Kết quả sản xuất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đa dạng sinh học và đề xuất các giải pháp quản lý khu bảo tồn thiên nhiên phia oắc – phia đén, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 47)

Hạng mục Phân theo năm

2001 2002 2004 2006 2007 2008 1- Diện tích (ha) 9.477,5 9.477,5 9.475,4 9.546,2 9.551,6 9.571,2 - Bảo vệ rừng 8.807,1 8.807,1 8.805,0 8.864,4 8.878,2 8.883,3 - Trồng và chăm sóc rừng 670,4 670,4 670,4 681,8 673,4 687,9 2- Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 100 - Bảo vệ rừng 92,9 92,9 92,9 92,86 92,95 92,81 - Trồng và chăm sóc rừng 7,1 7,1 7,1 7,1 7,0 7,0

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nguyên Bình năm 2010

Từ kết quả trên cho thấy cơng tác phát triển rừng cịn rất chậm, trong khi diện tích đất chưa có rừng trong vùng cịn lớn. Tuy nhiên, số liệu trên chỉ phản ánh được phần diện tích thực hiện thơng qua các chương trình dự án, cịn diện tích rừng tự phục hồi, diện tích do người dân tự trồng chưa phản ánh hết trong biểu số liệu trên.

Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về bảo vệ rừng, bảo vệ mơi trường, bảo tồn các lồi động vật hoang dã được thực hiện tốt. Lực lượng kiểm lâm thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương trong cơng tác kiểm tra, kiểm soát các hành vi vi phạm lâm luật và cơng tác phịng cháy, chữa cháy rừng.

b. Ngành công nghiệp - xây dựng

Bảng 0.1.10. Giá trị sản xuất cơng nghiệp trên địa bàn

Đơn vị tính: Triệu đồng

Hạng mục Phân theo năm

2006 2007 2008 2009 2010

Tổng cộng 646,0 939,0 1.294,0 1.328,0 1.694,7

1. Công nghiệp khai thác 132,0 197,0 229,0 330,0 - - Khai thác đá và các loại mỏ khác 132,0 197,0 229,0 330,0

2. Công nghiệp chế biến, chế tạo 514,0 742,0 1.065,0 998,0 1.694,7 - Sản xuất thực phẩm và đồ uống 8,0 10,0 16,0 23,0 176,8 - Sản xuất trang phục 26,0 65,0 60,0 70,0 50,9 - Sản xuất sản phẩm từ khoáng 211,0 315,0 555,0 436,0 379,0

- Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn 438,0

- Sản xuất giường, tủ, bàn ghế 269,0 352,0 434,0 469,0 650,0

- Công nghiệp

* Cơng nghiệp chế biến khống sản

Q trình hình thành và kiến tạo lịch sử lâu dài, sự biến động về địa chất đã giúp cho khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén có nhiều khống sản quý hiếm như kim loại màu (chì, kẽm...) ở xã Phan Thanh và Thành Công; kim loại quý hiếm (Atimon, Thiếc, Vonfram, Uran, Vàng...) ở thị trấn Tĩnh Túc và xã Thành Cơng; Nguồn tài ngun khống sản được khai thác tập trung chủ yếu ở mỏ Thiếc Tĩnh Túc, ngồi ra cịn có các ngun liệu, vật liệu xây dựng như: nguyên liệu sét, đá, cát, sỏi,...được khai thác. Đất đá trên khai trường bị đào xới làm giảm độ liên kết, rất dễ bị rửa trôi, sạt lở đất.

* Công nghiệp khai thác và cấp nước sạch

Do địa hình núi đá vơi xen kẽ với các trầm tích lục nguyên nên nhiều khu vực thừa nước, nhưng lại có rất nhiều khu vực thiếu nước đặc biệt là các khu vực có núi đá vôi, mực nước phụ thuộc theo mùa. Ngay cạnh những nguồn nước dồi dào ở các thung lũng, vùng thấp, người dân trong các thung lũng karts vẫn thiếu nước sinh hoạt. Hiện nay, hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt cho các hộ dân chưa được đầu tư, người dân tự bỏ kinh phí làm hệ thống ống dẫn nước về để sử dụng, bước đầu đã giải quyết được một phần khó khăn về nhu cầu nước sinh hoạt cho các hộ dân tại những nơi thiếu nước.

* Công nghiệp chế biến nơng, lâm nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp

Tính đến năm 2012 ở khu vực Phia Oắc - Phia Đén có 2 cơ sở chế biến nơng, lâm sản và một số nghề thủ công truyền thống như: chế biến miến dong, sản xuất giấy bản, sợi lanh tự nhiên và nấu rượu...Nhìn chung các ngành nghề đều phát triển chậm, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, tự phát và thiếu ổn định.

