128+200 cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư.
Đoạn đi qua địa bàn tỉnh dự kiến sẽ có 8 ga, cụ thể là Chơn Thành (Km61+050), Minh Hưng (Km71+900),
- Tuyến đường sắt Chơn Thành - Đăk Nông: Đây là một phần của dự án phát triển mạng lưới đường sắt Tây Nguyên, bao gồm trục chính là Đà Nẵng - Kon Tum - Đăk Lăk - Buôn Ma Thuột - Chơn Thành - Tp. Hồ Chí Minh. Đoạn tuyến dự kiến có lộ trình nằm song song QL14.
- Các tuyến đường tỉnh mở mới: ĐT 752B (ĐT. Minh Lập - Minh Hưng - Đồng Nơ - Tống Lê Chân): dài 26,9km, quy mô mặt BTN rộng 38m, nền 64m. Dự kiến thực hiện trong giai đoạn sau năm 2016 - 2020.
f) Theo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 2162/TTg - KTN về việc điều chỉnh quy hoạch các khu cơng nghiệp tỉnh Bình Phước đến năm 2020, theo đó điều chỉnh các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Chơn Thành như sau:
- Thu hồi và đưa ra khỏi quy hoạch khu cơng nghiệp Bình Phước Đài Loan 481 ha.
- Điều chỉnh sát nhập khu cơng nghiệp Sài Gịn - Bình Phước vào khu cơng nghiệp Becamex Bình Phước với tổng diện tích 2.450 ha.
g) Căn cứ các Quyết định số 1696/QĐ - UBND của UBND tỉnh Bình Phước và các Quyết định số 1721/QĐ - UBND, Quyết định số 1722, Quyết định số 1723 của