Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính theo hướng hiện đại hóa phục vụ công tác quản lý đất đai huyện quảng uyên, tỉnh cao bằng (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH

2.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

a. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế

Trong những năm gần đây nền kinh tế của huyện có mức tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10%/năm. Các ngành sản xuất dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng… đều có bước phát triển đáng kể, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người đạt từ 300USD, bình quân lương thực đầu người đạt 543kg. Bước đầu nền kinh tế của huyện có sự chuyển dịch từ sản xuất tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng hóa, tạo tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo.

Nền kinh tế của huyện có sự chuyển dịch đúng hướng nhưng còn chậm và chưa vững chắc. Năm 2012 tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp 26%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên 28%; dịch vụ 46%.

b. Thực trạng phát triển các khu vực kinh tế * Khu vực kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp

Nhận thức được vai trị quan trọng của khu vực kinh tế nơng nghiệp trong việc ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện, trong thời gian qua huyện đã có nhiều chủ trương về đầu tư các vùng sản xuất trọng điểm, triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ban hành một số cơ chế chính sách mới phù hợp với điều kiện của huyện sau khi chia tách... nên ngành nông lâm nghiệp của Quảng Uyên phát triển khá tồn diện. Sản xuất nơng nghiệp chiếm tỷ trọng 26% trong cơ cấu kinh tế của huyện. Sự thay đổi về nhận thức của người nông dân cùng với sự tác động tích cực có hiệu quả của các cấp, các ngành làm cho năng lực sản xuất của người dân được tăng lên. Trong khi đó ngành lâm nghiệp của Quảng Uyên thời gian qua đã đạt được một số kết quả quan trọng, song nhìn chung chưa phát triển mạnh. Mặc dù rừng và nghề rừng có liên quan đến hơn 70% dân cư trong huyện (đặc biệt là ở vùng cao và vùng xa cuộc sống của gần 100% dân cư liên quan trực tiếp đến rừng), song rừng chưa tạo được nhiều việc làm thường xuyên, thu nhập của những người làm nghề rừng cịn thấp, kinh tế rừng chưa thực sự đóng góp tích cực vào cơng tác xóa đói

giảm nghèo. Tỷ lệ che phủ của rừng tuy tăng nhanh nhưng vẫn chưa bảo đảm được chức năng phòng hộ của khu vực.

* Khu vực kinh tế công nghiệp

Công nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp có bước phát triển nhanh và bền vững, ngoài những ngành nghề truyền thống như rèn đúc, dệt vải, hương thắp, giấy bản, ngành sản xuất vật liệu xây dựng… có bước phát triển khá. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hàng năm tăng bình quân 7,2%. Song nhìn chung quy mơ sản xuất các ngành nghề cịn nhỏ lẻ, chủ yếu là hộ gia đình, việc đầu tư mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm cịn nhiều khó khăn.

Năm 2012 tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 11.288 triệu đồng.

* Khu vực kinh tế dịch vụ

Hoạt động dịch vụ ở Quảng Uyên thời gian qua phát triển khá phong phú và đa dạng, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Các loại hình kinh tế được mở rộng cả về địa bàn lĩnh vực hoạt động, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách. Đặc biệt một số ngành như dịch vụ thương mại, du lịch, tài chính ngân hàng, bảo hiểm,…. có tốc độ phát triển nhanh.

c. Thực trạng phát triển dân số, lao động và việc làm * Dân số

Theo thống kê đến năm 2012 dân số của huyện có 49.212 người, trong đó nam có 25.502 người, chiếm 51,82% dân số, nữ có 23.710 người, chiếm 48,18% dân số; gồm các dân tộc Tày, Nùng, Kinh, H’Mơng…. Với dân số thành thị có 4.024 người, chiếm 8,18%; dân số nông thôn chiếm 45.188 người, chiếm 91,82%. Những năm gần đây do làm tốt công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình nên tỷ lệ tăng dân số của huyện

giảm còn 1,21 % năm 2012. * Lao động và việc làm

Nhìn chung cơ cấu lao động ở Quảng Uyên hiện nay có xu hướng chuyển dần từ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp sang nghành công nghiệp và dịch vụ.

Chất lượng lao động mặc dủ được cải thiện nhiều trong thời gian qua, song đánh giá chung cho thấy chất lượng nguồn nhân lực của Quảng Uyên còn tương đối thấp so với các địa phương khác, tỉ lệ lao động qua đào tạo chỉ chiếm khoảng 17.2%

tổng số lao động trong độ tuổi, tuy nhiên số lao động này lại tập trung chủ yếu ở thị trấn Quảng Uyên và các trung tâm cụm xã.

d. Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn

Hiện nay huyện Quảng Uyên có 01 thị trấn và 16 xã. Thị trấn Quảng Uyên là nơi đóng các cơ quan đầu não của huyện, là trung tâm mua bán, giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện.

