Thành phần thực vật của Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đa dạng sinh học và đề xuất các giải pháp quản lý khu bảo tồn thiên nhiên phia oắc – phia đén, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 57)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thành phần thực vật của Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc-

3.1.1. Tính đa dạng thành phần lồi của hệ thực vật ở Khu BTTN Phia Oắc – Phia Đén Phia Đén

3.1.1.1. Đa dạng bậc ngành

Theo kết quả thống kê và điều tra khảo sát, 1199 loài thực vật thuộc 611 chi của 177 họ trong 5 ngành thực vật đã được ghi nhận tại Khu BTTN Phia Oắc – Phia Đén, cụ thể trong bảng 3.7. Nếu so sánh với tổng số khoảng 11500 loài đã biết của hệ thực vật Việt Nam [30] thì số lượng lồi thực vật của khu vực nghiên cứu chiếm khoảng 10,43%, chứng tỏ các loài thực vật ở khu vực nghiên cứu khá phong phú và đa dạng.

Bảng 3.1. Phân bố các taxon trong khu vực nghiên cứu

Taxon Họ Chi Loài

Tên Khoa học Tên Việt Nam Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Equisetophyta Ngành Cỏ tháp bút 1 0,56 1 0,16 2 0,17 Lycopodiophyta Ngành Thông đất 2 1,13 3 0,49 14 1,17 Polypodiophyta Ngành Dương xỉ 24 13,56 76 12,44 228 19,02 Pinophyta Ngành Thông 6 3,39 11 1,80 16 1,33 Magnoliophyta - Magnoliopsida - Liliopsida Ngành Ngọc lan - Lớp Ngọc lan - Lớp Hành 144 116 28 81,36 65,54 15,82 520 426 94 85,11 69,72 15,39 939 785 154 78,31 65,47 12,84 Tổng 177 100 611 100 1199 100

Từ bảng trên cho thấy, ngành Cỏ tháp bút có 1 họ, 1 chi và 2 loài; ngành Thơng đất có 2 họ, 3 chi và 14 lồi; ngành Thơng có 6 họ, 11 chi và 16 lồi. Sự

phong phú tiếp tục tăng lên ở ngành Dương Xỉ với 24 họ, 76 chi và 228 loài. Ngành Ngọc lan đa dạng nhất với 939 loài (chiếm 78,31% tổng số loài khảo sát được) thuộc 520 chi (85,11%) của 144 họ (81,36%); trong đó lớp Ngọc lan chiếm ưu thế với 785 lồi (chiếm 65,47% tổng số loài khảo sát được) thuộc 426 chi của 116 họ, cịn lớp Hành có 154 lồi (chiếm 12,84% tổng số loài) thuộc 94 chi của 28 họ. Như vậy, các loài thực vật ở khu vực nghiên cứu khá phong phú, đa dạng nhưng sự phân bố taxon trong các ngành thực vật lại không đồng đều.

So sánh về thành phần thực vật với một số Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên trong vùng núi phía Bắc, cụ thể như sau:

Bảng 3.2. So sánh về thực vật ở các vùng Tên đơn vị Tên đơn vị Diện tích (ha) Số

lồi Lồi đặc trưng VQG Ba Bể (Bắc Cạn) 7.610 1.268 Nghiến – Lát-Ơ rơ

VQG Cát Bà (Hải Phòng) 15.000 745 Kim giao – Và nước

KBTTN Hữu Liên ( Lạng Sơn) 10.647 795 Nghiến – Hoàng đàn – Mạy tèo DTLS Đền Hùng (Phú Thọ) 285 458 Chò nâu, Bồ lầm, Thị rừng, Nụ

KBTTN Khe Rỗ (Bắc Giang) 7.153 786 Lim xanh, Táu mật, Trầu tiên, Ba kích KBTTN Tà Xùa (Sơn La) 20.200 613 Pơ mu, Xoan nhừ, Chò chỉ, Táo mèo KBTTN Côpia (Sơn La) 7.000 639 Pơ mu, Giổi, Dẻ, Mận rừng

VQG Hoàng Liên (Lào Cai) 38.724 2.344 Thiết sam, Tống quán sử, Đỗ quyên, Sặt gai

KTTN Lâm thượng (Yên Bái ) 9.535 957 Trai lý, Chò chỉ, Trường Sâng, Xoan nhừ

Đặc dụng Phia Oắc - Phia Đén 10.269 1.199 Vù hƣơng, Dẻ gai, Giổi, Xoan mộc, Chè rừng

Nguồn: [32]

Ngoài ra, ở khu BTTN Phia Oắc – Phia Đén vẫn còn nhiều lồi cây trồng có nguồn gốc do dẫn giống từ nơi khác đến nhưng đã ổn định, đó là cây ăn quả, cây lấy

hạt, làm rau ăn, cây cảnh và một số cây gỗ trồng trong vườn, nếu đưa vào danh mục thực vật thì sẽ làm tăng thêm số loài, số chi, số họ của thực vật khu vực.

