2.1. Khái quát chung về quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
2.1.2 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội
1. Đặc điểm tự nhiên.
a. Địa hình và thổ nhƣỡng
Địa hình quận Đống Đa tƣơng đối bằng phẳng. Có một số hồ lớn nhƣ Ba Mẫu, Kim Liên, Xã Đàn, Đống Đa, Văn Chƣơng. Trƣớc có nhiều ao, đầm nhƣng cùng với quá trình đô thị hóa đã bị lấp. Quận có hai sông nhỏ chảy qua là sông Tô Lịch và sơng Lừ. Phía đơng có một vài gò nhỏ, trong đó có gò Đống Đa. Quận có 21 phƣờng là Cát Linh, Văn Miếu, Hàng Bột, Quốc Tử Giám, Văn Chƣơng, Thổ Quan, Khâm Thiên, Trung Phông, Trung Liệt, Ngã Tƣ Sở, Thịnh Quang, Khƣơng Thƣợng, Phƣơng Mai, Phƣơng Liên, Kim Liên, Trung Tự, Nam Đồng, Quang Trung, Ô Chợ Dừa, Láng Hạ, Láng Thƣợng.
Thổ nhƣỡng: Quận Đống Đa với diện tích tự nhiên 995,76 ha (chiếm 1,08% diện tích tự nhiên tồ thành phố Hà Nội). Lớp phủ thổ nhƣỡng vốn liên quan đến đặc tính phù sa, quá trình phong hoá, chế độ bồi tích và đến hoạt động nơng nghiệp. Dƣới tác động của các yếu tố trên, Hà Nội hiện nay có 4 loại đất chính, đó là đất phù sa trong đê, đất phù sa ngoài đê, đất bạc màu và đất đồi núi. Đất phù sa ngoài đê là đất hàng năm đƣợc tiếp tục bồi đắp thƣờng xuyên trên các bãi bồi ven sông, hoặc các bãi giữa sông. Đất phù sa trong đê do có hệ thống đê nên không đợc các
sông bồi đắp thƣờng xuyên. Nằm trong nội thành Hà Nội nên đặc điểm đất đai của quận Đống Đa là đất phù sa trong đê.
Với địa hình và thổ nhƣỡng nhƣ vậy rất thuận tiện cho việc xây dựng nhà ở và các trung tâm thƣơng mại cao tầng, cũng nhƣ xây dựng các công trình công nghiệp dịch vụ.
b. Khí hậu.
Khí hậu Hà Nội nói chung và quận Đống Đa nói riêng khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa Hè nóng, mƣa nhiều và mùa Đơng lạnh, mƣa ít. Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh năm tiếp nhận đƣợc lƣợng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lƣợng bức xạ tổng cộng trung bình hàng năm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm2 và nhiệt độ khơng khí trung bình hàng năm là 23,6oC. Do chịu ảnh hƣởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lƣợng mƣa khá lớn. Độ ẩm tƣơng đối trung bình hàng năm là 79%. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm là 1245 mm và mỗi năm có khoảng 114 ngày mƣa.
Đặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mƣa. Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là mùa Đông thời tiết khô ráo. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10) cho nên có thể nói rằng Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Bốn mùa thay đổi nhƣ vậy đã làm cho khí hậu Hà Nội thêm phong phú, đa dạng, mùa nào cũng đẹp, cũng hay.
Hà Nội có năm rét sớm, có năm rét muộn. Có năm nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất lên tới 42,8o
C. Năm rét đậm, nhiệt độ thấp nhất là 2,7oC.
2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.
a. Dân cƣ, lao động.
Quận Đống Đa hiện có dân số khoảng 368.904 ngƣời. Nhƣ vậy, có thể thấy quận Đống Đa là một trong những quận có dân số đông nhất của Thành phố Hà Nội với mật độ dân số khoảng 37.047ngƣời/km2 (tính tại thời điểm tháng 01 năm 2013). Thành phần dân cƣ đa dạng và phức tạp từ CBCNV nhà nƣớc, quân nhân trong quân đội, dân lao động phổ thông và rất đông bà con làm nghề buôn bán nhỏ.
Mỗi năm quận tạo việc làm cho khoảng 8000-8500 lao động. Năm 2012, quận đã cho vay vốn giải quyết việc làm cho 669 hộ, tổng số vốn đạt 9,6 tỷ đồng; cho vay gia đình khó khăn 3000 hộ; tạo điều kiện giải quyết việc làm 9.300 ngƣời đạt 100% kế hoạch trong đó 5.384 ngƣời có công việc ổn định.
b. Y tế.
