Tra cứu thông tin đất đai trên mạng Internet của tỉnh Vĩnh Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính theo hướng hiện đại hóa phục vụ công tác quản lý đất đai huyện quảng uyên, tỉnh cao bằng (Trang 44 - 47)

Tuy nhiên, nhiều địa phương còn lại việc xây dựng CSDL địa chính mới chỉ dừng lại ở việc lập bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính dạng số cho riêng từng xã ở một số địa bàn mà chưa được kết nối, xây dựng thành CSDL địa chính hồn chỉnh nên chưa được khai thác sử dụng hiệu quả và không cập nhật biến động thường xuyên. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do nhận thức về CSDL địa chính hiện nay chưa đầy đủ, việc đầu tư xây dựng CSDL địa chính ở các địa phương chưa đồng bộ và các bước thực hiện chưa phù hợp.

Ở nước ta, hệ thống bản đồ và hồ sơ địa chính là 2 loại dữ liệu cơ bản để xây dựng CSDL địa chính phục vụ quản lý đất đai. Tuy nhiên, hệ thống dữ liệu bản đồ ở nước ta còn chưa đầy đủ, độ chính xác khơng cao và chưa được chuẩn hóa trọn vẹn, đặc biệt với các bản đồ được lập từ những năm 90 của thế kỷ trước do những nguyên nhân khác nhau như chiến tranh, hoàn cảnh kinh tế,... Với sự nỗ lực rất lớn của toàn ngành quản lý đất đai cũng như sự áp dụng công nghệ hiện đại, từ những năm 1990 trở lại đây, cơng tác thành lập bản đồ địa chính ở nước ta đã có những bước tiến như cả nước đã thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính với khoảng 76% diện tích cần đo đạc tính đến tháng 11/2011 [25]. Nhưng vấn đề tồn tại trong q trình hồn thiện CSDL

địa chính mà nước ta đang mắc phải là dữ liệu bản đồ còn nằm ở nhiều định dạng khác nhau (chủ yếu là *.dgn của Microstation và *.dwg / *.dxf của Auto CAD).

Trong khi đó, hệ thống sổ sách cũ nát, hư hỏng, không được cập nhật thường xuyên và thiếu đồng bộ. Mặc dù, công nghệ thông tin đã được áp dụng ở nước ta để quản lý hồ sơ địa chính, tuy nhiên, nó mới chỉ như một phương tiện để soạn thảo và lưu trữ các văn bản ở hầu hết các đơn vị thuộc khu vực đô thị và các đơn vị cấp huyện trở lên ở khu vực nông thôn. Đây cũng là mức độ thấp nhất của việc áp dụng công nghệ thông tin. Các dữ liệu bản đồ và các dữ liệu trong văn bản được xây dựng không được lưu trữ theo các nguyên tắc tổ chức của CSDL, hay nói khác đi là được xây dựng không theo một quy chuẩn dữ liệu nhất định. Điều này dẫn đến việc phân tích và xử lý thơng tin vẫn rất khó khăn, năng suất lao động thấp, khả năng xảy ra sai sót lớn.

Thực tế ở nước ta đã sử dụng khơng ít các phần mềm khác nhau để hỗ trợ việc xây dựng CSDL địa chính như MS Access, PLIS, CILIS, VILIS,… Một trong những CSDL địa chính được triển khai thử nghiệm trong thực tế là CSDL được xây dựng bởi phần mềm ViLIS. ViLIS là phần mềm được biết đến nhiều nhất ở Việt Nam và từ năm 2007, Bộ TN&MT đã có Quyết định cho phép sử dụng thống nhất phần mềm này tại VPĐKQSDĐ cấp tỉnh và cấp huyện phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương. Nhưng thực tế, hiệu quả áp dụng các phần mềm này vào công tác quản lý hệ thống hồ sơ địa chính ở nước ta cịn thấp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hơn nữa, trình độ tin học của cán bộ địa chính cũng như khả năng cơ sở hạ tầng còn chưa đồng bộ ở các địa phương.

1.3.4. Tổng quan hệ thống hồ sơ địa chính và nhu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tỉnh Cao Bằng

Cao Bằng là tỉnh miền núi vùng cao biên giới, có địa hình chia cắt mạnh và phức tạp. Với diện tích đất chủ yếu là đất nông nghiệp và lâm nghiệp, hiệu quả sử dụng đất cịn thấp, trong khi đó diện tích các loại đất chuyên dùng, đất xây dựng khu công nghiệp, đất xây dựng đô thị và đất xây dựng khác còn nhiều nhưng việc quản lý và sử dụng đất gặp nhiều khó khăn do hệ thống bản đồ và sổ sách địa chính khơng cịn phù hợp với hiện trạng thực tế.

