Tăng trưởng GDP, cơ cấu kinh tế và thu nhập bình quân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới cộng đồng dân cư huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 37 - 42)

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2010 Năm 2015 Năm 2020 Năm 2030 Tốc độ tăng trƣởng (%) 2010- 2015 2016- 2020 2021- 2030 1. Tổng GDP, giá 1994 tỷ đồng 72.913 128.498 216.527 536.602 12,0 11,0 9,5 Dịch vụ tỷ đồng 37.377 66.446 112.777 286.611 12,2 11,2 9,8 Công nghiệp, xây dựng tỷ đồng 31.001 57.118 98.435 243.944 13,0 11,5 9,5 Nông lâm thuỷ sản tỷ đồng 4.535 4.934 5.315 6.048 1,7 1,5 1,3

2. Tổng GDP, giá hiện hành

tỷ đồng

Dịch vụ tỷ đồng 130.778 337.733 745.550 2.733.991 Công nghiệp, xây dựng tỷ đồng 103.127 259.838 560.009 1.884.232 Nông lâm thuỷ sản tỷ đồng 15.195 24.361 33.376 54.887

3. Cơ cấu % 100 100 100 100

Dịch vụ % 52,5 54,3 55,7 58,5 Công nghiệp, xây dựng % 41,4 41,8 41,8 40,3 Nông lâm thuỷ sản % 6,1 3,9 2,5 1,2

4. GDP HH theo USD tỷ USD 13,3 29,7 56,8 150,3

GDP/người theo USD USD 2.021 4.079 7.135 15.962

Nguồn: QHTT phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tháng 3/2011

b. Các chỉ số phát triển văn hóa-xã hội

- Tỷ lệ đơ thị hóa đến năm 2030 đạt 65-68%.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng >55% vào năm 2015 và 70-75% vào năm 2020. - Việc làm: Giải quyết cho 15,5-16 vạn lao động mỗi năm

- Giáo dục phổ thơng: Đến năm 2020 có trên 65-70% số trường học phổ thông đạt chuẩn Quốc gia.

- Y tế: Năm 2012 đạt 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế. Năm 2015 đạt tỷ lệ 35 giường bệnh/1 vạn dân và năm 2020 đạt khoảng 42 giường bệnh/1 vạn dân.

- TDTT: Tỷ lệ dân số tham gia luyện tập TDTT thường xuyên tăng đạt 37-38% năm 2020.

- Giao thông công cộng đến năm 2020 đạt 35-45% nhu cầu đi lại của người dân.

- Phát triển hệ thống cấp nước, đảm bảo 100% các hộ gia đình (cả đơ thị và nơng thơn) sử dụng nước sạch.

- Phát triển hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đạt 80%, hệ thống xử lý và thu gom nước thải các khu cụm công nghiệp, làng nghề đạt 100% đến năm 2020.

- Nâng diện tích nhà ở khu vực đơ thị lên > 30m2/người vào năm 2030.

- Nâng chỉ tiêu đất cây xanh công viên đạt 10-15m2/người vào năm 2030.

c. Dự báo phát triển dân số, phân bố dân cư và lao động

* Căn cứ dự báo dân số

Dân số Thủ đô được dự báo dựa trên các cơ sở về:

- Xu thế gia tăng dân số chuỗi thời gian 1994-2009 của toàn thành phố, quận, huyện… Hà Nội để rút ra quy luật phát triển và đề xuất phương hướng 10-20 năm tới.

- Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH thành phố Hà Nội và các ngành.

- Dự báo dân số trong Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội.

- Khả năng quỹ đất có thể dung nạp và tính chất của từng khu vực phát triển - Vốn đầu tư phát triển đô thị

Dựa vào quy luật phát triển dân số hàng chục năm qua như phân tích trên (có tác động kinh tế của thời kỳ “đổi mới”) và những đặc thù của Thủ đô như sau:

+ Hà Nội có ngàn năm văn hiến, có tiềm năng phát triển kinh tế dựa trên thế mạnh về vai trò đứng đầu cả nước - Thủ đơ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trung tâm văn hóa, khoa học, giáo dục, tài chính, thương mại và là cửa ngõ thông thương với thị trường trong nước và quốc tế. Hà Nội đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội của cả nước vẫn thuộc hàng đầu, chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh.

+ Hoàng thành Thăng Long, thành cổ Cổ Loa, Văn Miếu cùng hàng loạt cơng trình chùa chiền, bảo tàng lịch sử-văn hóa, bảo tàng quân sự…và danh lam thắng cảnh vơ cùng hấp dẫn khách du lịch trong và ngồi nước.

