ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đa dạng sinh học và đề xuất các giải pháp quản lý khu bảo tồn thiên nhiên phia oắc – phia đén, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 53 - 57)

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng bao gồm đa dạng thực vật và đa dạng động vật có xương sống.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén, huyện Ngun Bình, tỉnh Cao Bằng. Trong đó, đề tài tập trung nghiên cứu tại địa phận các xã Thành Công, Quang Thành, Phan Thanh, Vũ Nông, Hưng Đạo và thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Thành phần thực vật của Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén

- Thành phần động vật có xương sống của Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén

- Thực trạng quy hoạch, bảo tồn và phát triển Khu BTTN Phia Oắc - Phia Đén - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững khu BTTN Phia Oắc – Phia Đén.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp là những dữ liệu, dẫn liệu có sẵn liên quan đến nội dung nghiên cứu và tập trung để đạt được mục tiêu nghiên cứu. Do đó, tơi tiến hành thu thập những tài liệu liên quan như sau:

- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, tài nguyên (tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn) tại khu BTTN Phia Oắc – Phia Đén được thu thập từ Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng và Ban quản lý khu BTTN;

- Các thông tin khác về khu BTTN, bảo tồn đa dạng sinh học ở khu BTTN được thu thập từ sách, báo, internet, tạp chí khoa học....

- Thu thập các tại liệu tại ban quản lý khu BTTN Phia Oắc – Phia Đén và UBND tỉnh Cao Bằng : Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, tài nguyên (tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn) tại khu BTTN Phia Oắc – Phia Đén;thông tin chung khác về khu BTTN, hoạt động bảo tồn ĐDSH tại khu BTTN,

tình trạng khai thác tài nguyên ở khu BTTN, hoạt động của khách du lịch khi đến thăm quan nếu có, hoạt động sinh hoạt, tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên ở ở BTTN của người dân địa phương…

2.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địađể thu thập các số liệu về thực vật

Việc thu thập số liệu ngoài thực địa về các loài thực vật và đặc điểm môi trường sống của chúng được thực hiện theo phương pháp điều tra tuyến và ô tiêu chuẩn. Dựa theo phương pháp điều tra thực vật của Thái Văn Trừng trong cuốn

“Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam” [33] và bản đồ thảm thực vật của

KBTTN Phia Oắc – Phia Đén chúng tôi đã thiết lập 4 tuyến điều tra xuyên qua các sinh cảnh sống đặc trưng trong khu bảo tồn và cắt ngang các vùng đại diện cho khu vực nghiên cứu.

+ Tuyến 1: Từ thị trấn Nguyên Bình đến các xã Mai Long và Ca Thành; + Tuyến 2: Khảo sát tuyến các xã Thành Công, Quang Thành, Phan Thanh; + Tuyến 3: Từ thị trấn Tĩnh Túc lên các dãy núi Phia Oắc có độ cao 1931m; + Tuyến 4: Khu rừng lịch sử Trần Hưng Đạo thuộc xã Tam Kim.

Dọc theo các tuyến điều tra đó thiết lập các ơ tiêu chuẩn tạm thời diện tích 1000 m2 (50m x 20m) tại những điểm đặc trưng nhất để tiến hành thu mẫu phục vụ cho đánh giá đa dạng loài thực vật.

2.4.3. Phương pháp xác định thành phần thực vật

2.4.3.1. Phương phápđịnh danh và phân loại thực vật:

Lấy và bảo quản thích hợp mẫu thực vật thu tại KBTTN Phia Oắc – Phia Đén làm tiêu bản để xác định tên khoa học của chúng. Định loại tên cây được thực hiện theo phương pháp hình thái so sánh. So sánh các đặc điểm có trên mẫu vật với tài liệu Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ [15] để phân loại thực vật. Chỉnh lý tên Việt Nam và tên Khoa học theo “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” [32]. Tên các lồi thực vật được giám định bởi phịng tài nguyên thực vật rừng, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

2.4.3.2. Phương phápđánh giá đa dạng sinh học thực vật:

Các chỉ tiêu đa dạng thực vật được đánh giá dựa trên phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn [30], bao gồm: đa dạng thành phần lồi, đa dạng về môi trường

sống. Thống kê cơng dụng của các lồi thực vật dựa vào các tài liệu: “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, “1900 lồi cây có ích ở Việt Nam” [20], “Tài ngun cây gỗ Việt Nam” [14], “Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam” [21], “Cây độc ở Việt Nam” [19].