Các chủ hộ tham gia sản xuất chủ yếu theo mùa vụ và sử dụng nguyên liệu tại chỗ, một phần nhỏ nguyên liệu làm sợi lanh, giấy bản được thu mua tại các vùng lân cận. Sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ tại chỗ, hiệu quả kinh tế thấp nhưng việc phát triển các làng nghề đã giúp cộng đồng dân cư Phia Oắc - Phia Đén có thêm việc làm và thu nhập, đồng thời tạo động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ mới.

- Xây dựng

Các cơng trình cơ sở hạ tầng: giao thơng, thủy lợi và các cơng trình phục vụ đời sống cộng đồng dân cư chủ yếu được quản lý và triển khai bởi cấp huyện, cấp tỉnh. Nguồn vốn đầu tư cho các cơng trình này chủ yếu từ ngân sách nhà nước và từ các chương trình dự án của các tổ chức phi chính phủ.

Phia Oắc - Phia Đén trong những năm gần đây được tập trung đầu tư về cơ sở hạ tầng; cụ thể như sau:

Bảng 1.11. Tình hình đầu tƣ xây dựng cơ bản vùng Phia Oắc - Phia Đén

TT Hạng mục

Phân theo giai đoạn 2001-2005 2006 – 2010 (triệu đồng) cấu (%) (triệu đồng) cấu (%) 1 Nhà làm việc UBND xã 1.350 1,4 120 0,1 2 Y tế 5.540 5,8 500 0,4 3 Trường học 3.220 3,4 17.600 13,5

6 Giao thông nông thôn (tuyến liên xã, thôn) 56.000 59 36.000 27,6 7 Thuỷ lợi các tuyến mương (nội đồng) 3.850 4,1 16.000 12,3 8 Hệ thống nước sinh hoạt 3.500 3,7 28.000 21,5

9 Cơng trình điện 19.000 20 29.000 22,3

10 Khu sản xuất thủ công nghiệp 500 0,5 1.000 0,8

11 Khu thương mại 2.000 2,1 2.000 1,5

Tổng số 94.960 100 130.220 100

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nguyên Bình năm 2011

Việc phát triển cơ sở hạ tầng ở Phia Oắc - Phia Đén vẫn cịn thấp so với u cầu. Tình trạng phát triển kết cấu hạ tầng còn chênh lệch giữa các thôn bản. Các tuyến giao thơng nơng thơn chất lượng cịn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại và đời sống của nhân dân trong vùng.

c. Ngành dịch vụ

Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén ngoài cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ với địa hình núi cao, nhiều hang động, mơi trường trong lành, khí hậu mát mẻ, động thực vật phong phú, nơi đây cịn có 03 di tích lịch sử văn hố đã được xếp hạng cấp

tỉnh; 04 ngôi biệt thự thời Pháp; 02 ngôi miếu thờ. Đây là những tiềm năng lớn cho phát triển du lịch của vùng. Tuy nhiên, nơi đây còn hạn chế trong phát triển dịch vụ; sản xuất hàng hóa và thị trường tiêu thụ nơng sản cịn nhỏ lẻ... chỉ có 2 chợ được hoạt động theo phiên (5 ngày/phiên); lượng hàng luân chuyển trên địa bàn thấp; sản xuất mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng của cộng đồng dân cư địa phương; các hoạt động du lịch sinh thái, văn hoá, nghỉ dưỡng vẫn chưa được khai thác, sử dụng. Bởi vậy, trong những năm tới cần quan tâm đầu tư, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ du lịch thành một trong các hoạt động kinh tế chủ lực góp phần phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.

1.4.2.3. Cơ sở hạ tầng a. Giao Thông

Hệ thống đường giao thông được quan tâm đầu tư, nâng cấp đã tạo ra một mạng lưới giao thông thông suốt giữa các xã trong khu vực Khu bảo tồn với trung tâm huyện, cụ thể gồm các tuyến đường sau:

- Từ tỉnh lộ 212 - nhà nghỉ Sơn Đông - chợ Phia Đén dài 18 km; - Từ chợ Phia Đén - UBND xã Thành Công dài 15 km;

- Từ Ngã 3 Sơn Đông, Thị trấn Tĩnh Túc theo đường đi Bảo Lạc đến ngã 3 đi xã Phan Thanh dài 11 km;

- Từ trường cấp II Thành Công, Phan Thanh đến đường đi Bảo Lạc dài 11 km; - Từ tỉnh lộ 212 lên đỉnh Phia Oắc, dài 7 km;

- Từ ngã ba Sơn Đông đi Quang Thành, Tam Kim, Hưng Đạo dài 35 km.

b. Y tế - Giáo dục

Y tế

Trong khu vực có 1 bệnh viện đa khoa với 50 giường bệnh tại thị trấn Tĩnh Túc, 1 phòng khám đa khoa khu vực với 6 giường bệnh và các trạm y tế tại các xã. Nhìn chung, cơng tác y tế đã có những chuyển biến tích cực, đã được đầu tư trang thiết bị và đội ngũ cán bộ; mỗi trạm được bố trí 2 y sỹ, 2 y tá và nữ hộ sinh với nhiệm vụ khám, chữa bệnh và cấp phát thuốc cho nhân dân.

Giáo dục

Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND các cấp, sở Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành đoàn thể ở địa phương nên tỷ lệ học sinh đi học ngày càng tăng. Tuy

nhiên, đa số học sinh là dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn, dân cư sống rải rác phân tán nên đã hạn chế và là thách thức lớn đến công tác giáo dục đào tạo ở địa phương.

1.4.3. Các hệ sinh thái trong khu BTTN Phia Oắc – Phia Đén

Theo kết quả điều tra, khảo sát, các hệ sinh thái chính được ghi nhận trong Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén bao gồm:

1.4.3.1. Hệ sinh thái rừng

Hệ sinh thái rừng bị suy giảmcả về diện tích, số và chất lượng cây rừng; các trạng thái đất trống, rừng phục hồi, rừng nghèo khá phổ biến, trạng thái rừng giàu khơng cịn, chỉ cịn trạng thái rừng trung bình phân bố từng đám ở sườn và đỉnh núi hiểm trở. Rừng chủ yếu là các loài thực vật ưa sáng như Khảo cài, Hoắc quang, Thẩu tấu, Màng tang, Chè đuôi lươn, Dẻ, Re, Kháo, Xoan nhừ, Thôi chanh, Chẹo, Muồng, Phân mã... đa phần cây còn lại là các loài tre nứa và thực vật thân thảo như: Cỏ tranh, Cỏ chít, Cỏ Lào, Cỏ lá, Cỏ lơng, Đơn buốt... tăng lên về số lượng cá thể trong loài.

Cấu trúc rừng bị phá vỡ: Tầng cây gỗ chỉ còn 2 tầng, độ tàn che thấp, độ che phủ vẫn cao vì nhiều lồi dây leo, bụi rậm, cỏ quyết phát triển đã làm giảm khả năng tái sinh của các lồi cây gỗ.

Việc khai thác khống sản trong nhiều năm qua đã tàn phá rừng, làm suy giảm chất lượng rừng; công dụng của hệ sinh thái rừng bị giảm, đặc biệt là giá trị về gỗ và giá trị đa dạng sinh học của rừng, khả năng giữ đất, nước của rừng bị giảm.

1.4.3.2. Hệ sinh thái hồ, ao, suối

Hệ sinh thái hồ, ao, suối phân bố tập trung ở các vùng lân cận suối đổ về sông Nhiên, sông Năng, sông Thể Dục và những suối nhỏ toả rộng trong vùng. Những loài thực vật rừng ven suối có nhiều lồi cây gỗ như Rành rành, Kháo suối, Rù rì nước, Ang nước, Vối, Trâm suối, Nhội, Vàng anh, Lộc vừng, Mai hương... Hệ sinh thái hồ, ao, suối hiện tại đang bị ô nhiễm do phân gia súc, rác thải và khai thác khống sản; các sinh vật thủy sinh vắng bóng ở nhiều đoạn sơng suối vì bị săn bắt q mức và có nguy cơ bị cạn kiệt.

1.4.3.3. Hệ sinh thái làng xóm

Hệ sinh thái làng xóm nằm rải rác trong Khu bảo tồn, ở dọc các khe suối, chân các dải núi đất hoặc gần với các thung lũng rộng có dịng nước, có đất để canh

tác. Trong hệ sinh thái làng xóm, người dân thường chăn nuôi trâu, bò, dê, lợn…nhưng phần lớn ni theo hình thức thả rông. Đây là tác nhân gây ra dịch bệnh, phá hoại nhiều cây tái sinh của các dải rừng quanh làng xóm. Trong hệ sinh thái này, người dân trồng một cách tự phát nhiều lồi cây nơng nghiệp, cây ăn quả, cây làm thuốc, cây cảnh, cây rau ăn,.. Quanh các miếu thờ của các gia đình, dịng họ, làng xóm cịn giữ được một số cây rừng như Trường sâng, Trường kẹn, Chò chỉ, Đa, Sanh, Đề, Giổi, Chò đãi, Dẻ, Xoan nhừ. Một số gia đình cư dân lấn chiếm rừng để mở rộng nơi ở và làm nương rẫy, đây là trở ngại lớn cho công tác bảo tồn và phát triển Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén sau này.