+ Hà Nội dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học với đội ngũ cán bộ có trình độ cao và ngày càng đơng đảo. Khu cơng nghệ cao Hịa Lạc 1.600 ha sẽ đáp ứng yêu cầu cho các nhà sản xuất xuất khẩu thiết bị viễn thơng và văn phịng, các linh kiện điện tử và các lĩnh vực công nghệ cao khác, các viện nghiên cứu quan trọng và mạng lưới các trường đại học sẽ được phân bổ tại các đô thị mới, tạo động lực hình thành đơ thị Hịa Lạc, Xn Mai, Sóc Sơn…

+ Một vài trung tâm nghiên cứu và phát triển sinh học sẽ được xây dựng theo chuẩn quốc tế tại khu vực giữa vành đai 3 và 4. Nơi đây sẽ đào tạo nguồn nhân lực và sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học, gồm cả các cây chuyển gen với mục đích tăng năng suất cây trồng, các chất hóa sinh và các loại vắcxin cho con người.

+ Các hoạt động liên quan đến kỹ thuật y sinh gồm thiết bị đo đạc y sinh, vật liệu sinh học, công nghệ sinh học và thông tin sinh học sẽ được đầu tư tại các trường đại học và viện nghiên cứu.

+ Sự xuất hiện ngày càng nhiều các ngân hàng quốc tế và trong nước, các công ty đa quốc gia, các công ty dịch vụ tài chính với trình độ cơng nghệ hiện đại sẽ là điều kiện phát triển nhanh, mạnh ngành công nghệ thông tin và các ngành công nghiệp gia công xử lý phần mềm. Hà Nội hiện đang hấp dẫn các cơng ty trên. Chi phí đầu tư thấp, dân số trẻ, lại được đào tạo bài bản và những kinh nghiệm học được từ các công ty đa quốc gia hiện là những lợi thế để Hà Nội tăng cường đẩy mạnh các loại hình dịch vụ, các hoạt động hỗ trợ khách hàng qua mạng lưới viễn thơng và văn phịng hành chính-kinh tế. Từ đó sẽ tăng cầu các khu văn phòng loại A và nhà ở chung cư cao cấp.

Để phù hợp với từng tính chất, chức năng, kịch bản phát triển kinh tế và vốn đầu tư phát triển hạ tầng đô thị tăng trưởng cơ học trong từng giai đoạn của mỗi đô thị sẽ quyết định tăng trưởng dân số khác nhau, quyết định khả năng thu hút dân, thu hút lực lượng

lao động cũng như tốc độ đơ thị hóa trên địa bàn Thủ đơ đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.

Đây chính là điều kiện tiên quyết quy mô dân số được phân bổ cho các đô thị và khu đô thị. Tuy nhiên có xem xét khả năng quỹ đất có thể dung nạp và vốn đầu tư phát triển đô thị để đảm bảo phát triển thành phố bền vững cho lâu dài.

Dự báo dân số đô thị

Dự báo quy mơ dân số được tính tốn dựa vào cơ sở động lực phát triển thành phố trên và áp dụng phương pháp tính hàm số ngoại suy theo một mơ hình xu thế (hàm tốn

học) cho tồn thành phố, 5 đơ thị vệ tinh, thị trấn và các huyện nông thôn 1

Phân bố dân số tại trung tâm đô thị, các đô thị vệ tinh... tùy thuộc vào tính chất-chức năng đơ thị, động lực phát triển, các yếu tố tạo lập không gian đô thị, khả năng đáp ứng về hạ tầng, nhu cầu về lao động, việc làm, điều kiện về quỹ đất…(được trình bày kỹ tại chương 3, mục 3.6). Việc phân bố dân cư đô thị sẽ không tâ ̣p trung quá lớn vào đô th ị trung tâm, giảm mật độ dân cư trong khu vực nội đơ hiện nay theo lộ trình từ nay đến năm 2030.

- Tăng trƣởng dân số đô thị

Dân số hiện nay trên 6,4 triệu người (tính đến 2009), tỷ lệ đơ thị hóa đạt 40,7 %. Dự báo đến năm 2020 dân số khoảng 7,3-7,9 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 58-60%. Đến năm 2030, khoảng 9-9,2 triệu người, tỷ lệ đơ thị hóa đạt khoảng 65-68%. Đến năm

2050 đạt ngưỡng dân s ố tối đa khoảng 10,8 triệu người, tỷ lệ đơ thị hóa đạt khoảng 70 -

80% .