Để đánh giá tính đa dạng bản chất sinh thái của hệ thực vật nghiên cứu đã tiến hành phân tích phổ dạng sống thực vật theo Raunkiear (1937) [36], cụ thể như sau:

A. Phanerophytes (Ph): Là cây chồi trên, có chồi tái sinh cách mặt đất từ 25cm trở lên

1. Megaphanerophytes: Là cây gỗ cao từ 25m trở lên 2. Mesophanerophytes: Là cây gỗ cao từ 8m – 25m

3. Microphanerophytes: Là cây gỗ dạng bụi và cây bụi cao từ 2m – 8m 4. Nanophanerophytes: Là cây bụi lùn, cây thảo hoá gỗ cao từ 25 cm – 2m 5. Epiphytes: Gồm các lồi bì sinh sống lâu năm trên thân, cành cây và bám trên đá...

6. Liannes: Cây chồi trên dạng dây leo thân hoá gỗ hoặc thân thảo. 7. Herbaceous:Cây chồi trên thân thảo hóa gỗ

B. Chamaephytes (Ch): Cây chồi thấp cách mặt đất dưới 25 cm

C. Hemicryptophytes (He): Cây có chồi nằm sát mặt đất, được lá khô che phủ bảo vệ

D. Cryptophytes (Cr): Chồi nằm dưới đất hay đất dưới nước E. Therophytes(Th): Cây sống một năm, tái sinh bằng hạt

2.4.4. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa và phỏng vấn để thu thập các số liệu về động vật có xương sống

Việc thu thập số liệu ngồi thực địa về các loài động vật được thực hiện theo phương pháp truyền thống mà các nhà nghiên cứu động vật hoang dã Việt Nam thường áp dụng nhằm quan sát các cảnh quan, thu thập các thông tin, số liệu, mẫu vật cần thiết trên 4 tuyến khảo sát như đã nói ở trên. Các phương pháp chính được sử dụng :

- Phương pháp bẫy hố gồm các hố bẫy được đào theo hàng và được hỗ trợ bằng một hàng rào cao khoảng 40 cm đặt chính giữa hàng bẫy hố nhằm dụ con vật đi men theo hàng rào dẫn tới các hố. Bẫy hố được kiểm tra định kỳ, thu thập dữ liệu của con vật bị sa bẫy và thả con vật ở đúng nơi đã bắt được ;

- Phương pháp chụp ảnh và phân biệt qua tiếng hót của chim, tiếng kêu của con vật ;

- Phương pháp thu thập dựa trên tiêu bản

- Phương pháp xác định dựa trên dấu chân và phân của các loài động vật. - Khảo sát cả các chợ, đặc biệt là phiên chợ của khu vực miền núi, các nhà hàng, nhà dân, nhà văn hóa cộng động…

- Phương pháp phỏng vấn: Các đối tượng được phỏng vấn là các già làng, thợ săn, cán bộ kiểm lâm và những người chuyên thu gom, mua bán các loài động thực vật hoang dã. Trong quá trình điều tra, phỏng vấn sử dụng ảnh màu các lồi ĐVHD đã có trong các sách chun khảo về ĐVHD của Việt Nam và quốc tế.

2.4.5. Phương pháp định tên và thống kê các loài động vật

Việc định tên và thống kê các lồi động vật có xương sống ở khu BTTN Phia Oắc – Phia Đén được dựa theo các tài liệu nghiên cứu về chim của Võ Quý, Nguyễn Cử [24], về bò sát ếch nhái dựa vào tài liệu của Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc [25], về thú dựa vào tài liệu của Đào Văn Tiến, Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sang, Lê Vũ Khôi và cs. [16].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đa dạng sinh học và đề xuất các giải pháp quản lý khu bảo tồn thiên nhiên phia oắc – phia đén, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)