Cơ cấu tổ chức quản lý, nguồn lực và hoạt động của Ban quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đa dạng sinh học và đề xuất các giải pháp quản lý khu bảo tồn thiên nhiên phia oắc – phia đén, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 66 - 74)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng quản lý và công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại khu

3.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý, nguồn lực và hoạt động của Ban quản lý

BTTN Phia Oắc – Phia Đén ảnh hưởng tới hoạt động bảo vệ ĐDSH

3.3.1.1. Sự thành lập

Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén được đưa vào danh sách các khu rừng cấm tại Quyết định số 194/CT ngày 19 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, với diện tích 10.000 ha nhưng sau nhiều năm diện tích này vẫn chưa quy hoạch; Ngày 31/01/2008 Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng đã ra Quyết định số 179/QĐ-UBND về phê duyệt Kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng và đã xác định diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén 10.269 ha. Nhưng đến tháng 12 năm 2011, Ban quản lý Khu rừng đặc dụng Phia Oắc - Phia Đén mới được thành lập nên nhiệm vụ bảo vệ rừng, trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng...trước đây đều giao cho Ban quản lý rừng phịng hộ huyện Ngun Bình thực hiện. Như vậy, mặc dù đã có thời gian hình thành và phát triển tương đối dài nhưng Khu BTTN Phia Oắc – Phia Đén cịn gặp nhiều khó khăn trong cơng tác bảo vệ, bảo tồn một phần do cơng tác quản lý chưa kiện tồn và phù hợp với nhu cầu thực tế.

3.3.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của của Ban Quản lý Khu BTTN Phia Oắc – Phia Đén

Ban quản lý Khu rừng đặc dụng Phia Oắc - Phia Đén là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn Cao Bằng. Ban quản lý có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, chịu sự chỉ đạo quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Nơng nghiệp và PTNT; có các nhiệm vụ quyền hạn cơ bản sau:

- Quản lý, bảo vệ và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các loài sinh

vật nguồn nước và các nhân tố thiên nhiên khác;

- Thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh

hại rừng, ngăn chặn các hành vi gây thiệt hại rừng, môi trường, cảnh quan diện tích khu rừng được giao quản lý;

- Phục hồi các hệ sinh thái rừng tự nhiên, các loại động vật, thực vật rừng có

nguy cơ bị tuyệt chủng; bảo tồn tính đa dạng sinh học;

- Tham gia xây dựng các chương trình, dự án và tổ chức thực hiện các dự án

hoạt động thu hút cộng đồng tham gia quản lý, góp phần nâng cao đời sống nhân dân vùng đệm theo mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững;

- Tổ chức nghiên cứu khoa học về bảo vệ, bảo tồn, phát triển cộng đồng; động,

thực vật rừng, đa dạng sinh học, đặc biệt là các loài động, thực vật quý hiếm;

- Xây dựng Chương trình, dự án hợp tác quốc tế về quản lý và bảo vệ, bảo tồn,

phát triển tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch các dự án phát

triển về du lịch, dịch vụ môi trường, du lịch sinh thái rừng, tổ chức thực hiện tạo nguồn thu từ du lịch để đầu tư cho công tác quản lý và phát triển rừng;

- Tuyên truyền, phổ biến giáo dục, nghiên cứu khoa học, hướng dẫn, kiểm tra

việc thực hiện các chính sách pháp luật về quản lý bảo vệ rừng;

- Thực hiện các dự án có liên quan đến quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn thiên

nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học khi được cơ quan có thẩm quyền giao;

- Lập và thẩm định, giám sát và thực hiện các dự án có liên quan đến

quản lý và bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, vườn thực vật cây xanh, cây cảnh, mơ hình nơng lâm khi được cơ quan có thẩm quyền giao;

- Thực hiện các nhiệm vụ về quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng trong

phạm vi khu rừng theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là Ban quản lý rừng đặc dụng

theo quy định của pháp luật (Điều 61 Luật bảo vệ và phát triển rừng);

- Quản lý bộ máy tổ chức, biên chế, tài chính, tài sản cán bộ, công chức, viên chức, chế độ tiền lương; khen thưởng, kỷ luật theo phân cấp của Giám đốc Sở và theo các quy định hiện hành của Nhà nước;

