Chương I : TỔNG QUAN VỀ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH
3.3. Giải pháp xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính
3.3.4. Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính
Việc xây dựng dữ liệu thuộc tính được thực hiện dựa trên cơ sở dữ liệu
khơng gian địa chính và các tài liệu đã thu thập. Công việc này được thực hiện
theo các bước sau:
+ Kiểm tra tính đầy đủ thông tin của thửa đất, lựa chọn tài liệu để lấy thông tin
ưu tiên. Đối với các thơng tin có trong GCN thì ưu tiên lấy những thơng tin đó. Nếu khơng có trong GCN thì lấy trên hồsơ đăng kí. Trong trường hợp trong hồsơ đăng kí
khơng có thì lấy thơng tin trên sổ mục kê.
+ Lập bảng tham chiếu số tờ, số thửa và diện tích đối với các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận theo bản đồcũ nhưng chưa cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới.
+ Nhập thông tin từ tài liệu đã lựa chọn vào cơ sở dữ liệu địa chính.
Năm 1993, huyện Phú Vang tiến hành cấp GCN đồng loạt cho người dân và sử
dụng bản đồ giải thửa được vẽ trên giấy diamat để cấp GCN. Tuy nhiên, hiện nay huyện Phú Vang đang sử dụng bản đồ địa chính được đo vẽ năm 2006-2008 để quản
lý. Do đó, dẫn đến sự khác nhau về diện tích, hình dạng và các thông tin về chủ sự
dụng đất giữa GCN đã cấp và bản đồ địa chính được dùng để xây dựng dữ liệu khơng
gian địa chính. Để khắc phục tình trạng này, cần thực hiện các biện pháp sau:
- Đối với đất ở, diện tích thửa đất có sự chênh lệch lớn về giữa bản đồ và GCN nên cần phải lập bảng tham chiếu số tờ, số thửa và diện tích giữa hai loại bản đồ (bản
đồ giải thửa và bản đồđịa chính đo năm 2006-2008) đểxác định rõ nguyên nhân:
+ Nguyên nhân do đo đạc, hình dạng thửa đất khơng thay đổi, khơng có tranh chấp đất đai: lấy diện tích trong bản đồ địa chính mới để cập nhật vào dữ liệu thuộc tính, diện tích ghi trên GCN được cập nhật vào diện tích cũ.
+ Nguyên nhân khác: do lấn chiếm, tranh chấp, chia tách thì lập danh sách trình UBND huyện Phú Vang giải quyết và lấy diện tích trên các giấy tờpháp lý để cập nhật
vào dữ liệu thuộc tính, diện tích này được nhập vào diện tích pháp lý và ghi chú các
nguyên nhân vào cơ sở dữ liệu.
- Đối với đất nông nghiệp, khi đo đạc bản đồ địa chính do bờ thửa không rõ ràng nên các thửa đất được đo gộp vào nhau dẫn đến tình trạng một thửa đất có nhiều chủ sử dụng mà các chủnày đều đã được cấp GCN cho các thửa đất nông nghiệp riêng biệt nên không thể tiến hành tham chiếu được. Mặt khác, một số hộ dân tự ý chuyển
đổi đất nông nghiệp cho các hộ dân khác hay cho các hộ dân khác mượn, khơng nhớ vị trí đất của mình, bản đồ giải thửa được vẽ trên giấy diamat không được lưu trữ cẩn thận bị rách nát nên rất khó để tham chiếu về số tờ, số thửa và diện tích. Để chính xác nên tổ chức một cuộc họp gồm các trưởng thôn, hợp tác xã và những cán bộđịa chính
cũ dựa trên bản đồ giải thửa, sổ mục kê để tham chiếu các dữ liệu.
+ Trong trường hợp xác định được đúng thửa đất cũ và thửa đất mới thì tiến hành cập nhật thơng tin cho thửa đất theo diện tích trên bản đồ địa chính, thơng tin
trong GCN được ghi vào diện tích cũ, số tờ, số thửa cũ.
+ Đối với trường hợp không xác định được chủ sử dụng đất pháp lý của thửa
đất nông nghiệp thì lập danh sách cho UBND xã tiến hành đăng kí đất đai và lấy thơng
tin người đang sử dụng đất làm chủ sử dụng đất và đưa vào cơ sở dữ liệu (vì đến năm
2013, tồn bộđất trồng cây hàng năm đã hết thời hạn sử dụng đất, nên có thể thu hồi
đất và giao cho người khác sử dụng).
+ Đối với trường hợp thửa đất nông nghiệp bị đo gộp thành một thửa nhiều chủ
sử dụng đất nếu có thể xác định được ranh thửa thì tiến hành đo vẽ lại để tách ra cho từng chủ sử dụng. Nếu ranh thửa không rõ ràng, thỏa thuận với các chủ sử dụng đất tiến hành kê khai theo trường hợp có chung quyền sử dụng đất hoặc tiến hành chuyển
đổi thửa đất giống như “dồn điền đổi thửa”.
- Đối với đất tổ chức: Đất tổ chức của huyện Phú Vang đã có GCN, ranh thửa rõ ràng và trích lục đầy đủ. Nếu có sự thay đổi về diện tích, hình dạng thửa đất khơng
mới. Nếu có tranh chấp, hình dạng thửa đất thay đổi thì căn cứ vào các loại giấy tờ để xác định diện tích và hình dạng, lấy thông tin cũ đểđưa vào cơ sở dữ liệu.
- Đối với các loại đất chưa được cấp GCN: Khảo sát các thửa đất của từng xã,
đối với các thửa đất chưa có GCN mà đã đi đăng ký đất đai thì lấy thơng tin đăng ký để nhập vào cơ sở dữ liệu. Đối với các thửa đất chưa tiến hành đăng ký, phối hợp với cán bộ địa chính, đi khảo sát thực tế. Nếu thửa đất không tranh chấp, người dân sử
dụng ổn định, lâu dài thì tiến hành đăng kí đất đai cho người dân. Nếu thửa đất có tranh chấp thì ghi chú vào cơ sở dữ liệu, ghi tên người đang sử dụng thửa đất, nhập danh sách cho UBND xã giải quyết.