3.1.1.2. Đa dạng bậc họ

Để thấy được tính đa dạng về họ của hệ thực vật ở KBTTN Phia Oắc – Phia Đén, danh sách của 9 họ có số lượng lồi nhiều nhất được thống kê trong bảng sau:

Bảng 3.3. Các họ thực vật giàu loài nhất của KBTTN Phia Oắc – Phia Đén

TT

Tên họ Loài Chi

Tên Khoa học Tên Việt Nam Số loài Tỷ lệ % Số chi Tỷ lệ % 1 Polypodiaceae Ráng nhiều chân 55 4,59 15 2,46 2 Acanthaceae Ơ rơ 22 1,83 9 1,47 3 Araliaceae Ngũ gia bì 27 2,25 9 1,47 4 Asteraceae Cúc 69 5,75 38 6,22

5 Euphorbiaceae Thầu dầu 49 4,09 27 4,42

6 Fabaceae Đậu 49 4,09 20 3,27

7 Moraceae Dâu tằm 27 2,25 7 1,15

8 Rubiaceae Cà phê 27 2,25 12 1,96

9 Poaceae Cỏ 46 3,84 30 4,91

Tổng 371 30,94 167 27,33

Từ bảng trên cho thấy: Các họ có số lượng lồi nhiều nhất là họ Cúc (Asteraceae) với 69 loài (5,75%) thuộc 38 chi (6,22%); họ Ráng nhiều chân (Polypodiaceae) với 55 loài (4,59%) thuộc 15 chi (2,46%); họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) và họ Đậu (Fabaceae) cùng có 49 lồi (4,09%). Như vậy, chỉ với 9 họ chiếm 5,08% tổng số họ, nhưng số loài đã lên tới 371 loài chiếm 30,94% tổng số loài thuộc 167 chi (27,33% tổng số chi) và họ giàu loài nhất ở khu vực nghiên cứu là họ Cúc cũng khơng có số lồi vượt q được 10% tổng số lồi nên có thể khẳng định hệ thực vật ở đây rất đa dạng về bậc họ.

3.1.1.3. Đa dạng về dạng sống của thực vật ở KBTTN Phia Oắc – Phia Đén

Theo thang phân loại dạng sống của Raunkiaer (1934) thì hệ thực vật ở KBTTN Phia Oắc – Phia Đén có 5 nhóm dạng sống cơ bản như sau:

Bảng 3.4. Các dạng sống của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu

Dạngsống Ký hiệu Sốloài Tỷlệ (%)

Nhóm cây có chồi trên đất Ph 644 53,71

Nhóm cây có chồi sát đất Ch 93 7,76

Nhóm cây có chồi nửa ẩn Hm 227 18,93

Nhóm cây có chồi ẩn Cr 157 13,09

Nhóm cây có chồi 1 năm Th 78 6,51

Tổng 1199 100

Trong 5 nhóm dạng sống thì nhóm cây chồi trên (Ph) chiếm ưu thế với 644 lồi (53,71% tổng số lồi). Tiếp theo là nhóm cây chồi nửa ẩn (Hm) với 227 loài chiếm 18,93% tổng số lồi và nhóm cây chồi ẩn (Cr) có 157 lồi chiếm 13,09% tổng số lồi. Các nhóm cịn lại chiếm tỷ lệ thấp với số lượng lồi khơng chênh lệch nhiều. Kết quả nghiên cứu dạng sống của hệ thực vật ở khu BTTN Phia Oắc – Phia Đén chứng tỏ điều kiện sinh thái ở khu vực này rất thuận lợi cho sự phát triển của các loài cây chồi trên và điều này cũng phù hợp với quy luật chung là hệ thực vật hoặc hệ sinh thái nào mà càng mang tính chất tối ưu và ngun sinh thì các nhóm cây chồi trên mặt đất chiếm tỷ lệ càng cao.