Chủ trương, chính sách về kinh tế là giải pháp để khống chế quy mô dân số trong khu vực nội đô, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, tạo môi trường sống tốt và bảo vệ di sản văn hóa Thăng Long; hạn chế dung biện pháp hành chính. Trong đó:

- Phân bổ dân cư đơ thị trung tâm khoảng 4,6-5,5 triệu người - 5 đô thị vệ tinh khoảng 1,38-1,8 triệu người;

1

Do điều kiện thu thập thơng tin/dữ liệu đầu vào cịn nhiều hạn chế, độ tin cậy ít nên chúng tơi sử dụng phương pháp tính theo hàm dân số tăng theo cấp số nhân:

P(t)= P(o) x (1+ r)t

Trong đó:

P(t) : dân số năm dự báo. P(o): dân số năm gốc.

r : tỉ lệ tăng trưởng dân số, gồm tăng tự nhiên và tăng cơ học (thu hút lao động có trình độ cao...). Số liệu có thể thu thập được gồm:

+Dân số trung bình hiện trạng (tức tại thời điểm mồng 1-tháng 7 hàng năm) của toàn thành phố, toàn quận/huyện. +Tỉ suất (‰) tăng tự nhiên hàng năm của toàn thành phố, toàn quận/huyện.

- Các thị trấn sinh thái hiện có và mới lập khoảng 0,24-0,28 triệu người.

Dân số Hà Nội được dự báo với giả thiết tăng trưởng tự nhiên trong khoảng 0,8- 1%/năm, phù hợp với chính sách phát triển dân số. Tương lai mức tăng tự nhiên tại đô thị giảm dần khoảng 0,01%/năm, đến năm 2020 sẽ là 1,01%, năm 2030 là 0,9% và năm 2050

cịn 0,8%. Cơ cấu dân gốc có xu hướng giảm mức sinh do một số phụ nữ ở nhóm tuổi

trong độ tuổi sinh đẻ đã chuyển sang độ tuổi hết khả năng sinh nở nhưng nhóm phụ nữ mới lớn bước vào nhóm tuổi đẻ sẽ có số lượng ít dần bởi kết quả kế hoạch hóa gia đình của hai chục năm trước. Số dân nhập vào thành phố sắp tới đa phần trẻ, mức sinh lớn và mức chết nhỏ. Do đó, giữa 2 nhóm dân trên sẽ có sự bổ sung cho nhau trong sinh-tử và dẫn đến tỉ lệ tăng tự nhiên sắp tới sẽ giảm từ từ. Ở khu vực nông thôn mức tăng tự nhiên cũng xấp xỉ như thành thị.

Về tăng trưởng dân số cơ học: ở khu vực nông thôn biến động dân số hiện nay chủ yếu do luồng di dân đi kiếm sống hoặc đi học đến đô thị. Xu hướng dịch cư từ các tỉnh quanh Hà Nội mới vào chiếm 70% lượng nhập cư, đặc biệt từ vùng đồng bằng sông Hồng và đa số chọn các vùng ven đô để sinh sống và họ đi vào làm tại các trung tâm đô thị. Để phù hợp với từng tính chất, chức năng, kịch bản phát triển kinh tế và vốn đầu tư phát triển hạ tầng đô thị tăng trưởng cơ học trong từng giai đoạn của mỗi đô thị sẽ quyết định tăng trưởng dân số khác nhau, quyết định khả năng thu hút dân, thu hút lực lượng lao động

cũng như tốc độ đơ thị hóa trên địa bàn Thủ đơ đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 . Đây

chính là điều kiện tiên quyết quy mơ dân số được phân bổ cho các đô thị và khu đô thị. Tuy nhiên có xem xét khả năng quỹ đất có thể dung nạp và vốn đầu tư phát triển đô thị để đảm bảo phát triển thành phố bền vững cho lâu dài.

Từ nay đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng dân tồn thành phố khơng tăng q 1,4- 2%/năm. Tốc độ tăng tự nhiên trong khoảng 0,8-1%/năm. Tốc độ tăng cơ học 2010-2020 (do lực hút đơ thị) của tồn thành phố khoảng 1%/năm (0,4%/năm 2007) và giai doạn 2021-2030 khoảng 0,4%; của riêng thành thị là 4,1% và 2%/năm. Khu vực nông thôn mức tăng chung sẽ giảm từ dưới -1,1% đến 0,5%/năm do thu hẹp ranh giới và hạn chế di dân từ nông thôn vào thành thị, chủ yếu tăng tự nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới cộng đồng dân cư huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)