Sau khi xây dựng xong CSDL SDE và CSDL LIS vào ViLIS 2.0 Enterprise thực hiện việc đồng bộ dữ liệu khơng gian và dữ liệu thuộc tính, hồn thành yêu cầu xây dựng CSDL địa chính.
Hình 3.16. Cơ sở dữ liệu địa chính được xây dựng và quản lý trong phần mềm ViLIS 2.0 Enterprise
Công việc quản trị CSDL địa chính trong ViLIS được thực hiện bởi Phân hệ Quản trị CSDL và Phân hệ Quản trị người sử dụng như đã trình bày ở trên.
Việc vận hành, khai thác sử dụng CSDL địa chính, cập nhật, chỉnh lý dữ liệu địa chính theo tác nghiệp chun mơn được thực hiện trong các Phân hệ sau:
- Phân hệ Kê khai đăng ký: Cung cấp các chức năng chính phục vụ tác nghiệp của các Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh, huyện theo quy định hiện hành về lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính.
- Phân hệ Biên tập bản đồ: Thực hiện chức năng quản lý bản đồ: hiển thị bản đồ địa chính, kiểm tra tính đồng nhất, đảm bảo tính đúng đắn, tránh dư thừa dữ liệu của CSDL bản đồ; thực hiện các thao tác bản đồ: chia tách thửa đất, gộp thửa đất, thay đổi hình dạng thửa (biên tập bản đồ địa chính).
- Phân hệ Tra cứu tìm kiếm: Cung cấp các chức năng về tra cứu tìm kiếm trên hệ thống, trên mạng internet, trên mạng diện rộng intranet.
- Phân hệ Quản trị danh mục: Thực hiện các chức năng quản trị CSDL cập nhật danh mục thư viện của hệ thống như: danh mục mục đích sử dụng; danh mục đối tượng sử dụng; danh mục tờ bản đồ; danh mục hệ toạ độ; danh mục địa danh hành chính tỉnh, huyện, xã.
- Phân hệ Hồ sơ địa chính: Cung cấp chức năng về việc thành lập và in ấn các sổ sách địa chính, in ấn bản đồ địa chính sau khi được cập nhật.
- Phân hệ Quản lý kho hồ sơ địa chính: Thực hiện các chức năng về lưu trữ hồ sơ địa chính theo các thời kỳ, đảm bảo quản lý hồ sơ lịch sử thửa đất.
Giải pháp cơng nghệ chính của xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu đất đai và hiện đại hoá hệ thống quản lý đất đai là hệ thống phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu đất đai. Có thể nói phần mềm ViLIS là một phần mềm hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu. Mục tiêu chính của ViLIS là cung cấp hệ thống phần mềm để tạo ra một môi trường làm việc hiện đại và thống nhất cho công tác quản lý đất đai. Phần mềm ViLIS đã và đang tiếp tục được nâng cấp để đáp ứng được những yêu cầu chung của hiện đại hố cơng tác quản lý đất đai nói chung cũng như những yêu cầu kỹ thuật đặt ra của chuẩn dữ liệu địa chính.
3.2. Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính huyện Quảng Uyên
3.2.1. Thực hiện cơng tác đo vẽ bản đồ, hồn thành cơng tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Công tác đo vẽ bản đồ đòi hỏi rất nhiều kinh phí trong việc thực hiện bởi nó liên quan đến cơng nghệ hiện đại và trình độ của người thực hiện cơng việc này. Đất đai thường xuyên biến động liên tục dẫn đến sự thay đổi rất nhiều vì vậy xây dựng bản đồ cần thực hiện chỉnh lý bản đồ, đây là cơng việc địi hỏi thời gian và chi phí, song cơng tác đo đạc, chỉnh lý biến động bản đồ là công cụ quan trọng giúp cho huyện Quảng Uyên thực hiện tốt và có hiệu quả việc quản lý đất đai.
Tuy nhiên để thực hiện cơng tác trên thì Phịng Tài nguyên và Môi trường huyện cần tiếp tục tiến hành bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện dự án tổng thể, xây dựng một hệ thống bản đồ và hồ sơ địa chính cho phù hợp với tình hình hiện tại của địa phương.
