Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đa dạng sinh học và đề xuất các giải pháp quản lý khu bảo tồn thiên nhiên phia oắc – phia đén, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 39 - 45)

1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại khu BTTN Phia Oắc-Phia

1.4.1. Điều kiện tự nhiên

1.4.1.1. Vị trí địa lý

Khu BTTN Phia Oắc - Phia Đén có toạ độ địa lý như sau: + Từ 220 31' 44" đến 220 39' 41" vĩ độ Bắc;

Hình 1.2. Bản đồ khu BTTN Phia Oắc – Phia Đén

Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén nằm trong địa giới hành chính của 6 xã Thành Công, Quang Thành, Phan Thanh, Vũ Nông, Hưng Đạo và thị trấn Tĩnh Túc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

1.4.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo, địa chất, đất đai a. Địa hình, địa mạo

- Địa hình Khu BTTN Phia Oắc - Phia Đén có độ dốc lớn với nhiều chỗ dốc, núi đất xen núi đá vôi, cao dần từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc.

- Kiểu địa hình núi trung bình, độ cao ≥700m, chiếm khoảng 90% tổng diện tích tự nhiên của Khu bảo tồn, cao nhất là đỉnh núi Phia Oắc 1.931 m;

- Kiểu địa hình núi thấp và đồi, độ cao <700m, chiếm khoảng 7% tổng diện tích tự nhiên của Khu bảo tồn, phần lớn là các dãy núi đất, có xen lẫn địa hình caster, phân bố phía Đơng và Đơng Nam, độ dốc trung bình từ 25 - 300, độ cao trung bình 600m;

- Địa hình thung lũng, lòng chảo và dốc tụ, chiếm khoảng 3% tổng diện tích tự nhiên của Khu bảo tồn, nằm xen giữa các dãy núi thấp và trung bình. Phần lớn diện tích này đang được sử dụng để canh tác nông nghiệp.

b. Địa chất, đất đai

Theo tài liệu thổ nhưỡng của huyện, trên địa bàn khu BTTN Phia Oắc – Phia Đén có những loại đất chính sau:

- Đất Feralit mầu đỏ nâu trên núi đá vôi: Phân bố tập trung ở độ cao từ 700m - 1700m so với mặt nước biển;

- Đất Feralít mầu vàng nhạt núi cao: Loại đất này có q trình Feralít yếu, q trình mùn hố tương đối mạnh, thích hợp với một số lồi cây trồng: Thơng, Sa mộc, Tông dù, Lát hoa, Dẻ đỏ, Trẩu, Sở và một số loài cây đặc sản, cây thuốc, cây ăn quả khác;

- Đất Feralít mầu đỏ vàng núi thấp: Phân bố ở độ cao từ 300 - 700m, hình thành trên các loại đá mẹ mácma axít, trung tính kiềm, đá sạn kết, đá vơi. Đất chứa ít khống ngun sinh, phản ứng chua, loại đất này thích hợp với một số lồi cây trồng: Thông, Sa mộc, Tông dù, Kháo vàng, Cáng lò, Lát hoa, Keo, Dẻ đỏ, Trẩu, Sở, Hồi, Quế, Chè đắng và một số loài cây thuốc, cây ăn quả khác.

- Đất bồn địa và thung lũng: Bao gồm đất phù sa mới, cũ, sản phẩm đất dốc tụ, sản phẩm hỗn hợp; loại đất này được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp.

1.4.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn a. Khí hậu

Theo tài liệu quan trắc khí tượng thủy văn huyện Ngun Bình; khí hậu tại khu BTTN Phia Oắc - Phia đén có đặc điểm đặc trưng của khí hậu lục địa miền núi cao, chia thành 2 tiểu vùng khí hậu khác nhau. Vùng cao có khí hậu cận nhiệt đới, vùng thấp chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm có 2 mùa rõ rệt, đó là: - Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 85,4% tổng lượng mưa cả năm, lượng mưa nhiều nhất vào các tháng 7 và 8. Lượng mưa bình quân năm là 1.592 mm; năm cao nhất là 1.736 mm; năm thấp nhất là 1466 mm.

- Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; thường chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc, nhiệt độ xuống thấp, lượng mưa ít, có nhiều sương mù.

- Nhiệt độ trung bình cả năm là 180C; nhiệt độ cao nhất tuyệt đối xảy ra vào tháng 5 đến tháng 9, trong khoảng 24,50 - 26,90 C, đặc biệt có khi lên tới 340 C; nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối xảy ra vào tháng 11 đến tháng 2 năm sau, có khi xuống tới - 20C - 50C.

