Công tác quản lý khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đa dạng sinh học và đề xuất các giải pháp quản lý khu bảo tồn thiên nhiên phia oắc – phia đén, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 36 - 39)

1.3.1. Quản lý khu BTTN và các văn bản pháp lý liên quan

Ý thức được tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với sự phát triển bền vững đất nước và sự phát triển của nhân loại, Chính phủ Việt Nam đã chính thức gia nhập Cơng ước Đa dạng sinh học (năm 1994) và Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (1989) và ban hành nhiều chủ trương, chính sách và hành động nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị này thông qua việc quy hoạch, xây dựng và thiết lập các KBT.

Năm 1995 là năm đánh dấu mốc quan trọng trong công tác bảo tồn ĐDSH Việt Nam khi Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động Bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam (Quyết định số 845-TTg, ngày 22/12/1995). Đây là văn bản pháp lý đầu tiên đề cập đến xây dựng, thành lập và quản lý KBT ở Việt Nam. Từ đó đến nay, để đáp ứng nhu cầu quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên đa dạng sinh vật, nhiều văn bản quy định trực tiếp đến thành lập và quản lý KBT đã được ban hành, cụ thể một số văn bản điển hình như sau:

- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (năm 2004) và Nghị định 117/2010/NĐ-CP về Tổ chức quản lý rừng đặc dụng (năm 2008);

- Luật Đa dạng sinh học (năm 2008) và Nghị định số 65/2010/NĐ-CP về Quy định chi tiết một số điều của Luật Đa dạng sinh học (năm 2010);

- Quyết định 79/2007/QĐ-TTg, ngày 31/5/2007 của Thủ tướng Chỉnh phủ về phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học;

- Quyết định số 1216/2012/QĐ-TTg, ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 1250/2012/QĐ-TTg, ngày 31/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Bên cạnh đó, Nhà nước đã quan tâm và đầu tư ngân sách hàng năm cho các hoạt động bảo tồn, quản lý KBT, cũng như tăng cường năng lực quản lý, bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam, nhằm đảm bảo duy trì hoạt động hiệu quả các KBT. Mạng lưới quản lý KBT được thiết lập từ trung ương xuống địa phương. Hoạt động của Hiệp hội các Vườn Quốc gia và Khu Bảo tồn Thiên nhiên ở Việt Nam góp phần tăng cường tính phối hợp, kết nối và hợp tác trong việc quản lý và vận hành các KBT thiên nhiên. Đội ngũ cán bộ quản lý ĐDSH, KBT đã dần được quan tâm xây dựng năng lực để đáp ứng tốt hơn cho bảo tồn ĐDSH. Do đó đến nay, việc thành lập và quản lý các KBT đã đạt được những kết quả nhất định sau:

- Hệ thống các KBT đã được thiết lập và đang được củng cố, hoàn thiện thành một hệ thống thống nhất về KBT trên toàn quốc, theo quy định của Luật Đa dạng sinh học (vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, KBT loài – sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan);

- Những nỗ lực bảo tồn ĐDSH của Việt Nam trong thời gian qua đã được quốc tế ghi nhận thơng qua việc cơng nhận 20 khu có các danh hiệu quốc tế về giá

trị ĐDSH: 5 khu Ramsar, 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới, 5 khu di sản ASEAN và 2 khu di sản thiên nhiên thế giới;

- Chính phủ đã có những đầu tư thích đáng cho bảo tồn, tăng cường gắn kết giữa phát triển và bảo tồn, nhằm đem lại những lợi ích cho cộng đồng sống xung quanh và trong các KBT thông qua các hoạt động du lịch sinh thái, phát triển vùng đệm…;

- Công tác tuyên truyền về bảo vệ các hệ sinh thái, các khu bảo tồn đã được đẩy mạnh và đến được với nhiều tầng lớp xã hội, nhiều nội dung đã được đưa vào các trường học phổ thông ở nhiều địa phương trên cả nước.

- Vai trò và sự tham gia của cộng đồng trong quản lý khu bảo tồn từng bước được nâng cao, vấn đề chia sẻ lợi ích từ các KBT đã được chú ý. Những kết quả nêu trên khơng chỉ do các chủ trương chính sách và đầu tư trong nước, mà còn nhờ sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức quốc tế về quản lý HST và KBT của Việt Nam. Đây là những hỗ trợ to lớn, đáng ghi nhận và rất cần thiết từ bên ngồi đối với cơng cuộc bảo tồn ĐDSH của Việt Nam trong quá trình hội nhập.

1.3.2. Những thách thức trong công tác quản lý khu bảo tồn hiện nay

Mặc dù Việt Nam đã có nhiều thành cơng trong việc quy hoạch và thiết lập hệ thống khu bảo tồn, nhằm đẩy mạnh công tác bảo tồn ĐDSH trên cả nước, tuy nhiên, công tác quản lý KBT hiện nay đang gặp nhiều thách thức:

- Quy hoạch và quản lý các khu bảo tồn chưa thống nhất. Cho đến nay, Việt Nam chưa có một quy hoạch chung thống nhất tồn bộ hệ thống các KBT phù hợp tiêu chí phân hạng, phân cấp về KBT thiên nhiên theo quy định của Luật Đa dạng sinh học. Giữa các bộ, ngành tham gia quản lý hoặc sử dụng các KBT hợp tác với nhau chưa thực sự chặt chẽ. Việc phân công quản lý các KBT ở cấp tỉnh cũng chưa thống nhất.

- Các tiêu chí và tiêu chuẩn phân hạng khu bảo tồn chưa được thống nhất, nên dẫn tới sự chồng chéo và mâu thuẫn về phân hạng trong hệ thống các KBT, không thống nhất về phân khu chức năng và vùng đệm của các KBT;

- Nguy cơ suy giảm diện tích, giá trị đa dạng sinh học tại khu bảo tồn bởi tác động của biến đổi khí hậu và hoạt động phát triển của con người. Nhiều dự án phát triển đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến KBT, như các dự án thủy điện, mở rộng giao thông… trong các KBT. Biến đổi khí hậu (nước biển dâng, bão lũ) có thể gây mất một diện tích hoặc các lồi trong các KBT vùng ven biển Việt Nam, như tại các KBT thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long;

- Nhận thức về tầm quan trọng của các khu bảo tồn chưa thực sự đầy đủ do thiếu thông tin về giá trị của ĐDSH và dịch vụ HST của KBT. Người dân sinh sống xung quanh KBT chưa thực sự được hưởng lợi từ những giá trị của KBT mang lại. Do áp lực sinh kế, vẫn xảy ra hiện tượng khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên tại các KBT, dẫn tới suy giảm ĐDSH;

- Năng lực quản lý và nguồn lực đầu tư cho khu bảo tồn hạn chế. Do số lượng và trình độ cán bộ các KBT còn hạn chế, phương tiện để tiến hành cơng tác rất thiếu thốn, kinh phí được cấp cho KBT thường thiếu, nên đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản lý KBT;

- Thông tin, cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học của các khu bảo tồn thiếu cập nhật và chưa được thiết lập một cách hệ thống. Công tác điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học và giám sát ĐDSH mới thực hiện ở một số vườn quốc gia và KBT lớn, hầu hết các KBT khác chưa được điều tra, nên không đủ dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý KBT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đa dạng sinh học và đề xuất các giải pháp quản lý khu bảo tồn thiên nhiên phia oắc – phia đén, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)