Công tác đo vẽ bản đồ địa chính phải được thực hiện đồng thời với công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính. Ngay sau khi đo vẽ xong bản đồ địa chính gốc cần nhanh chóng tổ chức thực hiện đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính ban đầu. Trong cơng tác này cần xử lý dứt điểm tính pháp lý và hợp pháp về quyền sử dụng đất, giải quyết các
tranh chấp về đất đai. Sau đó tiến hành chỉnh lý bản đồ cho phù hợp với tình hình thực tế.
Bên cạnh xây dựng bản đồ địa chính cần có chính sách trong việc quản lý chất lượng đo vẽ, tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng đo đạc của tất cả các lực lượng tham gia vào công tác này.
Huyện cần áp dụng khoa học kỹ thuật trong công tác đo vẽ bản đồ (đo vẽ bản đồ địa chính bằng cơng nghệ GNSS) đảm bảo độ chính xác cao theo đúng các thơng tư, quy phạm hiện hành, tiến hành triển khai đo vẽ, chỉnh lý biến động trên địa bàn các xã thuộc huyện Quảng Un: Độc Lập, Cai Bộ, Hạnh Phúc, Chí Thảo. Ngồi ra Huyện cũng cần có phương án hồn thành cơng trình xây dựng hệ thống bản đồ địa hình bao trùm tồn huyện, hệ thống lưới địa chính của huyện, xây dựng hệ thống thu nhận ảnh hàng không – vệ tinh cung cấp đầy đủ thông tin cho quản lý, xây dựng hệ thống ảnh kết nối bản đồ nền tạo nên cơ sở dữ liệu địa lý cơ bản phục vụ quản lý ở địa bàn các xã bằng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống phần mềm chuẩn, thống nhất thành lập, quản lý bản đồ, hồ sơ địa chính.
Đối với cơng tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong những năm tới cần tập trung, hướng dẫn để cơ bản hồn thành cơng tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để quản lý chặt chẽ đất đai, chúng ta cần sớm nhất có được hệ thống hồ sơ địa chính, bản đồ địa chính hồn chỉnh. Vì vậy đây là nhiệm vụ thường xuyên nhưng có tầm quan trọng đặc biệt. Trong quá trình xây dựng hồ sơ địa chính ban đầu, chúng ta cần triển khai chỉnh lý biến động. Việc chậm chỉnh lý biến động trên địa bàn huyện Quảng Uyên như hiện nay sẽ làm cho quá trình quản lý diễn ra phức tạp hơn và lãng phí nhiều hơn. Quá trình đăng ký, lập hồ sơ địa chính phải kết hợp chặt chẽ với q trình tin học hóa hệ thống quản lý bằng việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai (LIS).
Thực hiện công tác đăng ký thống kê đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chuyển biến mang tính quan trọng về quản lý đất đai. Chính vì lý do này huyện cần đẩy nhanh tiến độ và sớm hồn thành cơng tác này. Đẩy nhanh việc cấp Giấy chứng nhận và quyền sở hữu trên địa bàn các xã trên địa bàn huyện và phải xem cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là khâu đột phá trong quản lý đất đai.
Khi mà cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện dần chuyền dịch từ nông nghiệp sang cơng nghiệp dịch vụ thì u cầu đặt ra phải bắt đầu từ từ chuyển đổi cơ cấu sử dụng các nguồn đầu tư gồm lao động, đất đai, vốn, khoa học công nghệ, để thực hiện chuyển dịch đất đai phù hợp cần khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý nhà nước, xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính hồn chỉnh để quản lý đất đai chặt chẽ. Và cần thực hiện được phương hướng và nhiệm vụ nêu trên.
3.2.2. Quản lý, cập nhật, chỉnh lý biến động bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính
- Đây chính là giải pháp nhằm tăng cường giá trị tài liệu của hồ sơ địa chính trong công tác quản lý đất đai. Việc tổ chức cập nhật biến động bản đồ và hồ sơ địa chính cần được thực hiện một cách có hệ thống bằng cách hướng cán bộ địa chính cấp cơ sở theo dõi, phát hiện, đăng ký biến động, hàng tháng báo cáo cho cơ quan địa chính cấp trên về tình hình biến động đất đai bằng văn bản. Sau đó cơ quan địa chính cấp trên tổ chức chỉnh lý biến động nếu biến động vượt quá 40% thì tổ chức đo vẽ lại; tổ chức chỉnh lý hồ sơ địa chính trong cơ sở dữ liệu.
- Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Quảng Uyên chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra định kỳ việc thực hiện đăng ký biến động đất đai, chỉnh lý bản đồ và hồ sơ địa chính ở các xã, thị trấn theo đúng quy định hiện hành. Tuy nhiên để các tài liệu hồ sơ địa chính phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất đai thì chúng ta cần tổ chức kiểm tra biến động thường xuyên, rà sốt lại hệ thống hồ sơ địa chính đã lập và tổ chức đăng ký biến động dứt điểm những trường hợp phát sinh chưa đăng ký. Đồng thời có kế hoạch chỉnh lý các sai sót tồn tại, hồn thiện hệ thống bản đồ và hồ sơ địa chính đã thiết lập đúng quy định của Tổng cục Quản lý đất đai. Đây là việc làm cần thiết để giải quyết tồn đọng và đưa dần việc đăng ký biến động thành một cơng tác thường xun và có tính liên tục.
3.2.3. Cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong cơng tác quản lý địa chính
Huyện Quảng Un cần có những kế hoạch biện pháp nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính trong cơng tác quản lý đất đai gồm hai việc trọng tâm cần tiến hành song song cùng lúc, từng bước tiến hành kiện toàn bộ máy quản lý đất đai, kiện toàn đội ngũ làm công tác quản lý đất đai và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong
quản lý đất đai theo hướng đơn giản hóa. Hai khâu của công tác này cần được tiến hành đồng bộ và bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Cần tiến hành cải cách một cách triệt để thì mới đạt hiệu quả và mục tiêu đề ra.
3.2.4. Tăng cường kinh phí và nguồn lực cán bộ phục vụ công tác quản lý hồ sơ địa chính
Qua cơng tác quản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Quảng Uyên, một điều nhận thấy là kinh phí có vai trị quan trọng dẫn đến tiến độ thực hiện cơng tác này. Nếu như kinh phi được đáp ứng đầy đủ thì cơng việc sẽ được thúc đẩy nhanh. Nhưng đây cũng là một điều khó khăn bởi nó địi hỏi rất nhiều kinh phí hỗ trợ cho cán bộ, những người thực hiện cơng tác này. Nó là tổng hợp của rất nhiều cơng việc vì vậy rất tốn kém. Có kinh phí thì hoạt động của bộ máy quản lý đất đai sẽ có hiệu quả hơn, cơng tác chỉnh lý biến động về đất đai sẽ được thúc đẩy nhanh hơn, khuyến khích những người làm cơng tác này, nâng cao trách nhiệm của những người liên quan. Do vậy cần nhanh chóng huy động nguồn vốn vào thực hiện công tác này. Việc quản lý hồ sơ địa chính và áp dụng cơng nghệ thơng tin trong việc quản trị dữ liệu địi hỏi đội ngũ nhân lực có chun mơn cao và trách nhiệm lớn, có kĩ năng phân tích, tổng hợp xử lý thơng tin. Tuy nhiên để có được đội ngũ cán bộ làm tốt công tác trên thì ta phải có được chính sách đối với cán bộ địa chính mà trước hết phải tạo ra sự chuyển biến về nhận thức của họ về mối quan hệ đất đai trong nền kinh tế thị trường, hiểu được vai trò của đất đai, ý nghĩa, tác dụng của cơng tác lập hồ sơ địa chính để thay đổi tư duy làm việc và ý thức hơn trách nhiệm làm việc của mình. Tiếp đến cần đào tạo một cách có hệ thống đội ngũ cán bộ địa chính để nâng cao trình độ chun mơn; có chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích động viên để họ làm việc hiệu quả, sáng tạo.
- Nâng cao năng lực trình độ chun mơn và tin học cho cán bộ một cách thường xuyên. Ví dụ, tiến hành tập huấn cho các cán bộ địa phương về phần mềm quản lý hồ sơ địa chính, về viết và cấp GCNQSDĐ.
