Như vậy, việc xây dựng CSDL địa chính ở nước ta sẽ dựa trên một số quy định theo Thông tư 09/2007/TT-BTNMT về hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính; Thơng tư 17/2009/TT-BTNMT về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất và Thông tư 17/2010/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính. Tuy nhiên, CSDL địa chính được xây dựng cũng phải gắn với các đặc điểm quản lý, sử dụng đất của địa phương để thể hiện đầy đủ mối quan hệ con người – thửa đất nhằm đảm bảo cung cấp thông tin cho công tác quản lý đất đai cũng như nhu cầu của người dân, cộng đồng.
Việc xây dựng CSDL địa chính phải tuân theo các nguyên tắc quy định tại Điều 10 Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT ngày 04/10/2010, cụ thể như sau:
- Việc xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng dữ liệu địa chính phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan, kịp thời và thực hiện theo quy định hiện hành về lập hồ sơ địa chính, cấp GCN.
- CSDL địa chính phải được xây dựng theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) và được tổ chức, quản lý ở quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) và ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh).
- CSDL địa chính cấp huyện là tập hợp CSDL địa chính của tất cả các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện. CSDL địa chính cấp tỉnh là tập hợp CSDL địa chính
Thửa đất Quyền Con người ngày sinh tên tình trạng cơng dân dạng cơng ty (làm việc) giá trị diện tích nhận dạng quyền sử dụng địa chỉ nghề nghiệp quyền hợp pháp địa chỉ mục đích sử dụng đặc điểm tự nhiên
được tổng hợp từ tất cả các đơn vị hành chính cấp tỉnh trên phạm vi cả nước. Mức độ tổng hợp do Tổng cục Quản lý đất đai quy định cụ thể sao cho phù hợp với yêu cầu quản lý của từng giai đoạn.
1.3.3. Tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở Việt Nam
Trong nhiều năm qua, các địa phương đã quan tâm, tổ chức triển khai xây dựng CSDL địa chính ở nhiều địa bàn gắn với đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản khác gắn liền với đất. Một số tỉnh (điển hình như Đồng Nai, An Giang, Vĩnh Long) và một số quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh khác (Hải Phòng, Nam Định, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận, Hồ Chí Minh) đã cơ bản xây dựng CSDL địa chính và đã tổ chức quản lý, vận hành phục vụ yêu cầu khai thác sử dụng rất hiệu quả và được cập nhật biến động thường xuyên ở các cấp tỉnh, huyện [24].
Hình 1.5. Trang web cung cấp thơng tin địa chính trên mạng Internet xã Đơng Thành, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long