Chương I : TỔNG QUAN VỀ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH
3.3. Giải pháp xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính
3.3.1. Thu thập tài liệu, dữ liệu
Để xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính, cần thu thập các loại giấy tờ: - Sổ mục kê, sổđịa chính, sổ cấp GCN, sổđăng ký biến động, bản lưu GCN; - Hồsơ kê khai, đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất;
- Đơn đăng ký đã được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với trường hợp cơ
quan có thẩm quyền tổ chức việc đăng ký đất đai trong thời gian xây dựng cơ sở dữ
liệu địa chính nhưng đã hết thời gian xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính mà chưa hoàn
thành việc đăngký đất đai.
Hiện trạng nguồn tài liệu để xây dựng dữ liệu thuộc tính của huyện Phú Vang: - Đối với GCN: Do hiện nay, huyện Phú Vang đang tiến hành cấp đổi, cấp lại toàn bộ GCN trên địa bàn huyện nên có thể thu thập được GCN và các giấy tờ khác
như: CMTND, sổ hộ khẩu, sổ đăng kí kết hơn,… Đối với những thửa đất mới được cấp GCN, Chi nhánh Văn phịng đăng kí đất đai huyện Phú Vang có giữ lại bản lưu và
các giấy tờ có liên quan.
- Đối với hồ sơ đăng ký: được Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất lưu trữ
trong kho. Tuy nhiên, các loại tài liệu này không được sắp xếp, để lẫn lộn và không
được phân loại. Cần tiến hành phân loại, sắp xếp theo từng thôn cho từng xã để thuận lợi cho công tác thu thập và lưu trữ.
- Sổ địa chính: Có bản giấy đầy đủ, riêng bản số mới được cập nhập đến năm 2015 do đó cần phải tiến hành sốhóa cho đầy đủ dựa trên bản giấy.
- Đối với các loại sổ mục kê: Có hai loại giấy và số. Sổ mục kê giấy được lập theo bản đồ giải thửa, sổ mục kê mới được xuất ra từ bản đồ địa chính nhưng chưa được cập nhập thêm thơng tin từ khi đo vẽ bản đồ địa chính. Dựa vào thông tin từ sổ mục kê cũ, tham chiếu với số tờ, số thửa cũ từ đó số hóa thơng tin vào sổ
mục kê điện tử.