- Độ ẩm tương đối bình quân cả năm là 84,3%, tháng có độ ẩm cao nhất vào tháng 7, 8 là trên 87%, thấp nhất vào tháng 12 là 80,5%.

- Ngồi ra, cịn có hiện tượng sương mù xuất hiện vào sáng sớm, chiều tối và đêm của tất cả các tháng trong năm; điểm sương mù nặng nhất là đỉnh đèo Colea. Đặc biệt, khi nhiệt độ xuống thấp nơi đây đã xuất hiện hiện tượng mưa tuyết ở khu vực đỉnh Phia Oắc và đèo Colea.

b. Thuỷ văn

Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén là nơi đầu nguồn của các con sông như: Sơng Nhiên, sơng Năng, sơng Thể Dục. Ngồi ra khu vực này cịn có hệ thống các suối; mật độ suối trung bình khoảng 1 km2 có 2 km suối; các suối này có nước quanh năm, lưu lượng nước nhiều nhất vào mùa mưa. Tuy nhiên, do địa hình có độ chia cắt mạnh, độ dốc lớn và có núi đá vơi xen kẽ với các trầm tích lục nguyên nên tài nguyên nước phân bố không đều cho từng khu vực. Do vậy, việc khai thác nguồn nước mặt phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân tại những khu vực thiếu nước gặp nhiều khó khăn, điển hình như xóm Phia Đén và trong các thung lũng Karts, tại các khu vực núi đá vơi.

Tóm lại, khí hậu khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén mang đặc trưng khí hậu lục địa miền núi cao, mát vào mùa hè, lạnh về mùa Đông; đặc biệt, mùa Đơng nhiệt độ xuống thấp, có sương mù, sương muối xuất hiện nên đã gây cản trở tới các hoạt động sản xuất lâm nghiệp. Hệ thống thuỷ văn tuy không lớn nhưng lại là đầu nguồn của các con sông (sông Nhiên, sông Năng, sơng Thể Dục) có ảnh hưởng đến phát triển sản xuất kinh doanh và công tác bảo tồn, phát triển bền vững của Khu bảo tồn.

1.4.1.4. Tài nguyên rừng

a. Thảm thực vật và sử dụng đất Thảm thực vật

Theo hệ thống phân loại Thảm thực vật Việt Nam của GS-TS Thái Văn Trừng, rừng ở đây thuộc kiểu “ Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới” với các kiểu chính sau:

+ Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp, phân bố ở độ cao dưới 700 m. Kiểu rừng này có diện tích cịn lại ít, tập trung chủ yếu ở phía Đơng Nam Khu bảo tồn thiên nhiên, với nhiều họ thực vật điển hình cho khu hệ thực vật nhiệt đới núi thấp miền Bắc Việt Nam có nguồn gốc tại chỗ.

+ Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình và cao, thường phân bố ở độ cao ≥ 700 m bao phủ phần phía trên của dãy núi Phia Oắc với nhiều họ thực vật điển hình có nguồn gốc từ hệ thực vật á nhiệt đới (yếu tố di cư) từ Hymalaya- Vân Nam-Quý Châu, Ấn Độ-Miến Điện đi xuống định cư ở Việt Nam.

b. Hiện trạng rừng và sử dụng đất

* Diện tích các loại đất, loại rừng

Theo kết quả điều tra hiện trạng rừng và đất rừng năm 2012 của Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Đông Bắc bộ, tổng diện tích vùng Phia Oắc - Phia Đén là 29.290,3 ha; trong đó đất sản xuất nơng nghiệp 1.846,2 ha; đất lâm nghiệp 25.760,4 ha; đất phi nông nghiệp 441,3 ha; đất chưa sử dụng 1.242,4 ha; cụ thể như sau:

Bảng 1.6. Hiện trạng rừng và các loại đất đai

Loại đất loại rừng Diện

tích (ha) Phân theo xã Thành Công Quang Thành Phan Thanh Tĩnh Túc Hƣng Đạo Nơng Tổng diện tích tự nhiên 29.290,3 8.166,5 5.910,8 8.397,3 2.259,2 4.481,6 75,0 A. Đất nông nghiệp 27.606,6 8.078,6 5.823,5 7.529,0 1.750,6 4.350,0 75,0 I. Đất SX nông nghiệp 1.846,2 650,7 320,9 391,0 176,2 307,5

