Các hệ sinh thái trong khu BTTN Phia Oắc-Phia Đén

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đa dạng sinh học và đề xuất các giải pháp quản lý khu bảo tồn thiên nhiên phia oắc – phia đén, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 51 - 53)

1.4.2 .Điều kiện kinh tế-xã hội

1.4.3. Các hệ sinh thái trong khu BTTN Phia Oắc-Phia Đén

Theo kết quả điều tra, khảo sát, các hệ sinh thái chính được ghi nhận trong Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén bao gồm:

1.4.3.1. Hệ sinh thái rừng

Hệ sinh thái rừng bị suy giảmcả về diện tích, số và chất lượng cây rừng; các trạng thái đất trống, rừng phục hồi, rừng nghèo khá phổ biến, trạng thái rừng giàu khơng cịn, chỉ cịn trạng thái rừng trung bình phân bố từng đám ở sườn và đỉnh núi hiểm trở. Rừng chủ yếu là các loài thực vật ưa sáng như Khảo cài, Hoắc quang, Thẩu tấu, Màng tang, Chè đuôi lươn, Dẻ, Re, Kháo, Xoan nhừ, Thôi chanh, Chẹo, Muồng, Phân mã... đa phần cây cịn lại là các lồi tre nứa và thực vật thân thảo như: Cỏ tranh, Cỏ chít, Cỏ Lào, Cỏ lá, Cỏ lông, Đơn buốt... tăng lên về số lượng cá thể trong loài.

Cấu trúc rừng bị phá vỡ: Tầng cây gỗ chỉ còn 2 tầng, độ tàn che thấp, độ che phủ vẫn cao vì nhiều lồi dây leo, bụi rậm, cỏ quyết phát triển đã làm giảm khả năng tái sinh của các loài cây gỗ.

Việc khai thác khoáng sản trong nhiều năm qua đã tàn phá rừng, làm suy giảm chất lượng rừng; công dụng của hệ sinh thái rừng bị giảm, đặc biệt là giá trị về gỗ và giá trị đa dạng sinh học của rừng, khả năng giữ đất, nước của rừng bị giảm.

1.4.3.2. Hệ sinh thái hồ, ao, suối

Hệ sinh thái hồ, ao, suối phân bố tập trung ở các vùng lân cận suối đổ về sông Nhiên, sông Năng, sông Thể Dục và những suối nhỏ toả rộng trong vùng. Những lồi thực vật rừng ven suối có nhiều lồi cây gỗ như Rành rành, Kháo suối, Rù rì nước, Ang nước, Vối, Trâm suối, Nhội, Vàng anh, Lộc vừng, Mai hương... Hệ sinh thái hồ, ao, suối hiện tại đang bị ô nhiễm do phân gia súc, rác thải và khai thác khoáng sản; các sinh vật thủy sinh vắng bóng ở nhiều đoạn sơng suối vì bị săn bắt q mức và có nguy cơ bị cạn kiệt.

1.4.3.3. Hệ sinh thái làng xóm

Hệ sinh thái làng xóm nằm rải rác trong Khu bảo tồn, ở dọc các khe suối, chân các dải núi đất hoặc gần với các thung lũng rộng có dịng nước, có đất để canh

tác. Trong hệ sinh thái làng xóm, người dân thường chăn ni trâu, bị, dê, lợn…nhưng phần lớn ni theo hình thức thả rông. Đây là tác nhân gây ra dịch bệnh, phá hoại nhiều cây tái sinh của các dải rừng quanh làng xóm. Trong hệ sinh thái này, người dân trồng một cách tự phát nhiều lồi cây nơng nghiệp, cây ăn quả, cây làm thuốc, cây cảnh, cây rau ăn,.. Quanh các miếu thờ của các gia đình, dịng họ, làng xóm cịn giữ được một số cây rừng như Trường sâng, Trường kẹn, Chò chỉ, Đa, Sanh, Đề, Giổi, Chò đãi, Dẻ, Xoan nhừ. Một số gia đình cư dân lấn chiếm rừng để mở rộng nơi ở và làm nương rẫy, đây là trở ngại lớn cho công tác bảo tồn và phát triển Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén sau này.

1.4.3.4. Hệ sinh thái đồng ruộng - nương rẫy

Hệ sinh thái đồng ruộng - nương rẫy phân bố tập trung quanh làng bản và dọc theo các con suối có nước. Ruộng bậc thang ở dọc các dòng nước, dọc các suối gần dân cư nhưng thường chỉ đủ nước cấy một vụ; nương Lúa, nương Sắn, nương Ngô ở xa và thường bám vào chân núi đất nơi có rừng. Sự phát triển ruộng đồng kéo theo sự mất mát của nhiều loài cây thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên. Cây trồng chủ yếu ở đây là cây lương thực ngắn ngày như: Lúa nước, Lúa nương, Sắn, Ngô, Lạc... và cây công nghiệp thân gỗ như Chè xanh, Sở...số lượng ít.

1.4.3.5. Hệ sinh thái đồng cỏ

Hệ sinh thái đồng cỏ phân bố trên một số dông núi, đỉnh núi, những nơi trước đây đã đốt nương làm rẫy để lại hoặc ở sát khu dân cư. Các loài cỏ phổ biến trong hệ sinh thái đồng cỏ là: Cỏ tranh, Cỏ rác, Cỏ lá tre, Cỏ lơng lợn, Cỏ lau, Cỏ chít. Trong hệ sinh thái này có nhiều cây bụi thân gỗ như Sim, Mua, Găng, Lấu, Bồ cu vẽ…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đa dạng sinh học và đề xuất các giải pháp quản lý khu bảo tồn thiên nhiên phia oắc – phia đén, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)