1.4.3.4. Hệ sinh thái đồng ruộng - nương rẫy

Hệ sinh thái đồng ruộng - nương rẫy phân bố tập trung quanh làng bản và dọc theo các con suối có nước. Ruộng bậc thang ở dọc các dòng nước, dọc các suối gần dân cư nhưng thường chỉ đủ nước cấy một vụ; nương Lúa, nương Sắn, nương Ngô ở xa và thường bám vào chân núi đất nơi có rừng. Sự phát triển ruộng đồng kéo theo sự mất mát của nhiều loài cây thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên. Cây trồng chủ yếu ở đây là cây lương thực ngắn ngày như: Lúa nước, Lúa nương, Sắn, Ngô, Lạc... và cây công nghiệp thân gỗ như Chè xanh, Sở...số lượng ít.

1.4.3.5. Hệ sinh thái đồng cỏ

Hệ sinh thái đồng cỏ phân bố trên một số dông núi, đỉnh núi, những nơi trước đây đã đốt nương làm rẫy để lại hoặc ở sát khu dân cư. Các loài cỏ phổ biến trong hệ sinh thái đồng cỏ là: Cỏ tranh, Cỏ rác, Cỏ lá tre, Cỏ lơng lợn, Cỏ lau, Cỏ chít. Trong hệ sinh thái này có nhiều cây bụi thân gỗ như Sim, Mua, Găng, Lấu, Bồ cu vẽ…

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng bao gồm đa dạng thực vật và đa dạng động vật có xương sống.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Trong đó, đề tài tập trung nghiên cứu tại địa phận các xã Thành Công, Quang Thành, Phan Thanh, Vũ Nông, Hưng Đạo và thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Thành phần thực vật của Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén

- Thành phần động vật có xương sống của Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén

- Thực trạng quy hoạch, bảo tồn và phát triển Khu BTTN Phia Oắc - Phia Đén - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững khu BTTN Phia Oắc – Phia Đén.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp là những dữ liệu, dẫn liệu có sẵn liên quan đến nội dung nghiên cứu và tập trung để đạt được mục tiêu nghiên cứu. Do đó, tơi tiến hành thu thập những tài liệu liên quan như sau:

- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, tài nguyên (tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn) tại khu BTTN Phia Oắc – Phia Đén được thu thập từ Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng và Ban quản lý khu BTTN;

- Các thông tin khác về khu BTTN, bảo tồn đa dạng sinh học ở khu BTTN được thu thập từ sách, báo, internet, tạp chí khoa học....

- Thu thập các tại liệu tại ban quản lý khu BTTN Phia Oắc – Phia Đén và UBND tỉnh Cao Bằng : Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, tài nguyên (tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn) tại khu BTTN Phia Oắc – Phia Đén;thông tin chung khác về khu BTTN, hoạt động bảo tồn ĐDSH tại khu BTTN,

tình trạng khai thác tài nguyên ở khu BTTN, hoạt động của khách du lịch khi đến thăm quan nếu có, hoạt động sinh hoạt, tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên ở ở BTTN của người dân địa phương…

2.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địađể thu thập các số liệu về thực vật

Việc thu thập số liệu ngoài thực địa về các loài thực vật và đặc điểm môi trường sống của chúng được thực hiện theo phương pháp điều tra tuyến và ô tiêu chuẩn. Dựa theo phương pháp điều tra thực vật của Thái Văn Trừng trong cuốn

“Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam” [33] và bản đồ thảm thực vật của

KBTTN Phia Oắc – Phia Đén chúng tôi đã thiết lập 4 tuyến điều tra xuyên qua các sinh cảnh sống đặc trưng trong khu bảo tồn và cắt ngang các vùng đại diện cho khu vực nghiên cứu.

+ Tuyến 1: Từ thị trấn Nguyên Bình đến các xã Mai Long và Ca Thành;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đa dạng sinh học và đề xuất các giải pháp quản lý khu bảo tồn thiên nhiên phia oắc – phia đén, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 47)