CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH
2.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội gây áp lực đố
với đất đai
1. Những lợi thế
- Quảng Un có một vị trí rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, huyện được nối với thị xã Cao Bằng và nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa bởi quốc lộ 3, nối với huyện Trùng Khánh bởi đường 206 và huyện Hạ Lang đường 207, nằm
cách cửa khẩu Tà Lùng không xa, các vùng trong huyện đều được nối với nhau bởi các trục đường giao thông liên huyện, xã, thơn… Đó là điều kiện cơ bản và quan trọng nhất để phát triển một cách hệ thống và toàn diện.
- Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của huyện phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển các loại cây trồng vùng nhiệt đới, phần lớn diện tích đất canh tác của huyện là những thung lũng tương đối bằng phẳng, rất thuận tiện cho việc canh tác và vận chuyển sản phẩm. Mạng lưới sông suối phân bố khá đồng đều cũng tạo điều kiện thuận lợi để thâm canh tăng vụ.
- Nguồn lao động dồi dào ở nông thôn chưa được bổ sung triệt để. Trên thực tế còn một lượng lao động nhàn rỗi chưa được huy động. Nếu có hướng đào tạo ngành nghề cho số lao động này chắc chắn nguồn nhân lực sẽ phát huy tốt hơn.
- Trong nông nghiệp, bước đầu có sự chuyển đổi quan trọng về cơ cấu giống mới, trình độ thâm canh cây trồng vật nuôi đã được nâng lên, sản lượng lương thực bình quân đầu người tăng khá và ổn định, một số nông sản đã trở thành hàng hoá.
- Đời sống của nhân dân trong huyện từng bước được nâng cao, số hộ đói nghèo có xu hướng ngày càng giảm.
2. Những hạn chế
- Mặc dù có mạng lưới sông suối phân bố khá đồng đều nhưng lượng nước không ổn định, phải phụ thuộc rất nhiều vào lượng mưa. Mùa khô các con suối nhỏ thường cạn kiệt, nên gây khó khăn cho việc thâm canh tăng vụ.
- Rừng tự nhiên bị khai thác cạn kiệt trong thời gian dài làm mất đi sự cân bằng sinh thái và ảnh hưởng xấu đến sản xuất, đời sống của nhân dân.
- Nguồn khống sản nghèo nàn ảnh hưởng đến sản xuất cơng nghiệp, tác động xấu đến sự tăng trưởng kinh tế của huyện.
- Đất chưa sử dụng chủ yếu là núi đá, khả năng khai thác hạn chế, ảnh hưởng tới sự phát triển trong tương lai.
- Sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhưng tăng trưởng chưa vững chắc còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.
- Là một huyện miền núi có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh gây khó khăn cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, nhất là mạng lưới giao thông, hệ thống điện… Đồng
thời gây khó khăn cho việc bảo vệ phục hồi chất lượng đất. Hiện nay hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất lưu thơng hàng hố.
- Trình độ dân trí cịn thấp, tập qn canh tác cũ còn ảnh hưởng lớn đến sản xuất, sản xuất hàng hố mới bước đầu được hình thành chưa tạo được động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển.