Hiện trạng rừng và các loại đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đa dạng sinh học và đề xuất các giải pháp quản lý khu bảo tồn thiên nhiên phia oắc – phia đén, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 43)

Loại đất loại rừng Diện

tích (ha) Phân theo xã Thành Công Quang Thành Phan Thanh Tĩnh Túc Hƣng Đạo Nơng Tổng diện tích tự nhiên 29.290,3 8.166,5 5.910,8 8.397,3 2.259,2 4.481,6 75,0 A. Đất nông nghiệp 27.606,6 8.078,6 5.823,5 7.529,0 1.750,6 4.350,0 75,0 I. Đất SX nông nghiệp 1.846,2 650,7 320,9 391,0 176,2 307,5

II. Đất lâm nghiệp 25.760,4 7.427,9 5.502,6 7.138,0 1.574,4 4.042,5 75,0 1. Đất rừng đặc dụng 10.269,0 3.332,0 3.616,0 1.375,0 1.279,0 592,0 75,0 1.1. Đất có rừng 8.255,8 2.608,0 2.956,4 1.063,4 1.082,1 507,4 38,5 a. Rừng tự nhiên 8.101,9 2.475,6 2.941,9 1.056,4 1.082,1 507,4 38,5 b. Rừng trồng 153,9 132,4 14,5 7,0 - - - 1.2. Đất chưa có rừng 2.013,2 724,0 659,6 311,6 196,9 84,6 36,5 - Khơng có cây gỗ tái sinh 834,2 338 243,7 166 49,3 16,1 21,1 - Có cây gỗ tái sinh 1.179,0 386 415,9 145,6 147,6 68,5 15,4

2. Đất rừng phòng hộ 5.648,6 2.078,2 - 1.893,3 99,9 1.577,2 - 2.1. Đất có rừng 3.453,2 1.360,5 - 1.059,3 29,0 1.004,4 - a. Rừng tự nhiên 3.453,2 1.360,5 - 1.059,3 29,0 1.004,4 - b. Rừng trồng - - - - - - - 2.2. Đất chưa có rừng 2.195,4 717,7 - 834,0 70,9 572,8 - - Khơng có cây gỗ tái sinh 1.565,6 396,6 766,0 22,9 380,1

- Có cây gỗ tái sinh 629,8 321,1 68,0 48,0 192,7

3. Đất rừng sản xuất 9.842,8 2.017,7 1.886,6 3.869,7 195,5 1.873,3 - 3.1. Đất có rừng 4.745,9 979,1 991,4 1.366,7 17,2 1.391,5 - a. Rừng tự nhiên 4.368,5 911,3 986,7 1.061,8 17,2 1.391,5 - b. Rừng trồng 377,4 67,8 4,7 304,9 - - - 3.2. Đất chưa có rừng 5.096,9 1.038,6 895,2 2.503,0 178,3 481,8 - - Khơng có cây gỗ tái sinh 3.382,5 832,2 399,1 1.866,6 85,9 198,7

- Có cây gỗ tái sinh 1.714,4 206,4 496,1 636,4 92,4 283,1 B. Đất phi N.nghiệp 441,3 62,3 87,2 163,1 80,8 48,0 C. Đất chưa sử dụng 1.242,4 25,7 705,3 427,8 83,7

Nguồn: [35]

Từ kết quả điều tra cho thấy:

- Đất có rừng đặc dụng có 10.269 ha, trong đó:

+ Rừng tự nhiên chiếm 98,1% tổng diện tích đất có rừng, bao gồm: rừng trung bình chiếm 13,5%; rừng nghèo chiếm 4,7%; rừng phục hồi chiếm 68,5%; rừng hỗn giao chiếm 10,4%;

+ Rừng trồng chiếm 1,9% tổng diện tích đất có rừng, lồi cây trồng chủ yếu là Thơng; + Đất chưa có rừng chiếm 19,6% tổng diện tích tự nhiên, phân bố rải rác trong Khu bảo tồn. Loại đất này có tỷ lệ độ che phủ cao của lớp thảm cỏ, dây leo, bụi rậm và cây gỗ tái sinh, nếu được khoanh nuôi bảo vệ tốt, hệ thực vật rừng sẽ phục hồi và phát triển mạnh.

