CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH
2.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý:
Huyện Quảng Uyên là huyện miền núi, nằm ở phía Đơng của tỉnh Cao Bằng, có diện tích tự nhiên 38.587,84 ha, chiếm 5,73% diện tích của tỉnh Cao Bằng, gồm 16 xã và 01 thị trấn, nằm trong tọa độ địa lý từ 105016’ đến 105038’ kinh độ đông; 22038’ đến 23005’ vĩ độ bắc.
- Phía Đơng giáp huyện Hạ Lang; - Phía Tây giáp huyện Hịa An; - Phía Nam giáp huyện Phục Hịa;
- Phía Bắc giáp huyện Trà Lĩnh và huyện Trùng Khánh.
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng
Thị trấn Quảng Uyên là trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của huyện, cách thị xã Cao Bằng khoảng 37km theo trục đường quốc lộ 3 Cao Bằng - Quảng Uyên - Phục
b. Địa hình:
Huyện Quảng Un có địa hình phổ biến là đồi, núi đá, xen kẽ giữa đồi núi là các thung lũng nhỏ hẹp, có độ cao thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam với độ cao trung bình so với mặt nước biển là 500m, chia thành 3 dạng địa hình rõ rệt:
- Địa hình núi đá vơi, chia cắt mạnh. - Địa hình đồi, núi thấp, bậc thềm. - Địa hình thung lũng dốc tụ.
Địa hình Quảng Uyên ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất, cụ thể là các q trình rửa trơi và tích lũy. Q trình rửa trơi diễn ra mạnh vào mùa mưa ở vùng núi đá chia cắt, dốc nhiều và ở vùng đồi núi thấp và bậc thềm tạo thành những thung lũng tương đối bằng phẳng, thích nghi với các loại cây lương thực và cây ngắn ngày vùng nhiệt đới.
c. Khí hậu - thủy văn: * Khí hậu
Khí hậu của huyện mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, có gió lốc, mưa lũ và gió quét cục bộ, từ tháng 5 đến tháng 9 trong năm; mùa đơng lạnh, khơ hanh, có gió mùa đơng bắc, từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Do địa hình chia cắt mạnh nên hình thành các tiểu vùng khí hậu khác nhau.
- Nhiệt độ trung bình năm 21,40C, nhiệt độ cao nhất 36,30C, nhiệt độ thấp nhất 1 - 30C. Khí hậu trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ bình quân từ 250C - 270C.
+ Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 15,00C - 20,00C.
- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.600 mm.
* Thủy văn
Mạng lưới sông suối của huyện phân bố khá đồng đều, có một con sơng chính là sơng Vi Vọng, có lưu lượng nước tương đối lớn. Ngồi ra cịn có hệ thống các suối nhỏ và khe, rạch cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt cho đời sống nhân dân. Tuy nhiên lưu lượng nước phân bố không đều và thường cạn kiệt nước về mùa khô nên ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp của nhân dân.
e. Các nguồn tài nguyên 1. Tài nguyên đất
Theo bản đồ Thổ nhưỡng của huyện Quảng Uyên tỷ lệ 1/25.000, trên địa bàn huyện Quảng Un có các loại đất chính sau:
- Đất phù sa (Fl): 216,88 ha. - Đất Xám (X): 7.653,34 ha. - Đất đỏ (F): 291,90 ha. - Đất nâu (R): 4.781,15 ha. - Đất tích vơi (V): 3.025,59 ha.
- Đất xói mịn trơ sỏi đá : 12.128,70 ha.
Ngồi ra cịn có diện tích mặt nước và sơng suối 309,67 ha và núi đá 3.158,86 ha.
Nhìn chung Thổ nhưỡng huyện Quảng Uyên cho phép phát triển đa dạng các loại cây trồng, phù hợp với các loại cây trồng nhiệt đới. Tuy nhiên theo kết quả phân tích cho thấy phần lớn đất của huyện Quảng Un là đất xói mịn trơ sỏi đá chứng tỏ đất đã bị thối hóa nghiêm trọng, nên việc phục hồi nâng cao chất lượng đất là một nhiệm vụ quan trọng trong việc sử dụng đất.
2. Tài nguyên rừng
Rừng ở Quảng Uyên hiện nay chủ yếu là rừng phòng hộ; rừng sản xuất mới bước đầu được quy hoạch phát triển nên chiếm tỷ lệ rất thấp, cịn rừng đặc dụng khơng có. Trong tổng số 25.031,41 ha rừng hiện có, rừng sản xuất có 302,00 ha, chiếm 1,21%. Khả năng khai thác tài nguyên rừng rất hạn chế, sự đóng góp của rừng vào nền kinh tế chung là không đáng kể.