3.3.1.3. Cơ cấu tổ chức và biên chế

Biên chế Ban quản lý khu rừng là biên chế sự nghiệp nằm trong tổng biên chế sự nghiệp của Sở Nông nghiệp và PTNT do UBND tỉnh giao; Giám đốc ban quản lý khu rừng xác định số biên chế theo vị trí việc làm để tham mưu cho Giám đốc Sở Nơng nghiệp và PTNT trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định, đảm bảo đủ biên chế để thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bảng 3.11. Cơ cấu tổ chức biên chế của Ban quản lý khu BTTN Số Số

TT Cơ cấu tổ chức

Biên chế để thực hiện nhiệm vụ Tổng cộng Hành chính Sự nghiệp

Hợp đồng theo NĐ68/CP

1 Lãnh đạo Ban quản lý 02 02

2 Phòng HC-Tổng hợp 04 03 01 3 Phòng quản lý và bảo vệ rừng 05 05 Cộng 11 10 01 Nguồn:[32]

Ngày 27 tháng 12 năm 2011 Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén được thành lập tại Quyết định số 2835/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng; Từ khi được thành lập Ban quản lý đã đi vào hoạt động và kiện toàn bộ máy tổ chức; tháng 6 năm 2012 tỉnh đã giao 7 biên chế, gồm: 01 Giám đốc, 01 Trưởng phịng Hành chính Tổng hợp kiêm thủ quỹ, 01 Phó trưởng phòng Quản lý bảo vệ rừng (QLBVR), 01 kế toán, 03 nhân viên QLBVR và 01 hợp đồng lao động (Nghị định 68) bảo vệ cơ quan.

Bên cạnh cịn có sự phối hợp của lực lượng Kiểm lâm; Kiểm lâm trong khu Khu bảo tồn thiên nhiên là công chức Kiểm lâm được điều động từ hạt Kiểm lâm huyện Nguyên Bình, biên chế được Nhà nước giao theo quy định; chịu sự chỉ đạo, điều hành về tổ chức và chuyên môn, nghiệp vụ, được trang bị các công cụ chuyên ngành để thực thi nhiệm vụ của hạt Kiểm lâm; phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén để bảo vệ rừng đúng quy định của pháp luật; thực hiện nghiêm túc theo quy chế phối hợp giữa hai bên.

Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén mới được thành lập, điều kiện hoạt động cịn hết sức khó khăn nhưng được các cấp, ngành và nhân dân trong vùng quan tâm, giúp đỡ. Vì vậy, cơng tác quản lý bảo vệ rừng, cơng tác phịng cháy chữa cháy rừng đạt được hiệu quả tốt, đã bảo vệ thành công trên 7.000 ha rừng, khơng cịn tình trạng phá rừng, khai thác gỗ củi bừa bãi trong Khu bảo tồn …

3.3.1.4. Ảnh hưởng của chính sách đến hoạt động quản lý, bảo tồn ĐDSH

Công tác quản lý bảo tồn ĐDSH tại Khu BTTN Phia Oắc – Phia Đén dựa trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, hiệu lực thi hành các văn bản luật vẫn chưa triệt để và ý thức bảo vệ ĐDSH của người dân còn chưa cao. Về phương diện quản lý nhà nước, lực lượng của Ban quản lý với 11 người còn chưa đủ mạnh, số lượng cán bộ mỏng dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong cơng tác tuần tra, bảo vệ rừng.Bên cạnh Ban quản lý, giữa khu BTTN và các cơ quan chức năng khác của tỉnh đã có những văn bản phối hợp trong cơng tác bảo vệ tài nguyên rừng như:

- Quy chế phối hợp số 04/QC/BQL – KKL, ngày 16 tháng 4 năm 2012 giữa Ban quản lý khu rừng đặc dụng và Hạt Kiểm lâm trong công tác quản lý bảo vệ Khu rừng đặc dụng Phia Oắc – Phia Đén huyện Nguyên Bình;

- Quy chế phối hợp số 128/QCPH/TNMT-HKL-BQLR, ngày 17 tháng 8 năm 2012 giữa phịng Tài ngun – Mơi trường, Hạt Kiểm lâm và Ban quản lý Khu rừng đặc dụng trong công tác quản lý bảo vệ Khu rừng đặc dụng, tài ngun khống sản và mơi trường tại Phia Oắc – Phia Đén huyện Nguyên Bình.