Căn cứ vào sự phân bố loài trong các kiểu dạng sống khác nhau, chúng tôi đã thiết lập phổ dạng sống (Spectrum of Biology – SB) của hệ thực vật ở khu BTTN Phia Oắc – Phia Đén như sau:

SB = 53,71Ph + 7,76Ch + 18,93Hm + 13,09Cr + 6,51Th

Do nhóm cây chồi trên chiếm ưu thế nhất so với các nhóm dạng sống cịn lại nên chúng tơi tiến hành phân tích sâu hơn các kiểu dạng sống của nhóm cây này. Kết quả phân loại thể hiện ở bảng dưới:

Bảng 3.5. Các kiểu dạng sống của nhóm cây chồi trên

Dạngsống Kí hiệu Sốlồi Tỷ lệ so với Ph (%) Tỷ lệ so với tổng số loài (%)

Cây chồi trên to Mg 11 1,71 0,92

Cây chồi vừa Me 192 29,81 16,01

Cây chồi nhỏ Mi 204 31,68 17,02

Cây chồi lùn Na 43 6,68 3,59

Cây chồi sống nhờ và bám Ep 36 5,59 3,00

Cây chồi trên mọng nước Sp 4 0,62 0,33

Cây chồi trên leo cuốn Lp 138 21,43 11,51

Cây chồi thân thảo Hp 16 2,48 1,33

Tổng 644 100 53,71

Phổ dạng sống của nhóm cây chồi trên ở khu hệ thực vật nghiên cứu như sau: Ph = 1,71Mg + 29,81Me + 31,68Mi + 6,68Na + 5,59Ep + 0,62Sp + 21,43Lp + 2,48Hp

Trong số 644 lồi thuộc nhóm cây chồi trên, kiểu dạng sống chiếm ưu thế nhất là cây chồi trên nhỏ (Mi) với 204 loài chiếm 31,68% so với Ph, tương ứng với 17,02% tổng số loài của cả hệ thực vật ở khu vực nghiên cứu. Tiếp đến là nhóm cây chồi vừa (Me) và nhóm cây chồi trên leo cuốn (Lp) chiếm tỷ lệ lần lượt là 29,81%, 21,43% trong dạng sống Ph và 16,01%, 11,51% tổng số loài của cả hệ. Các kiểu dạng sống cịn lại trong nhóm cây chồi trên (cây chồi trên to, cây chồi lùn, cây chồi sống nhờ và bám, cây chồi trên mọng nước, cây chồi thân thảo) chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong dạng sống Ph cũng như đối với cả hệ thực vật của khu vực nghiên cứu.

3.1.1.4. Đa dạng theo các sinh cảnh sống của thực vật

Bảng 3.6. Đa dạng thực vật theo các sinh cảnh sống Hệ sinh thái Hệ sinh thái Rừng nguyên sinh Rừng thứ sinh Rừng trồng Trảng cỏ, cây bụi Nông nghiệp Khu dân cƣ Thủy vực Số lượng 573 222 13 431 34 255 61 Tỷ lệ so với tổng số loài (%) 47,79 18,52 1,08 35,95 2,84 21,27 5,09 Khi xem xét mức độ đa dạng loài thực vật theo các hệ sinh thái khác nhau ở KBTTN Phia Oắc – Phia Đén có thể thấy rõ sự phân bố này khơng đồng đều. Số

lượng lồi tập trung nhiều nhất trong HST rừng nguyên sinh với 573 loài chiếm 47,79% tổng số loài của khu vực nghiên cứu. Tiếp đến là HST trảng cỏ, cây bụi, HST khu dân cư và HST rừng thứ sinh với số loài lần lượt là 431 loài (35,59%), 255 loài (21,27%) và 222 loài (18,52%). Các HST còn lại như HST rừng trồng, nơng nghiệp và thủy vực ít đa dạng hơn nhiều về số lồi thực vật và ít đa dạng lồi nhất là ở trong HST rừng trồng với tổng cộng chỉ có 13 lồi (1,08%).