II. Đất lâm nghiệp 25.760,4 7.427,9 5.502,6 7.138,0 1.574,4 4.042,5 75,0 1. Đất rừng đặc dụng 10.269,0 3.332,0 3.616,0 1.375,0 1.279,0 592,0 75,0 1.1. Đất có rừng 8.255,8 2.608,0 2.956,4 1.063,4 1.082,1 507,4 38,5 a. Rừng tự nhiên 8.101,9 2.475,6 2.941,9 1.056,4 1.082,1 507,4 38,5 b. Rừng trồng 153,9 132,4 14,5 7,0 - - - 1.2. Đất chưa có rừng 2.013,2 724,0 659,6 311,6 196,9 84,6 36,5 - Khơng có cây gỗ tái sinh 834,2 338 243,7 166 49,3 16,1 21,1 - Có cây gỗ tái sinh 1.179,0 386 415,9 145,6 147,6 68,5 15,4

2. Đất rừng phòng hộ 5.648,6 2.078,2 - 1.893,3 99,9 1.577,2 - 2.1. Đất có rừng 3.453,2 1.360,5 - 1.059,3 29,0 1.004,4 - a. Rừng tự nhiên 3.453,2 1.360,5 - 1.059,3 29,0 1.004,4 - b. Rừng trồng - - - - - - - 2.2. Đất chưa có rừng 2.195,4 717,7 - 834,0 70,9 572,8 - - Khơng có cây gỗ tái sinh 1.565,6 396,6 766,0 22,9 380,1

- Có cây gỗ tái sinh 629,8 321,1 68,0 48,0 192,7

3. Đất rừng sản xuất 9.842,8 2.017,7 1.886,6 3.869,7 195,5 1.873,3 - 3.1. Đất có rừng 4.745,9 979,1 991,4 1.366,7 17,2 1.391,5 - a. Rừng tự nhiên 4.368,5 911,3 986,7 1.061,8 17,2 1.391,5 - b. Rừng trồng 377,4 67,8 4,7 304,9 - - - 3.2. Đất chưa có rừng 5.096,9 1.038,6 895,2 2.503,0 178,3 481,8 - - Khơng có cây gỗ tái sinh 3.382,5 832,2 399,1 1.866,6 85,9 198,7

- Có cây gỗ tái sinh 1.714,4 206,4 496,1 636,4 92,4 283,1 B. Đất phi N.nghiệp 441,3 62,3 87,2 163,1 80,8 48,0 C. Đất chưa sử dụng 1.242,4 25,7 705,3 427,8 83,7

Nguồn: [35]

Từ kết quả điều tra cho thấy:

- Đất có rừng đặc dụng có 10.269 ha, trong đó:

+ Rừng tự nhiên chiếm 98,1% tổng diện tích đất có rừng, bao gồm: rừng trung bình chiếm 13,5%; rừng nghèo chiếm 4,7%; rừng phục hồi chiếm 68,5%; rừng hỗn giao chiếm 10,4%;

+ Rừng trồng chiếm 1,9% tổng diện tích đất có rừng, lồi cây trồng chủ yếu là Thơng; + Đất chưa có rừng chiếm 19,6% tổng diện tích tự nhiên, phân bố rải rác trong Khu bảo tồn. Loại đất này có tỷ lệ độ che phủ cao của lớp thảm cỏ, dây leo, bụi rậm và cây gỗ tái sinh, nếu được khoanh nuôi bảo vệ tốt, hệ thực vật rừng sẽ phục hồi và phát triển mạnh.

Bảng 1.7. Hiện trạng trữ lƣợng rừng Khu bảo tồn Phia Oắc – Phia Đén

Đơn vị tính: gỗ-m3; tre nứa- 1000 cây

Loại rừng Tổng cộng Phân theo xã Thành Công Quang Thành Phan Thanh Tĩnh Túc Hƣng Đạo Nông Tổng trữ lượng Gỗ 436351 92150 107097 36037 34398 13299 1003 Tre nứa 2454 1167 746 143 285 113 - a. Rừng tự nhiên Gỗ 428040 85000 106314 35659 34398 13299 1003 Tre nứa 2454 1.167 746 143 285 113 - - Rừng gỗ lá rộng 252278 73870 98694 34801 31783 12127 1003 + Rừng giàu - - - - - - - + Rừng trung bình 82369 28557 37118 10271 6423 - - + Rừng nghèo 17318 2631 6763 3194 4303 - 427 + Rừng phục hồi 152591 42683 54813 21336 21057 12127 576 - Rừng hỗn giao Gỗ 23171 11024 7606 791 2579 1172 - Tre nứa 2231 1062 732 76 248 113 - - Rừng tre nứa 223 106 14 67 37 - - - Rừng núi đá - - - - - - - b. Rừng trồng Gỗ 8311 7150 783 378 - - - Tre nứa - - - - - - - - Rừng gỗ có trữ lượng 8311 7150 783 378 - - - Nguồn: [2]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đa dạng sinh học và đề xuất các giải pháp quản lý khu bảo tồn thiên nhiên phia oắc – phia đén, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 39 - 45)