Bảng 1.7. Hiện trạng trữ lƣợng rừng Khu bảo tồn Phia Oắc – Phia Đén

Đơn vị tính: gỗ-m3; tre nứa- 1000 cây

Loại rừng Tổng cộng Phân theo xã Thành Công Quang Thành Phan Thanh Tĩnh Túc Hƣng Đạo Nông Tổng trữ lượng Gỗ 436351 92150 107097 36037 34398 13299 1003 Tre nứa 2454 1167 746 143 285 113 - a. Rừng tự nhiên Gỗ 428040 85000 106314 35659 34398 13299 1003 Tre nứa 2454 1.167 746 143 285 113 - - Rừng gỗ lá rộng 252278 73870 98694 34801 31783 12127 1003 + Rừng giàu - - - - - - - + Rừng trung bình 82369 28557 37118 10271 6423 - - + Rừng nghèo 17318 2631 6763 3194 4303 - 427 + Rừng phục hồi 152591 42683 54813 21336 21057 12127 576 - Rừng hỗn giao Gỗ 23171 11024 7606 791 2579 1172 - Tre nứa 2231 1062 732 76 248 113 - - Rừng tre nứa 223 106 14 67 37 - - - Rừng núi đá - - - - - - - b. Rừng trồng Gỗ 8311 7150 783 378 - - - Tre nứa - - - - - - - - Rừng gỗ có trữ lượng 8311 7150 783 378 - - - Nguồn: [2]

1.4.2.Điều kiện kinh tế - xã hội

1.4.2.1. Dân số, dân tộc và phân bố dân cư

Nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên và khu vực vùng đệm có 39 thơn/xóm (28 xóm và 11 tổ) thuộc địa giới hành chính của các xã Thành Công, Phan Thanh, Quang Thành, Hưng Đạo, Vũ Nông, Thể Dục và thị trấn Tĩnh Túc.

- Dân số: Theo kết quả điều tra thống kê tại các xã năm 2012, nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén và khu vực vùng đệm có 9.261 người với 1.676 hộ; trong đó nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên có 1.317 người với 280 hộ.

- Dân tộc: Trong Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén và khu vực vùng đệm có 5 dân tộc đang sinh sống; trong đó: Dân tộc Dao có 3.894 người,

chiếm 47,2%; dân tộc Nùng có 1.675 người, chiếm 20,3%; dân tộc Kinh có 1.468 người, chiếm 17,8%; dân tộc Tày có 1.138 người, chiếm 13,8%; cịn lại là dân tộc H’Mơng có 77 người, chiếm 0,9%.

- Phân bố dân cư: Mật độ dân số bình quân 51 người/km2 nhưng lại phân bố không đồng đều giữa thị trấn và các xã trong vùng, xã có mật độ dân số thấp nhất là xã Hưng Đạo với 25 người/km2, cao nhất là thị trấn Tĩnh Túc với 135 người/km2.

1.4.2.2. Kinh tế - xã hội a. Ngành nông nghiệp

- Sản xuất nông nghiệp

Bảng 1.8. Cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi theo giá thực tế (2006-2010)

Hạng mục Phân theo năm

2006 2007 2008 2009 2010

1. Giá trị sản xuất (triệu đồng)

Tổng số 72.151,0 104.828,0 118.007,0 144.453,0 143.611,0 - Trồng trọt 50.328,0 76.031,0 90.356,0 113.672,0 116.401,0 - Chăn nuôi 21.823,0 28.797,0 27.651,0 30.781,0 27.210,0 2. Cơ cấu (%) Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 - Trồng trọt 69,8 72,5 76,6 78,7 81,1 - Chăn nuôi 30,2 27,5 23,4 21,3 18,9

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nguyên Bình năm 2011

Nơng nghiệp là ngành chiếm vị trí chủ đạo trong hoạt động kinh tế của địa phương đã được phát triển theo tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nông thôn. Phương thức sản xuất được chuyển dịch từ sản xuất tự cấp - tự túc sang sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường. Trên cơ sở thế mạnh tiềm năng đất đai, một số chương trình, dự án được đưa vào thực hiện. Sản xuất nông nghiệp được chú trọng tăng vụ và đa dạng hóa sản phẩm; chăn ni phát triển mạnh với quy mô lớn, tập trung. Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp từng bước được chuyển đổi theo hướng đẩy mạnh giống cây trồng, vật ni có giá trị kinh tế cao.

