Xây dựng dữ liệu không gian địa chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng hồ sơ địa chính và đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 58 - 59)

Chương I : TỔNG QUAN VỀ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH

3.2. Giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu không gian địa chính

3.2.2. Xây dựng dữ liệu không gian địa chính

Hiện nay, huyện Phú Vang đang ứng dụng phần mềm gCadas để hỗ trợ việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính do đó việc xây dựng dữ liệu khơng gian địa chính có nhiều thuận lợi tuy nhiên vẫn gặp phải một số vấn đề cụ thể:

- Tiếp biên các đơn vị hành chính:

+ Huyện Phú Vang đã thực hiện việc phân định lại địa giới hành chính theo dự án 513, đường địa giới hành chính đã có những thay đổi so với giai đoạn trước nên bản

đồđịa chính cần phải cập nhập lại. Đường địa giới hành chính sau khi được phân định

đã được chuyển vẽ lên bản đồ địa hình. Do đó, để cập nhập lại đường địa giới trên bản

đồđịa chính chỉ cần sử dụng bản đồđịa hình đã chuyển hệ tọa độđồng nhất để chuyển vẽđường địa giới hành chính.

+ Địa giới hành chính của các xã chủ yếu là đi giữa đường, mương, hoặc sông; nên ở những khu vực này trên bản đồ hay xảy ra tình trạng bị chồng đè. Do đó, khi

thực hiện việc tiếp biên giữa các đơn vị hành chính cần phải chú ý xử lý.

- Chuẩn hóa bản đồ: Bản đồđịa chính của huyện Phú Vang được xây dựng theo Quy phạm năm 2008. Hiện nay, huyện Phú Vang đang sử dụng phần mềm gCadas để

xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính mà phần mềm này lại áp dụng các quy định của Thơng tư số 25/2014/TT-BTNMT, do đó cần chuẩn hóa lại các lớp đối tượng của bản

đồđịa chính theo đúng quy định:

+ Tiến hành xóa “rác” trên bản đồ: loại bỏ đầu thừa, đầu thiếu tại những giao cắt, tiếp nối của đối tượng, loại bỏ lỗi chồng đè, tự cắt,...

+ Trên bản đồ địa chính của huyện Phú Vang hiện nay, lớp chỉ giới quy hoạch

đang ở level 50, nhưng theo quy định lớp chỉ giới quy hoạch phải ở level 22 do đó cần phải chuyển lại cho đúng.

+ Theo như quy phạm thì các thửa đất nếu giáp giao thơng, giáp thủy hệthì ưu

có thể tiến hành tách các lớp đối tượng thì các thửa đất, giao thơng, thủy hệ phải được thể hiện trọn thửa trên một level tức là ở lớp thửa đất phải thể hiện trọn vẹn các thửa

đất, lớp giao thông, thủy hệ phải thể hiện đầy đủ mạng lớp giao thơng, thủy hệ. Ngồi ra, các thửa đất trong tờ bản đồ (kể cả giao thông, thủy lợi) phải được khép kín để tạo thành lớp thửa đất trên cơ sở dữ liệu. Để thực hiện được cần thực hiện các bước:

* Copy toàn bộ lớp giao thông, thủy hệ và thửa đất vào một lớp.

* Tiến hành đóng vùng thủy hệ, giao thơng trên tờ bản đồ (Chú ý: Khi đóng

vùng giao thông, thủy hệ cần tiếp biên với giao thơng, thủy hệtránh trường hợp đóng

vùng bị chồng đè).

* Khi thực hiện tạo topology cho thửa đất thì cần lưu ý chọn chế độ giữ lại thông tin cũ để giữ lại những thơng tin thửa đất đã có của bản đồ. Đối với vùng thủy hệ, giao thơng được đóng vùng và tạo topology mới thì tiến hành nhập thơng tin vào bảng thông tin thửa đất.

* Đối với lớp giao thông và thủy hệ: Tiến hành tham chiếu với các lớp khác để

chỉnh lý cho đầy đủ mạng lưới giao thông thủy hệ.

- Tách các lớp đối tượng của dữ liệu thuộc tính: Bước này được trợ giúp bởi phần mềm, do đó tương đối nhanh chóng và dễ dàng, chỉ có yêu cầu nhất thiết là các

bước chuẩn hóa phải chính xác và đúng với quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng hồ sơ địa chính và đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)