- Cùng với việc bổ sung nhân lực, cần xác định lại chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Phòng Tài nguyên - Môi trường và VPĐKQSDĐ. Trong điều kiện chưa thành lập được Văn phịng đăng ký thì Phịng tài ngun và mơi trường cấp huyện phải triển khai thực hiện ngay.
- Đảm bảo tính ổn định, chuyên nghiệp cho cán bộ Địa chính. Cán bộ địa chính cấp cơ sở phải công tác liên tục ở địa bàn, không luân chuyển theo nhiệm kỳ của UBND và Hội đồng nhân dân cấp hành chính, khơng kiêm nhiệm cơng tác khác (quản lý xây dựng đô thị, giao thơng,...).
- Đảm bảo chế độ chính sách thỏa đáng và ổn định cho cán bộ địa chính, quan tâm và có chế độ bồi dưỡng lâu dài cho đội ngũ cán bộ hợp đồng. Bên cạnh các chính sách khuyến khích, nâng cao tinh thần trách nhiệm làm việc, cần có quy định xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp cán bộ, cơng chức cố tình cản trở, kéo dài, gây phiền hà cho nhân dân.
- Duy trì và mở rộng quan hệ quốc tế trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực thể chế; duy trì và đẩy mạnh hợp tác trong việc cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực quản lý đất đai.
3.2.5. Giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện Quảng Uyên
a. Đặc điểm thông tin đất đai ở huyện Quảng Uyên
- Thông tin đất đai đều được thể hiện vừa cả dưới dạng thông tin địa lý vừa dưới dạng thơng tin thuộc tính, có cấu trúc nên khối lượng thơng tin rất lớn, chi phí để thu thập số liệu cũng rất lớn. Khu vực miền núi thường gặp nhiều khó khăn hơn so với khu vực đơ thị do nguồn kinh phí đầu tư hạn hẹp hơn, địa hình phức tạp hơn.
- Các thửa đất ở khu vực nơng thơn và miền núi thường có diện tích lớn hơn so với khu vực đô thị dẫn đến mật độ thửa đất khơng cao. Do đó, cũng có một ảnh hưởng là ranh giới thửa đất thường được xác định khó khăn ngồi thực địa do diện tích các thửa lớn, dẫn đến khó khăn cho việc đảm bảo tính xác thực của dữ liệu khơng gian nên các tranh chấp về đất đai cũng thường xuyên xảy ra.
- Đặc biệt, ở các huyện trung du, miền núi, địa hình bán sơn địa, đất thường dốc, dễ bị xói mịn, trượt lở dẫn đến diện tích thửa đất dễ thay đổi.
- Diện tích đất rừng (gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất), cây lâu năm, đất chưa sử dụng chiếm tỉ lệ khá lớn với diện tích tới hàng chục, trăm hecta.
- Các biến động trên đất đai chủ yếu là việc thay đổi quyền sử dụng, thay đổi mục đích sử dụng, tách, nhập các thửa đất, cho tặng.
- Hệ thống dữ liệu đất đai của huyện hiện nay còn chưa đầy đủ và chưa phản ánh đúng thực trạng sử dụng đất đai. Biến động về đất đai diễn ra liên tục nhưng việc
chỉnh lý biến động cịn chậm và vướng mắc nhiều khó khăn.
- Chi phí đối với xây dựng CSDL địa chính sẽ chủ yếu (tới 80%) là cho việc xây dựng, thu thập dữ liệu. Việc cập nhật, thay đổi số liệu sẽ diễn ra hàng tháng. So với thông tin của ngành khác (như tài chính chẳng hạn) khối lượng biến động khơng lớn lắm, hàng năm cỡ 5% tới 10% trên tổng số, nhưng thơng tin lại được lưu trữ tồn bộ, phục vụ các nhu cầu tra cứu diễn biến lâu dài. Như vậy, cứ khoảng 7-10 năm số liệu trong hệ thống sẽ tăng gấp đôi.
Chính vì đặc điểm thơng tin đất đai của huyện Quảng Uyên như trên yêu cầu đặt ra là xây dựng một mơ hình cơ sở dữ liệu địa chính huyện Quảng Un hồn thiện