Nằm trên địa bàn quận có khá nhiều bệnh viện lớn nhƣ bệnh viện phụ sản Hà Nội, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Việt - Pháp, bệnh viện Nhi trung ƣơng, phƣờng Quang Trung có bệnh viện Đống Đa... là bệnh viện lớn của phía bắc. Các bệnh viện có đội ngũ thầy thuốc giỏi, tận tâm tận lực với nghề nghiệp, với việc khám và chữa bệnh cho nhân dân, đặc biệt là bệnh nhân là đối tƣợng có bảo hiểm xã hội, bệnh nhân diện chính sách, đúng là lƣơng y kiêm từ mẫu.
c. Văn hoá.
Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều loại hình phong phú, gắn với phong trào thi đua yêu nƣớc, các cuộc vận động lớn của đất nƣớc của thủ đô. Duy trì vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở tổ dân phố theo tinh thần Nghị quyết trung ƣơng 5 khóa VIII ngày càng nhân rộng địa bàn và đi vào chiều sâu. Tỷ lệ các gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa phƣờng hàng năm đều đạt trên 88%, tỷ lệ các gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa quận năm sau cao hơn năm trƣớc. Đa số các phƣờng đã phấn đấu đạt tiêu chí văn hóa tại cơng sở, đa số cán bộ - công chức đạt tiêu chí cơng bộc trong giao tiếp, ứng xử, giải quyết các việc của công dân tại nơi công quyền.
d. Giao thông.
Với lợi thế nằm ở trung tâm thành phố trên địa bàn quận Đống Đa lại có các trục giao thơng chính của Hà Nội chạy qua hoặc tiếp giáp nhƣ: Giảng Võ, Nguyễn Thái Học, đƣờng Giải Phóng, Lê Duẩn, Tây Sơn, Tôn Đức Thắng, Thái Hà, Huỳnh Thúc Kháng, Láng Hạ, Nguyễn Chí Thanh.. Mật độ đƣờng xá khá dày đặc, đặc biệt gần đây đƣợc nâng cấp tu sửa rất khang trang. Điều đó là một thuận lợi lớn cho việc
giao lƣu buôn bán phát triển kinh tế xã hội cũng nhƣ giao thông đi lại của nhân dân trong quận.
e. Kinh tế.
Năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn ƣớc đạt trên 1 nghìn tỷ đồng (bằng 108% so với cùng kỳ 2012), thu ngân sách Nhà nƣớc trên 1,5 nghìn tỷ đồng (bằng 132% so với cùng kỳ). Công tác giải phóng mặt bằng, quản lý đô thị và trật tự xây dựng đạt nhiều kết quả tốt, từng bƣớc hạn chế các “điểm nóng”. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, đúng hƣớng trong đó tỷ lệ ngành dịch vụ tăng mạnh. Ngành thƣơng mại phát triển nhanh tốc độ tăng trƣởng bình quân 33%/năm. Hình thành các tuyến phố chuyên doanh nhƣ: Nội thất, xe máy, vật liệu xây dựng, khách sạn, nhà hàng, tài chính tín dụng..., đã thu hút đáng kể lực lƣợng lao động trong và ngoài quận.
3. Đánh giá chung các điều kiện tác động đến công tác đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và cấp Giấy chứng nhận của Quận.
Trong những năm qua đời sống kinh tế văn hoá của nhân dân trong quận đƣợc nâng cao rõ rệt cả về vật chất lẫn tinh thần. Cũng chính vì vậy quận trở thành một trong những địa điểm thu hút dân cƣ từ nơi khác chuyển đến làm ăn sinh sống, là nơi ngày càng tập trung đông các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội. Đây là thuận lợi đồng thời cũng là một vấn đề cần đƣợc quan tâm lƣu ý của lãnh đạo Quận để Quận có thể phát triển ổn định, cân bằng, văn minh hiệu quả trong những năm tới.
Quận Đống Đa là một quận có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội rất thuận lợi cho việc sản xuất công nghiệp, dịch vụ. Quận ủy, Ủy ban nhân dân Quận và Sở Tài nguyên và Môi trƣờng rất quan tâm đến công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai nói chung và công tác đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và tài sản khác gắn liền với đất nói riêng. Hầu hết tâm lý các hộ gia đình, cá nhân đang quản lý và sử dụng nhà, đất cũng muốn đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và tài sản khác gắn liền với đất. Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Quận rất mong muốn cấp Giấy chứng nhận lần đầu đạt 92% số thửa đất
trên địa bàn Quận, với mục tiêu quản lý là chính. Từ đó bắt tay vào cơng tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, dữ liệu đất đai, hệ thống thông tin đất đai, cũng nhƣ việc tiến hành các thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và tài sản khác gắn liền với đất cho các hộ gia đình, cá nhân.