Rừng của huyện đa dạng phong phú, bao gồm các loại thực vật vùng nhiệt đới phát triển trên núi đá, núi đất. Tuy nhiên phần lớn diện tích đã chịu sự tác động của con người. Rừng nguyên sinh hầu như khơng cịn, hiện nay chủ yếu là rừng non, rừng tái sinh và rừng nghèo… Trong những năm gần đây nhờ sự đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng nên rừng đang có chiều hướng phục hồi với tốc độ khả quan. Tốc độ phát triển của thảm thực vật tự nhiên chia thành 2 vùng rõ rệt: Vùng núi đá tốc độ phát triển nhanh, khả năng tái tạo thảm thực vật lớn, vùng núi đá tốc độ sinh trưởng chậm địi hỏi phải có thời gian dài cho việc tái tạo thảm thực vật, vì vậy cần được bảo vệ và khai thác hợp lý để giữ gìn
thảm thực vật và bảo vệ mơi trường sinh thái.
3. Tài ngun khống sản
Hiện nay chưa phát hiện được tài nguyên khoáng sản lớn nào, tuy có quặng Mănggan nhưng trữ lượng không lớn, hàm lượng thấp.
4. Tài nguyên nhân văn:
Là huyện có nhiều dân tộc như Tày, Kinh, Nùng, Hmơng…(trong đó đơng nhất là dân tộc Nùng và dân tộc Tày). Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước Quảng Un ln là vùng đất có truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước và cách mạng. Các lễ hội văn hoá truyền thống vẫn được tổ chức thường xuyên như: Hội pháo hoa, hội thanh minh… Nhân dân các dân tộc có tinh thần đồn kết q hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, khơng chịu áp bức bóc lột, vượt qua khó khăn gian khổ về kinh tế, sự khắc nghiệp của thiên nhiên để từng bước đi lên.
5. Thực trạng cảnh quan môi trường
Quảng Uyên là huyện có địa hình cao, nhiều dãy núi, nhiều thác ghềnh, hang động. Đan xen là những sông suối, những dải đồi, bình nguyên, cao nguyên, những khu rừng tự nhiên, những vùng cây công nghiệp lâu năm và những cánh đồng tạo nên cảnh quan thiên nhiên đa dạng, phong phú. Bên cạnh đó là các di tích lịch sử, các thắng cảnh thiên nhiên, những bản làng đặc trưng của người vùng cao.
Cảnh quan thiên nhiên - lịch sử - con người Quảng Uyên đã hoà quyện để tạo nên bức tranh hùng vĩ, sống động cùng với khí hậu trong lành hấp dẫn du khách.
Tuy nhiên môi trường của Quảng Uyên cũng đã và đang bị xâm hại, diện tích rừng bị suy giảm trong một thời gian dài. Cùng với sự mất rừng là sự suy giảm tới mức báo động các lâm sản và động vật quý hiếm, dẫn đến sự suy giảm sinh thái, xói mịn đất. Nguồn nước của các con sông lớn trong mùa khô thường bị cạn kiệt, hiện tượng lũ lụt gây sạt lở đất và lũ quét đôi khi xảy ra. Hiện trạng di dân tự do cũng đã gây nên tình trạng bất ổn định về xã hội và có ảnh hưởng xấu đến mơi trường tự nhiên.
Quảng Un có tốc độ đơ thị hố cịn chậm, các hoạt động công nghiệp chưa phát triển. Tại các điểm dân cư tập trung có mật độ xây dựng lớn, các khu chợ, các khu dịch vụ… có lượng rác thải, nước thải nhiều nhưng chưa có hệ thống thu gom xử lý. Bên cạnh đó việc sử dụng phân hố học trong nông nghiệp, những tập quán sinh hoạt của đồng bào dân tộc… cũng gây ra ô nhiễm môi trường cục bộ.
Từ các đặc điểm trên, trong giai đoạn tới cùng với quá trình khai thác các nguồn lợi để phát triển kinh tế - xã hội cần có các biện pháp bảo vệ và trồng rừng, quản lý khai thác các nguồn tài nguyên, tổ chức xử lý chất thải, nước thải trên từng địa bàn đặc biệt ở các khu, cụm, điểm công nghiệp và đô thị.