Hệ thống địa chính tỉnh Cao Bằng bao gồm hệ thống bản đồ và sổ sách địa chính. Hệ thống bản đồ của các huyện Bảo Lạc, Hạ Lang, Hà Quảng, Hịa An, Ngun

Bình, Phục Hịa, Quảng Uyên, Thạch An, Thông Nông, Trà Lĩnh, Trùng Khánh và thành phố Cao Bằng của tỉnh về cơ bản được xây dựng theo các thông tư, quy phạm cũ không cịn phù hợp với hiện trạng hiện nay. Có nhiều biến động lớn liên quan đến đất đai, tuy nhiên việc chỉnh lý cập nhật biến động cịn chậm, hiệu quả thấp. Trong khi đó kinh phí cho cơng tác đo đạc lập mới bản đồ các khu vực huyện, thị trấn trên địa bàn tỉnh cịn ít, khơng đủ điều kiện để tiến hành đo đạc lập mới bản đồ đảm bảo độ chính xác cao theo các quy phạm thông tư mới nhất. Một số huyện của tỉnh như huyện Hòa An, huyện Quảng Uyên cũng đã tiến hành những dự án chỉnh lý bản đồ các tỷ lệ nhưng hiệu quả chưa cao và độ chính xác kém. Chính vì vậy hệ thống bản đồ các khu vực của tỉnh Cao Bằng hiện nay còn chưa phù hợp với hiện trạng thực tế. Hệ thống sổ sách địa chính tại các huyện chưa được cập nhật thường xuyên, liên tục và đồng bộ giữa các cấp quản lý, việc chỉnh lý các biến động trên bản đồ có độ chinh xác kém. Địa bàn đất đai của tỉnh Cao Bằng lại tương đối rộng lớn, có nhiều biến động trong khi đó thị trường bất động sản thiếu tính minh bạch, thêm vào đó địa hình phức tạp, diện tích lớn, việc xác định ranh giới thửa đất khó khăn, biến động đất đai do người sử dụng đất thực hiện các quyền của mình hay nhận thức của người dân đặc biệt là các khu vực có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như Thông Nông, Hạ Lang cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến công tác cấp GCNQSDĐ các khu vực trên địa bàn tỉnh Cao Bằng dẫn đến khối lượng kê khai đăng ký cấp GCNQSDĐ của tỉnh cịn chưa cao.

Để giải quyết những khó khăn về thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính của tỉnh Cao Bằng yêu cầu đặt ra cần phải thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính theo hướng tiên tiến nhằm xây dựng hiện đại hóa cơng tác quản lý nhà nước về đất đai theo công nghệ số, đảm bảo kết nối chặt chẽ, đồng bộ và thống nhất giữa các loại hồ sơ địa chính với nhau, tạo cơ sở cho việc quản lý, khai thác cung cấp thông tin dữ liệu đất đai, hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về đất đai được thuận tiện và có hiệu quả; xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất trong toàn tỉnh là cơ sở để xây dựng, hoạch định chính sách và theo dõi việc thực hiện chính sách có hiệu quả. Cung cấp cho các nhà quản lý các cấp, các thông tin cần thiết để giải quyết những vấn đề về đất đai và các khiếu nại, tranh chấp liên quan đến đất đai, có khả năng kết nối về các hệ thống có liên quan đến đất đai khác để phục vụ cơng tác quản lý đất đai một cách tồn diện và hiệu quả.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH HUYỆN QUẢNG UYÊN, TỈNH CAO BẰNG 2.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội.

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý: a. Vị trí địa lý:

Huyện Quảng Uyên là huyện miền núi, nằm ở phía Đơng của tỉnh Cao Bằng, có diện tích tự nhiên 38.587,84 ha, chiếm 5,73% diện tích của tỉnh Cao Bằng, gồm 16 xã và 01 thị trấn, nằm trong tọa độ địa lý từ 105016’ đến 105038’ kinh độ đông; 22038’ đến 23005’ vĩ độ bắc.

- Phía Đơng giáp huyện Hạ Lang; - Phía Tây giáp huyện Hịa An; - Phía Nam giáp huyện Phục Hịa;

- Phía Bắc giáp huyện Trà Lĩnh và huyện Trùng Khánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính theo hướng hiện đại hóa phục vụ công tác quản lý đất đai huyện quảng uyên, tỉnh cao bằng (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)