Thu thập, rà soát và đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng hồ sơ địa chính và đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 56 - 58)

Chương I : TỔNG QUAN VỀ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH

3.2. Giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu không gian địa chính

3.2.1. Thu thập, rà soát và đánh giá

Tiến hành thu thập tồn bộ bản đồđịa chính mới nhất của các xã và các loại bản

đồđo đạc khác đã sử dụng để cấp GCN (bản đồ giải thửa) thuộc huyện Phú Vang. Sau khi thu thập được tồn bộ dữ liệu khơng gian địa chính tiến hành đánh giá và phân loại các loại bản đồđịa chính theo hệ tọa độ, năm đo, chất lượng.

Huyện Phú Vang có đầy đủ bản đồđịa chính phủ trùm lên tồn bộ diện tích của huyện, chủ yếu được xây dựng từnăm 2006, 2007, 2008; riêng thị trấn Thuận An được

đo vẽ từnăm 2000, dạng giấy và sử dụng hệ tọa độ HN-72, do đó cần phải thực hiện các nội dung hồn thiện bản đồ địa chính dạng số ở hệ VN-2000 để đồng nhất nguồn bản đồ thực hiện chỉnh lý biến động như các đơn vị hành chính cấp xã khác. Việc chuyển hệ tọa độ của thị trấn Thuận An được tiến hành như sau:

- Chuyển đổi hệ toạ độ:

Tiến hành gộp các mảnh lại theo đơn vị hành chính xã ở hệ toạđộ HN-72, thành từng file riêng. Dùng phần mềm MAPTRANS của tỉnh Thừa thiên Huế với tham số

hiệu chỉnh cho huyện Phú Vang để tính chuyển sang hệ VN-2000 cho TT. Thuận An với thông số theo bản gốc và thông sốđược quy định theo quy phạm.

- Biên tập bản đồ:

Từ các bản đồ tỷ lệ 1/1000, 1/2000 trong hệ toạ độ HN-72 đã được số hố và tính chuyển sang hệ toạđộ VN-2000 theo đơn vị hành chính xã, tiến hành đánh số chia mảnh và biên tập lại bản đồ địa chính trên hệ tọa độ VN-2000 (chỉ có số thửa tạm và diện tích). Cơng tác biên tập bản đồđược kết hợp với hồsơ địa chính thu thập được để đảm bảo kết nối dữ liệu khơng gian và thuộc tính địa chính.

Bản đồđịa chính của huyện Phú Vang hầu hết chưa được cập nhập lại từ những

năm đo vẽ, nếu được cập nhập thì chỉ được vẽ sơ sài trên bản đồ số do đó bản đồ địa chính hiện tại chưa phản ánh được hiện trạng sử dụng đất của địa phương. Để bản đồ địa chính này sử dụng được để xây dựng dữ liệu không gian cần phải thực hiện các công việc sau:

- Rà sốt lại tồn bộ các thửa đất trên bản đồ địa chính so với sổ đăng kí biến

động và các loại giấy tờ đã có: sổđại chính, mục kê,... Đối với những thửa đất có biến

động nhưng không làm thay đổi hình dạng thửa đất thì tiến hành cập nhập lại các thông tin biến động lên bản đồ. Đối với những biến động làm thay đổi hình dạng thửa

đất, nếu đã được cấp GCN thì căn cứ vào GCN để thực hiện chỉnh lý, nếu chưa được cấp GCN hoặc các thông tin trên GCN không đủ thơng tin thì tiến hành đo vẽđể chỉnh lý lại những thửa đã biến động.

- Những xã đã thực hiện công tác dồn điền đổi thửa như xã Phú Diên, Phú Hải,

Phú Đa… mà chưa cập nhập lại trên bản đồ thì phải căn cứ vào các tài liệu dồn điền

đổi thửa để tiến hành chỉnh lý. Do đặc trưng của công tác dồn điền đổi thửa là chuyển

đổi trọn thửa đất nên không cần phải đo vẽ lại, dựa trên các tài liệu tiến hành gộp thửa và chỉnh lý trên bản đồ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng hồ sơ địa chính và đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)