- Hiện nay có 02 trạm trực 24/24h trực thuộc huyện (Trạm Phia Oắc và Trạm Ca My Tĩnh Túc với thành phần: Tài nguyên Môi trường, Kiểm lâm, Công an và dân quân các xã trong khu bảo tồn)

Tuy vậy, hoạt động bảo vệ rừng cịn gặp nhiều khó khăn với hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ, hệ thống lưu trữ dữ liệu còn chưa đầy đủ nên thiếu các số liệu lưu trữ, phân tích cho các hoạt động nghiên cứu tại khu vực. Chính vì vậy, tại thời điểm hiện tại, khu bản tồn vẫn đang bị xâm hại bởi các hoạt động của con người.

3.3.2. Thực trạng công tác bảo tồn ĐDSH

3.3.2.1. Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, dự ánđầu tư phục hồi hệ sinh thái tự nhiên trong KBTTN

a. Giao khốn khoanh ni - bảo vệ rừng

Giao đất lâm nghiệp là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tạo ra sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế - xã hội trong nông nghiệp, nông thôn, từng bước nâng cao đời sống cho người dân, xây dựng nông thơn mới.

Chủ trương xã hội hóa cơng tác bảo vệ và phát triển rừng của nhà nước đã và đang được đẩy mạnh, đây là bước chuyển căn bản trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, làm cho rừng có chủ thực sự, gắn quyền lợi và trách nhiệm, tạo điều kiện để người dân bảo vệ được rừng, yên tâm quản lý, đầu tư phát triển rừng trên diện tích được giao.

- Khoán bảo vệ 7.132 ha cho các hộ gia đình, cá nhân sinh sống ở gần rừng để quản lý, bảo vệ rừng thường xuyên. Các hộ gia đình cá nhân này hoạt động bán chuyên trách và đã trở thành lực lượng nòng cốt trong phong trào quần chúng bảo vệ rừng ở cơ sở. Bên cạnh cịn có lực lượng Kiểm lâm tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng và ở các xã; trên địa bàn từng thôn, bản đã tiến hành xây dựng quy ước, hương ước bảo vệ rừng... Do đó, những vụ vi phạm lâm luật ngày càng giảm dần, các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng đã được ngăn chặn kịp thời.

- Thực hiện Nghị định 01; 02/NĐ-CP của Chính phủ, Chi cục Kiểm lâm phối hợp với ngành Tài ngun và Mơi trường đã giao đất lâm nghiệp, khốn bảo vệ rừng, khoanh nuôi rừng cho các tổ chức, hộ gia đình và cộng đồng dân cư sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Ngày 31/01/2008 Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng đã ban hành Quyết định số 179/QĐ-UBND về phê duyệt Kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng và đã được cắm mốc giới 3 loại rừng tại thực địa. Do vậy, tồn bộ diện tích đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân nằm trong quy hoạch Khu bảo tồn thiên nhiên đều được UBND huyện Nguyên Bình thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bảng 3.12. Diện tích rừng đƣợc khoanh ni và bảo vệ

TT Hạng mục Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1 Bảo vệ rừng (ha) 8.000 8.292,6 9.390,3

2 Khoanh nuôi rừng (ha) 1.000 1.000

Tổng cộng 9.000 9.292,6 9.390,3

Nguồn:[35]

Từ bảng trên ta thấy, diện tích rừng được đưa vào bảo vệ đã được chú trọng và tăng dần từ năm 2013 đến 2015. Đặc biệt, từ năm 2014 đến 2015, diện tích rừng đưa vào bảo vệ đã tăng tới hơn 1.000 ha. Bên cạnh đó, diện tích rừng khoanh ni cũng đã được đưa vào thực hiện nhưng chưa có chuyển biến lớn.

Phát triển rừng

Bảng 3.13. Thực trạng phát triển rừng qua các năm

TT Hạng mục Năm 2013 (ha) Năm 2014 (ha) Năm 2015 (ha)

1 Trồng rừng đặc dung 50 50 50,6

2 Trồng rừng phòng hộ 15,1

3 Trồng rừng sản xuất 21 34,8

Cộng 70 71 100,5

4 Trồng cây phân tán (cây) 6.500 12.800 24.500

Tổng cộng

Nguồn:[35]