- Sản xuất lâm nghiệp

Bảng 1.9. Kết quả sản xuất lâm nghiệp

Hạng mục Phân theo năm

2001 2002 2004 2006 2007 2008 1- Diện tích (ha) 9.477,5 9.477,5 9.475,4 9.546,2 9.551,6 9.571,2 - Bảo vệ rừng 8.807,1 8.807,1 8.805,0 8.864,4 8.878,2 8.883,3 - Trồng và chăm sóc rừng 670,4 670,4 670,4 681,8 673,4 687,9 2- Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 100 - Bảo vệ rừng 92,9 92,9 92,9 92,86 92,95 92,81 - Trồng và chăm sóc rừng 7,1 7,1 7,1 7,1 7,0 7,0

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nguyên Bình năm 2010

Từ kết quả trên cho thấy cơng tác phát triển rừng cịn rất chậm, trong khi diện tích đất chưa có rừng trong vùng cịn lớn. Tuy nhiên, số liệu trên chỉ phản ánh được phần diện tích thực hiện thơng qua các chương trình dự án, cịn diện tích rừng tự phục hồi, diện tích do người dân tự trồng chưa phản ánh hết trong biểu số liệu trên.

Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về bảo vệ rừng, bảo vệ mơi trường, bảo tồn các lồi động vật hoang dã được thực hiện tốt. Lực lượng kiểm lâm thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương trong cơng tác kiểm tra, kiểm soát các hành vi vi phạm lâm luật và cơng tác phịng cháy, chữa cháy rừng.

b. Ngành công nghiệp - xây dựng

Bảng 0.1.10. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn

Đơn vị tính: Triệu đồng

Hạng mục Phân theo năm

2006 2007 2008 2009 2010

Tổng cộng 646,0 939,0 1.294,0 1.328,0 1.694,7

1. Công nghiệp khai thác 132,0 197,0 229,0 330,0 - - Khai thác đá và các loại mỏ khác 132,0 197,0 229,0 330,0

2. Công nghiệp chế biến, chế tạo 514,0 742,0 1.065,0 998,0 1.694,7 - Sản xuất thực phẩm và đồ uống 8,0 10,0 16,0 23,0 176,8 - Sản xuất trang phục 26,0 65,0 60,0 70,0 50,9 - Sản xuất sản phẩm từ khoáng 211,0 315,0 555,0 436,0 379,0

- Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn 438,0

- Sản xuất giường, tủ, bàn ghế 269,0 352,0 434,0 469,0 650,0

- Công nghiệp

* Công nghiệp chế biến khống sản

Q trình hình thành và kiến tạo lịch sử lâu dài, sự biến động về địa chất đã giúp cho khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén có nhiều khống sản quý hiếm như kim loại màu (chì, kẽm...) ở xã Phan Thanh và Thành Công; kim loại quý hiếm (Atimon, Thiếc, Vonfram, Uran, Vàng...) ở thị trấn Tĩnh Túc và xã Thành Cơng; Nguồn tài ngun khống sản được khai thác tập trung chủ yếu ở mỏ Thiếc Tĩnh Túc, ngoài ra cịn có các ngun liệu, vật liệu xây dựng như: nguyên liệu sét, đá, cát, sỏi,...được khai thác. Đất đá trên khai trường bị đào xới làm giảm độ liên kết, rất dễ bị rửa trôi, sạt lở đất.

* Công nghiệp khai thác và cấp nước sạch

Do địa hình núi đá vơi xen kẽ với các trầm tích lục nguyên nên nhiều khu vực thừa nước, nhưng lại có rất nhiều khu vực thiếu nước đặc biệt là các khu vực có núi đá vơi, mực nước phụ thuộc theo mùa. Ngay cạnh những nguồn nước dồi dào ở các thung lũng, vùng thấp, người dân trong các thung lũng karts vẫn thiếu nước sinh hoạt. Hiện nay, hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt cho các hộ dân chưa được đầu tư, người dân tự bỏ kinh phí làm hệ thống ống dẫn nước về để sử dụng, bước đầu đã giải quyết được một phần khó khăn về nhu cầu nước sinh hoạt cho các hộ dân tại những nơi thiếu nước.

* Công nghiệp chế biến nông, lâm nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp

Tính đến năm 2012 ở khu vực Phia Oắc - Phia Đén có 2 cơ sở chế biến nông, lâm sản và một số nghề thủ công truyền thống như: chế biến miến dong, sản xuất giấy bản, sợi lanh tự nhiên và nấu rượu...Nhìn chung các ngành nghề đều phát triển chậm, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, tự phát và thiếu ổn định.

Các chủ hộ tham gia sản xuất chủ yếu theo mùa vụ và sử dụng nguyên liệu tại chỗ, một phần nhỏ nguyên liệu làm sợi lanh, giấy bản được thu mua tại các vùng lân cận. Sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ tại chỗ, hiệu quả kinh tế thấp nhưng việc phát triển các làng nghề đã giúp cộng đồng dân cư Phia Oắc - Phia Đén có thêm việc làm và thu nhập, đồng thời tạo động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ mới.

- Xây dựng

Các cơng trình cơ sở hạ tầng: giao thơng, thủy lợi và các cơng trình phục vụ đời sống cộng đồng dân cư chủ yếu được quản lý và triển khai bởi cấp huyện, cấp tỉnh. Nguồn vốn đầu tư cho các cơng trình này chủ yếu từ ngân sách nhà nước và từ các chương trình dự án của các tổ chức phi chính phủ.

Phia Oắc - Phia Đén trong những năm gần đây được tập trung đầu tư về cơ sở hạ tầng; cụ thể như sau:

Bảng 1.11. Tình hình đầu tƣ xây dựng cơ bản vùng Phia Oắc - Phia Đén

TT Hạng mục

Phân theo giai đoạn 2001-2005 2006 – 2010 (triệu đồng) cấu (%) (triệu đồng) cấu (%) 1 Nhà làm việc UBND xã 1.350 1,4 120 0,1 2 Y tế 5.540 5,8 500 0,4 3 Trường học 3.220 3,4 17.600 13,5

6 Giao thông nông thôn (tuyến liên xã, thôn) 56.000 59 36.000 27,6 7 Thuỷ lợi các tuyến mương (nội đồng) 3.850 4,1 16.000 12,3 8 Hệ thống nước sinh hoạt 3.500 3,7 28.000 21,5

9 Cơng trình điện 19.000 20 29.000 22,3

10 Khu sản xuất thủ công nghiệp 500 0,5 1.000 0,8

11 Khu thương mại 2.000 2,1 2.000 1,5

Tổng số 94.960 100 130.220 100

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nguyên Bình năm 2011

Việc phát triển cơ sở hạ tầng ở Phia Oắc - Phia Đén vẫn còn thấp so với yêu cầu. Tình trạng phát triển kết cấu hạ tầng còn chênh lệch giữa các thôn bản. Các tuyến giao thơng nơng thơn chất lượng cịn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại và đời sống của nhân dân trong vùng.

c. Ngành dịch vụ

Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén ngoài cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ với địa hình núi cao, nhiều hang động, mơi trường trong lành, khí hậu mát mẻ, động thực vật phong phú, nơi đây cịn có 03 di tích lịch sử văn hố đã được xếp hạng cấp

tỉnh; 04 ngôi biệt thự thời Pháp; 02 ngôi miếu thờ. Đây là những tiềm năng lớn cho phát triển du lịch của vùng. Tuy nhiên, nơi đây còn hạn chế trong phát triển dịch vụ; sản xuất hàng hóa và thị trường tiêu thụ nơng sản cịn nhỏ lẻ... chỉ có 2 chợ được hoạt động theo phiên (5 ngày/phiên); lượng hàng luân chuyển trên địa bàn thấp; sản xuất mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng của cộng đồng dân cư địa phương; các hoạt động du lịch sinh thái, văn hoá, nghỉ dưỡng vẫn chưa được khai thác, sử dụng. Bởi vậy, trong những năm tới cần quan tâm đầu tư, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ du lịch thành một trong các hoạt động kinh tế chủ lực góp phần phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.