3.1.1.5. Đa dạng về cơng dụng của các lồi thực vật ở KBTTN Phia Oắc – Phia Đén

Trong tổng số 1199 lồi được ghi nhận, chúng tơi đã phân loại và thống kê được 1060 lồi có giá trị sử dụng (một lồi có thể có một hoặc nhiều cơng dụng) chiếm 88,41% tổng số lồi. Số liệu về cơng dụng của các loài thực vật được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 3.7. Giá trị sử dụng của các loài thực vật ở khu vực nghiên cứu

STT Giá trị sử dụng Số loài Tỷ lệ so với

tổng số loài, %

1 Cho gỗ 237 19,77

2 Làm thuốc 484 40,37

3 Làm thức ăn, uống, gia vị 114 9,51

4 Cho tinh dầu, nhựa, hương liệu, tanin, để nhuộm, mỡ, dầu

33 2,75

5 Cho sợi, nguyên liệu giấy 17 1,42

6 Cho nguyên liệu làm hàng mỹ nghệ (đan lát) 22 1,83

7 Làm cảnh, bóng mát, hàng rào 104 8,67

8 Cây có độc 49 4,09

Tổng các lồi cây có cơng dụng 1060 88,41

Ghi chú: Một lồi có thể có một hoặc nhiều cơng dụng

Số liệu trong bảng 3.13 cho thấy, nhóm cây làm thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất với 484 lồi (40,37%). Tiếp đến là nhóm cây cho gỗ với 237 lồi chiếm 19,77% so với tổng số loài khảo sát được của khu vực. Nhóm cây làm thức ăn, uống, gia vị có 114 lồi (9,51%) và nhóm cây làm cảnh, bóng mát, hàng rào có 104 lồi (8,67%). Các nhóm cịn lại có tỷ lệ thấp so với tổng số loài.

3.1.1.6. Các loài thực vậtbị đe dọa tuyệt chủng

Tổng số lồi cây có nguy cơ bị tuyệt chủng đã xác định tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén nằm trong sách đỏ Việt Nam và trong danh sách đỏ thế giới là 65 lồi, trong đó:

- Số lồi cây có nguy cơ bị tuyệt chủng có tên trong sách đỏ Việt Nam là 51 lồi, cịn 14 lồi chỉ có tên trong danh sách đỏ thế giới nhưng khơng có tên trong sách đỏ Việt Nam, vì 14 lồi này ở Việt Nam chưa nguy cấp;

- Số lồi cây có nguy cơ bị tuyệt chủng có tên trong danh sách đỏ thế giới là 21 lồi, chỉ có 7 lồi trong số này được ghi tên trong sách đỏ Việt Nam, cịn lại 14 lồi chỉ có tên trong danh sách đỏ thế giới;

- Số lồi cây có nguy cơ bị tuyệt chủng có tên trong sách đỏ Việt Nam và danh sách đỏ thế giới là 7 loài;

- Trong tổng số 65 lồi cây có nguy cơ bị tuyệt chủng có 11 lồi cây có tên trong danh sách nhóm IA và IIA ban hành kèm theo Nghị định 32 của Chính phủ;

- Tổng số 65 lồi cây có nguy cơ bị tuyệt chủng đều là cây bản địa của Việt Nam có phân bố ở Cao Bằng và các tỉnh lân cận;

- Mức độ nguy cơ tuyệt chủng của chúng được xếp vào các nhóm như sau:

Bảng 3.8. Cấp nguy hiểm của thực vật quý hiếm

Cấp nguy hiểm CR EN VU LC DD Cộng NĐ32

SĐVN 3 19 29 0 51 11

IUCN (Red list) 4 (+1) (+1) 7 (+4) 3 (+1) 14 (+7)

SĐ Phia Oắc - Phia Đén 65 11

Ghi chú: (+4, +1, +7) Số lồi có tên trong SĐVN và IUCN-Red list (Danh sách đỏ thế giới). NĐ32: nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

Theo IUCN: LC-lồi ít quan tâm, EN-lồi nguy cấp, NT-lồi sắp bị đe dọa, RS-ổn định tương đối

Danh sách các lồi cây có tên trong sách đỏ Việt Nam được thông qua từ những năm 2001-2002 nên những loài nguy cấp sau 2002 chưa có tên trong SĐVN.