Thực trạng phát triển rừng tại Khu BTTN Phia Oắc – Phia Đén đã được tính tốn và bước đầu thực hiện đối với rừng đặc dụng từ năm 2013 là 50 ha, đến năm 2015 là 50,6ha. Rừng sản xuất và rừng phòng hộ cũng đã được trồng thêm với diện tích nhỏ hơn trong năm 2014 đến 2015. Nhìn chung, do nguồn nhân lực, điều kiện kinh tế đều rất hạn chế nên công tác phát triển rừng mới được thực hiện ở phạm vi và quy mô nhỏ tại các khu vực quan trọng của khu bảo tồn.

b. Hỗ trợ phát triển cộng đồng vùng đệm: 38 lượt/ thơn. Trong đó:

Bảng 3.14. Hỗ trợ phát triển cộng đồng vùng đệm

TT Hạng mục Năm 2013 (thôn) Năm 2014 (thôn) Năm 2015 (thôn)

1 Hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất 10 01

2 Hỗ trợ vật liệu xây dựng các cơng trình cơng cộng

05 07 15

Tổng cộng 15 8 15

Nguồn:[35]

Các cộng đồng dân cư sống trong khu vực vùng đệm của khu BTTN Phia Oắc – Phia Đén có vai trị rất quan trọng trong việc bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn ĐDSH. Vì vậy, bên cạnh cơng tác khoanh nuôi và bảo vệ rừng là công tác hỗ trợ các cộng đồng dân cư sống trong vùng đệm của khu bản tồn. Các hạng mục hỗ trợ bao gồm hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất và hỗ trợ vật liệu xây dựng các cơng trình cơng cộng. Đây là những hỗ trợ tối cần thiết giúp người dân cải thiện đời sống và hạn chế những ảnh hưởng không tốt tới rừng.

3.3.2.2. Công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, thu thập nguồn gen, mẫu vật di truyền phục vụ lưu trữ, bảo tồn nguồn gen; các hoạt động về tiếp cận nguồn gen chia sẻ lợi ích trong KBTTN

Từ năm 2012 đến nay có các đồn nghiên cứu khoa học của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Vụ hợp tác Quốc tế, Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam và Sinh viên Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đến khảo sát thực địa, thu thập một số mẫu thông thường các lồi thực vật, cơn trùng; nghiên cứu tính đa dạng và đặc điểm sinh học sinh thái các lồi bị sát và ếch nhái...

Việc hoạt động nghiên cứu trong khu bảo tồn của các đoàn được các cấp có thẩm quyền cho phép và được Ban quản lý Khu rừng phối hợp với Trạm Kiểm lâm Phia Đén và Cơng an huyện Ngun Bình hướng dẫn, giám sát.

Hàng năm, thông qua các hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng đối với các cộng đồng, tổ bảo vệ rừng thuộc các xóm vùng đệm, thường xuyên kiểm tra tình hình hiện trạng rừng và đất rừng phát hiện kịp thời sâu bệnh hại báo cáo Ban quản lý để có phương án phịng trừ có hiệu quả.

3.3.2.3. Việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ mơi trường (chính sách đồng quản lý rừng)

- Năm 2014, căn cứ Thông báo của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, Ban quản

lý lập Phương án quản lý bảo vệ rừng cung ứng Dịch vụ Mơi trường rừng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt với tổng diện tích 2.582,6 ha.

- Năm 2014, khu rừng được chi trả tiền DVMT rừng từ năm 2011, 2012, 2013

với số tiền 294.416.400 đồng. Ban quản lý giao khoán cho 10 tổ bảo vệ rừng của các xóm vùng đệm và 02 cộng đồng bảo vệ rừng 100.000 đồng/ ha/năm; chi phí quản lý 29.441.000 đồng, chuyển sang năm 2015: 6.715.000 đồng

- Năm 2015, khu rừng được chi trả tiền DVMT rừng năm 2014: 154. 956.000

đồng. Ban quản lý đã ký hợp đồng giao khoán 1.540,9 ha cho 06 tổ bảo vệ rừng và 01 cộng đồng bảo vệ rừng 94.000 đồng/ha/năm; phần diện tích cịn lại được giao khoán cho các tổ bảo vệ rừng và cộng đồng bảo vệ và được chi trả tiền cơng từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế.

3.3.2.4. Hiện trạng cư trú, hoạt động sản xuất kinh doanh tại vùng lõi và vùng đệm KBTTN

a. Cơng ty Cổ phần Khống sản An Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đa dạng sinh học và đề xuất các giải pháp quản lý khu bảo tồn thiên nhiên phia oắc – phia đén, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 66 - 74)