1.4.2.3. Cơ sở hạ tầng a. Giao Thông

Hệ thống đường giao thông được quan tâm đầu tư, nâng cấp đã tạo ra một mạng lưới giao thông thông suốt giữa các xã trong khu vực Khu bảo tồn với trung tâm huyện, cụ thể gồm các tuyến đường sau:

- Từ tỉnh lộ 212 - nhà nghỉ Sơn Đông - chợ Phia Đén dài 18 km; - Từ chợ Phia Đén - UBND xã Thành Công dài 15 km;

- Từ Ngã 3 Sơn Đông, Thị trấn Tĩnh Túc theo đường đi Bảo Lạc đến ngã 3 đi xã Phan Thanh dài 11 km;

- Từ trường cấp II Thành Công, Phan Thanh đến đường đi Bảo Lạc dài 11 km; - Từ tỉnh lộ 212 lên đỉnh Phia Oắc, dài 7 km;

- Từ ngã ba Sơn Đông đi Quang Thành, Tam Kim, Hưng Đạo dài 35 km.

b. Y tế - Giáo dục

Y tế

Trong khu vực có 1 bệnh viện đa khoa với 50 giường bệnh tại thị trấn Tĩnh Túc, 1 phòng khám đa khoa khu vực với 6 giường bệnh và các trạm y tế tại các xã. Nhìn chung, cơng tác y tế đã có những chuyển biến tích cực, đã được đầu tư trang thiết bị và đội ngũ cán bộ; mỗi trạm được bố trí 2 y sỹ, 2 y tá và nữ hộ sinh với nhiệm vụ khám, chữa bệnh và cấp phát thuốc cho nhân dân.

Giáo dục

Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND các cấp, sở Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành đoàn thể ở địa phương nên tỷ lệ học sinh đi học ngày càng tăng. Tuy

nhiên, đa số học sinh là dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn, dân cư sống rải rác phân tán nên đã hạn chế và là thách thức lớn đến công tác giáo dục đào tạo ở địa phương.

1.4.3. Các hệ sinh thái trong khu BTTN Phia Oắc – Phia Đén

Theo kết quả điều tra, khảo sát, các hệ sinh thái chính được ghi nhận trong Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén bao gồm:

1.4.3.1. Hệ sinh thái rừng

Hệ sinh thái rừng bị suy giảmcả về diện tích, số và chất lượng cây rừng; các trạng thái đất trống, rừng phục hồi, rừng nghèo khá phổ biến, trạng thái rừng giàu khơng cịn, chỉ cịn trạng thái rừng trung bình phân bố từng đám ở sườn và đỉnh núi hiểm trở. Rừng chủ yếu là các loài thực vật ưa sáng như Khảo cài, Hoắc quang, Thẩu tấu, Màng tang, Chè đuôi lươn, Dẻ, Re, Kháo, Xoan nhừ, Thôi chanh, Chẹo, Muồng, Phân mã... đa phần cây cịn lại là các lồi tre nứa và thực vật thân thảo như: Cỏ tranh, Cỏ chít, Cỏ Lào, Cỏ lá, Cỏ lơng, Đơn buốt... tăng lên về số lượng cá thể trong loài.

Cấu trúc rừng bị phá vỡ: Tầng cây gỗ chỉ còn 2 tầng, độ tàn che thấp, độ che

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đa dạng sinh học và đề xuất các giải pháp quản lý khu bảo tồn thiên nhiên phia oắc – phia đén, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 43)