3.2.Thành phần động vật có xƣơng sống của Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén

3.2.1. Thành phần loài

Bảng 3.9. Thành phần động vật Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén

Lớp Số bộ Số họ Số loài Thú 8 26 87 Chim 14 37 90 Bò Sát 2 10 28 Ếch nhái 1 4 17 Tổng 25 77 222

Các kết quả khảo sát được liệt kê trong bảng 3.15 cho thấy thành phần động vật của khu BTTN Phia Oắc – Phia Đén gồm 222 lồi động vật có xương sống, trong đó có 87 lồi thú thuộc 26 họ, 8 bộ; 90 loài chim thuộc 37 họ và 14 bộ (trong đó bộ Sẻ có số lồi nhiều nhất là 48 loài; 17 loài lưỡng cư; 28 lồi bị sát.

Trong số các lồi động vật có tên trong danh mục đã xác định được 56 loài động vật quý hiếm; bao gồm 24 lồi thú có tên trong Sách đỏ Việt Nam (năm 2007), trong đó có 1 lồi (Hươu xạ) ở thứ hạng cực kỳ nguy cấp (CR), 8 loài ở thứ hạng nguy cấp (EN) và 15 loài ở thứ hạng đang bị đe doạ (VU). Nếu đối chiếu với Nghị định 32/2006/NĐ-CP thì có 15 lồi ở phụ lục IB và 20 lồi có tên trong phụ lục IIB và 13 lồi có tên trong Danh mục đỏ của Thế giới IUCN.

Về chim có 11 lồi trong đó có 3 lồi ở thứ hạng nguy cấp (EN), 8 loài ở thứ hạng đang bị đe doạ (VU); trong số này nếu đối chiếu với Nghị định 32/2006/NĐ- CP thì có 9 lồi nằm trong phụ lục IIB.

Về bị sát và lưỡng cư có 14 lồi trong đó có 3 lồi ở thứ hạng cực kỳ nguy cấp (CR), 9 loài nguy cấp (EN) và 2 loài ở thứ hạng bị đe doạ (VU). Nếu đối chiếu với Nghị định 32/2006/NĐ-CP thì tất cả 14 lồi này đều nằm trong phụ lục IIB.

Từ những số liệu trên cho thấy trong Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén đang hiện hữu 56 loài động vật quý, hiếm, đây là nguồn tài nguyên vô cùng quý của Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén. Những nguồn gen động vật

quý, hiếm này có giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn cao cần được đưa vào danh sách các loài được ưu tiên bảo tồn theo Luật đa dạng sinh học.

3.2.2. Phân loại khu hệ động vật

Khu hệ động vật tại Khu BTTN Phia Oắc – Phia Đén được so sánh về thành phần với một số Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên trong vùng núi phía Bắc, cụ thể như sau:

Bảng 3.10. So sánh số lƣợng động vật rừng với các vùng Hạng mục

Phân theo lớp

Thú Chim Bò Sát Lƣỡng Cƣ

Bộ Họ Loài Bộ Họ Loài Bộ Họ Loài Bộ Họ Loài

Toàn quốc 12 37 252 19 81 828 3 23 296 3 9 162 Hữu Liên 8 23 53 14 42 127 2 9 32 1 6 30 Kim Hỉ 8 26 67 17 50 143 2 12 35 1 6 21 Cát Bà 7 10 20 13 34 69 2 9 15 1 5 11 HK Pà Cò 8 23 62 14 43 144 2 15 46 1 5 28 Tam Đảo 8 25 93 17 53 332 2 18 136 3 8 62 Ba Bể 5 24 68 18 51 152 2 11 32 1 4 16 Phia Oắc 8 26 87 14 37 90 2 10 28 1 4 17

Hiện tại, ở Việt Nam có 12 bộ thú trên cạn, ở Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén đã xác định được 87 loài thú thuộc 8 bộ, chiếm 66,7 % số bộ thú của Việt Nam và chiếm 34,5 % tổng số loài thú trên cạn của cả nước. Nếu so với một số Vườn quốc gia và Khu bảo tồn khác như: Vườn quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc) có 93 lồi; Vườn quốc gia Ba Bể (Bắc Kạn) có 68 lồi; Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên (Lạng Sơn) có 53 lồi... thì sự đa dạng thành phần lồi thú của Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén là rất cao, trong đó có 24 lồi thú thuộc diện quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam (năm 2007), danh mục đỏ thế giới và trong phụ lục IB, IIB của Nghị định 32/2006/NĐ-CP; 11 lồi chim, 14 lồi bị sát quý hiếm.... Nguồn tài nguyên động vật là di sản, báu vật của Khu bảo tồn thiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đa dạng sinh học và đề xuất các giải pháp quản lý khu bảo tồn thiên nhiên phia oắc – phia đén, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)