Bên cạnh những thuận lợi trên, Quận còn gặp nhiều khó khăn gây cản trở cho công tác đăng ký quyền sử dụng đất, đặc biệt công tác đăng ký quyền sở hữu nhà ở lại càng khó khăn hơn, do đó công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và tài sản khác gắn liền với đất không thể kết thúc nếu công tác đăng ký không xong....
Việc xử lý các trƣờng hợp nhà siêu mỏng, siêu méo xuất hiện trên tuyến đƣờng Vành đai 1, đoạn Ơ Chợ Dừa - Hồng Cầu còn gặp nhiều khó khăn, có thể thấy dù là tuyến đƣờng mới mở, dù đã có chủ trƣơng của thành phố, hƣớng dẫn thủ tục khá đầy đủ song để có đƣợc phƣơng án giải quyết khả thi nhất, chính quyền quận Đống Đa cùng các ngành liên quan đã tốn khá nhiều thời gian. Sở Quy hoạch - Kiến trúc ban hành quy định tạm thời quản lý kiến trúc, xây dựng hai bên tuyến đƣờng, theo đó các ô đất có diện tích còn lại sau giải phóng mặt bằng dƣới 4m2, UBND quận thu hồi, xây dựng công trình công cộng nhƣ bảng tin, nhà chờ xe buýt, vƣờn hoa... Các thửa đất diện tích 4-15m2, có kích thƣớc hình học không hợp lý để sử dụng, chủ công trình lựa chọn một trong hai cách: có thể xây dựng, chỉnh trang tạm với quy mô 1 tầng, cao không quá 4,5m hoặc bàn giao cho chính quyền phục vụ mục đích cơng cộng. Với thửa đất diện tích hơn 15m2 nhƣng kích thƣớc khơng hợp lý để sử dụng, chủ công trình cũng chỉ đƣợc chỉnh trang tạm quy mô 1 tầng hoặc hợp thửa, hợp khối với công trình liền kề. Trƣờng hợp diện tích hơn 15m2 có kích thƣớc hợp lý để sử dụng, chủ cơng trình đƣợc cấp phép xây dựng tạm. Tuy nhiên, Sở Quy hoạch - Kiến trúc khẳng định, quy định này chỉ áp dụng trong giai đoạn chuyển tiếp chờ triển khai quy hoạch chi tiết hai bên tuyến đƣờng để bảo đảm mỹ quan đô thị, không nhếch nhác. Chỉ với chiều dài 500m, tuyến đƣờng này có gần 50 công trình thuộc loại siêu mỏng, siêu méo hình thành sau mở đƣờng, trong đó có 9
trƣờng hợp còn lại dƣới 4m2, 20 trƣờng hợp 4-15m2. Các trƣờng hợp còn lại hầu hết các hộ tự hợp thửa, hợp khối hoặc chính quyền thu hồi.
Nói nhƣ vậy để thấy việc xử lý các trƣờng hợp nhà siêu mỏng, siêu méo tồn tại, trong đó nhiều trƣờng hợp tồn tại từ trƣớc khi thành phố ban hành các quy định thu hồi, xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo vô cùng phức tạp. Không kể những trƣờng hợp nhạy cảm liên quan đến giá trị thửa đất sau khi ra mặt đƣờng, hoặc các hộ ép giá nhau dẫn đến khơng tự thỏa thuận đƣợc thì khơng ít trƣờng hợp thống nhất rồi nhƣng lại vƣớng thủ tục. Đơn cử nhƣ theo quy định tại Quyết định 15/2011/QĐ- UBND của UBND TP Hà Nội, khi các hộ hợp khối phải hợp thửa đất về một chủ sử dụng. Trƣờng hợp này phải làm thủ tục công chứng hợp đồng mua bán, nhƣng thực tế nhiều trƣờng hợp chỉ có giấy tờ mua bán viết tay nên không thực hiện đƣợc.
Theo quy định của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì sẽ có một số thửa đất có diện tích nhỏ hơn 30m2 (ở Hà Nội) đƣợc cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà ở, nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Điều kiện để đƣợc cấp GCN: Đất có nhà ở, sử dụng ổn định, không tranh chấp, phù hợp quy hoạch từ trƣớc ngày 01/7/2004, chứ không cho phép xây dựng thêm nhà mới để dẫn đến tình trạng gia tăng nhà siêu mỏng. Quy định này để “hợp thức hóa” những thửa đất có diện tích nhỏ hơn 30m2, đã xây dựng nhà ở hoặc công trình khác nhƣng đã sử dụng ổn định từ trƣớc khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực, để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho ngƣời sử dụng đất. Việc tách thửa vẫn thực hiện theo quy định hiện hành, phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 30m2.