Trong những năm gần đây khu vực thị trấn có nhiều thay đổi. Các cơng trình xây dựng như trụ sở làm việc của các cơ quan, các cơng trình phúc lợi xã hội, mạng lưới điện chiếu sáng đô thị, mạng lưới thông tin, bưu điện, phát thanh truyền hình, các dịch vụ ngành ngân hàng, thương mại… nhà ở được cải tạo, nâng cấp với kiến trúc khang trang.

Các điểm dân cư nông thôn phân bố rải rác với quy mô nhỏ tạo thành các quần cư làng, bản gần nguồn nước, dọc các thung lũng, ven các sườn đồi kín gió có thể khai thác đất để trồng trọt, chăn nuôi. Một số điểm của người Kinh, Tày, Nùng quy mô khá nằm gần các đầu mối giao thông, gần chợ…

Huyện cùng với các xã đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng: cải tạo, nâng cấp các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ, đường liên xã; cải tạo mở rộng hệ thống cấp nước, điện… Bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới và phát triển.

e. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

Trong những năm vừa qua có nhiều chương trình dự án đầu tư trên địa bàn huyện, nên nhiều cơng trình đã được xây dựng mới, nâng cấp cải tạo. Hệ thống các cơng trình thủy lợi đã được kiên cố hóa đảm bảo cho phục vụ sản xuất nơng nghiệp; đường giao thông cũng được nâng cấp và mở rộng; trường học cũng đang từng bước được kiên cố hóa; mạng lưới điện đang phát triển xuống một số cơ sở xã; bưu chính viễn thơng đã hình thành nối liền sự liên lạc giữa các vùng trong huyện, đáp ứng về nhu cầu trao đổi thông tin của nhân dân trong huyện.

* Giao thơng

Huyện có mạng lưới giao thơng tương đối hồn chỉnh, đã hình thành mạng lưới liên hoàn trong huyện và nối với các địa phương khác, nhưng chất lượng đường còn phải đầu tư lớn trong thời gian tới mới có thể đáp ứng được nhu cầu vận tải, lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân. Trên địa bàn huyện có các tuyến đường chính sau:

- Đường quốc lộ 3 nối từ xã Quốc Toản - huyện Trà Lĩnh chạy qua các xã Quốc Dân, Phúc Sen, Chí Thảo, Hồng Định, Hạnh Phúc nối với xã Lương Thiện của huyện Phục Hòa, mặt đường đã được trải thảm bê tông nhựa rất thuận lợi cho việc luân chuyển hàng hóa từ các vùng đến huyện.

- Đường 206 chạy qua địa phận huyện dài 9,6 km từ thị trấn Quảng Uyên chạy qua xã Quốc Phong, Quảng Hưng nối với huyện Trùng Khánh, mặt đường đã được rải thảm bê tông nhựa.

- Đường 207 chạy qua địa phận dài 20,4 km từ xã Độc Lập qua Cai Bộ nối với huyện Hạ Lang, mặt đường đã được rải thảm bê tông nhựa.

- Đường tỉnh lộ Cách Linh - Tà Lùng, qua 2 xã của huyện Quảng Uyên là thị trấn Quảng Uyên và xã Chí Thảo rồi nối huyện Phục Hịa.

Ngồi ra cịn có một hệ thống đường liên xã, liên thôn, bản… rất dày đặc. Tuy nhiên chất lượng đường còn xấu, nhất là hệ thống đường ở thôn, bản.

* Thủy lợi

Trên địa bàn huyện khơng có các cơng trình thủy lợi lớn, nhưng đã hình thành mạng lưới thủy lợi nội đồng trải khắp trên địa bàn huyện, đã phần nào đáp ứng được việc tưới tiêu và sinh hoạt của nhân dân. Trong thời gian chủ yếu là kiên cố hóa hệ thống kênh mương, nhằm nâng cao năng lực tưới và giảm lượng nước hao hụt.

* Giáo dục và đào tạo

Công tác giáo dục ngày càng được quan tâm và chú trọng, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, cơ sở vật chất phục vụ cho ngành giáo dục được đầu tư ngày càng lớn cả về số lượng và chất lượng. Qua các chương trình, dự án cùng với sự đóng góp của nhân dân trong huyện, hệ thống giáo dục trong huyện đã được hoàn thiện một bước. Các trường mới được xây dựng như trường tiểu học các xã Bình Lăng, Đồi Khơn, Cai Bộ, Hạnh Phúc, Hồng Quang…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính theo hướng hiện đại hóa phục vụ công tác quản lý đất đai huyện quảng uyên, tỉnh cao bằng (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)