Tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở trong nước và trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng hồ sơ địa chính và đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 31)

Chương I : TỔNG QUAN VỀ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH

2.3. Tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở trong nước và trên thế giới

2.3.1. Tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên thế giới

Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai là một yêu cầu tất yếu cho một ngành quản lý

đất đai hiện đại, phù hợp với sự phát triển của xã hội. Nhận thức được điều này việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đã được nghiên cứu và ứng dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Dưới đây là một sốnước đã xây dựng thành công hệ thống thông tin đất đai:

- Hàn Quốc: Hệ thống thông tin đất đai của Hàn Quốc được bắt đầu xây dựng từ năm 1988 và được chia làm các giai đoạn khác nhau. Giai đoạn từ 1988 – 2010 là

giai đoạn Hàn Quốc tiến hành xây dựng, vận hành thử nghiệm, hoàn tất công việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên tồn quốc, tích hợp, quy tập dữ liệu với các ngành có

liên quan để hồn thành hệ thống thông tin đất đai. Từ năm 2010 – 2012, Hàn Quốc xây dựng chính sách thơng tin địa lý lần thứ 4 là quy hoạch tổng thể tận dụng triệt để

giá trị thông tin địa lý Quốc gia, sử dụng tài nguyên một cách hợp lý để hỗ trợ phát triển kinh tế. Năm 2013-2017 xây dựng kế hoạch cơ bản chính sách thơng tin địa lý lần 5 nhằm nâng cao khảnăng thích ứng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin điện thoại thơng minh, tích hợp thơng tin địa lý [11].

- Hệ thống hạ tầng thông tin đất đai quốc gia của Malaysia: Tháng 1/1997, Chính phủ Malaysia đã ban hành thơng tư phát triển hành chính cơng PADC (Public Administation Developtment Circular) để thành lập hạ tầng quốc gia về hệ thống

thông tin đất đai NALIS. NALIS sử dụng các công nghệ web Internet/Intranet, NALIS cung cấp phương tiện cho người sử dụng thơng tin đất đai có quyền truy cập vào thơng

tin đất trong các cơ quan liên quan đất đai. Học hỏi kinh nghiệm từ một số nước, Chính phủ Malaysia huy động tất cả các hoạt động của các cơ quan liên quan đến đất

- Hà Lan là một nước xây dựng mơ hình quản lý cơ sở dữ liệu địa chính theo

hướng xã hội hóa. Cấp quản lý đưa ra các luật định theo tiêu chuẩn của liên minh Châu Âu và hệ thống luật quốc gia. Các tỉnh có nghĩa vụ thực thi luật và phục vụ công dân. Việc xây dựng dữ liệu, đo đạc bản đồ, đăng kí đất đai được giao cho tổ chức tư nhân dưới sự giám sát của nhà nước [11].

Như vậy, việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai là nhu cầu tất yếu cho sự phát triển của ngành quản lý đất đai và kinh tế của quốc gia. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia có những chính sách và hệ thống thông tin đất đai riêng phù hợp với đặc điểm và tình hình quản lý đất đai của mỗi nước.

2.3.2. Tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở Việt Nam

Trong thời gian vừa qua, cùng với việc đẩy mạnh công tác đo đạc địa chính, xây dựng hồ sơ đăng ký đất đai, cấp GCN, công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và

hệ thống thông tin đất đai đã được chú trọng thực hiện, góp phần phục vụ công tác quản lý đất đai được hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước [8].

- Đến nay trên cả nước đã có 132 huyện chính thức đưa cơ sở dữ liệu đất đai

cấp huyện vào vận hành, khai thác, sử dụng. Các địa phương đã bước đầu hình thành nên hệ thống hạ tầng kỹ thuật của hệ thống thông tin đất đai. Tuy nhiên, ở một số địa

phương, việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai còn phân tán, thiếu đồng bộ dẫn đến cơ sở

dữ liệu đất đai cấp huyện chưa kết nối được với cấp tỉnh. Một số nơi đã xây dựng cơ

sở dữ liệu đất đai nhưng hạ tầng kỹ thuật lại chưa đáp ứng được; kinh phí cho việc quản lý, duy trì, vận hành khai thác hệ thống thông tin đất đai không được bố trí nên

cơ sở dữ liệu đất đai khơng được cập nhật thường xuyên [8].

- Về việc sử dụng các phần mềm trong lĩnh vực xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu

đất đai tại 63 tỉnh, thành phốcịn chưa thống nhất, chưa đồng bộ, thậm chí trong cùng

địa bàn một tỉnh cịn có tình trạng sử dụng nhiều phần mềm (khi xây dựng dữ liệu sử

trạng sử dụng các phần mềm đã được thẩm định cho phép dùng trong hệ thống thông

tin đất đai như sau [8]:

+ Phần mềm ViLIS: 43 tỉnh (có 9 tỉnh ứng dụng 100% cho cảđịa bàn tỉnh, 39 tỉnh chỉứng dụng trên địa bàn một số huyện).

+ Phần mềm ELIS: 16 tỉnh (ứng dụng trên địa bàn một số huyện). + Phần mềm TMV.LIS: 5 tỉnh (ứng dụng trên địa bàn một số huyện). + Phần mềm DongNai.LIS: 01 tỉnh (Đồng Nai).

+ Một số tỉnh (Vĩnh Phúc, Gia Lai…) hiện đang ứng dụng song song hai phần mềm ViLIS và ELIS, TMV.LIS, SouthLIS.

+ Có 2 tỉnh (Đà Nẵng, Bắc Ninh) đang chạy thử nghiệm phần mềm VietLIS,

đồng thời với chạy phần mềm ViLIS, ELIS.

- Các phần mềm nêu trên hiện mới chủ yếu đáp ứng được việc hỗ trợ các quy trình nghiệp vụđăng ký đất đai, riêng phần mềm ViLIS hiện nay bước đầu có đáp ứng

được việc chia sẻ thông tin với cơ quan Thuế khi luân chuyển hồsơ đểxác định nghĩa

vụ tài chính vềđất đai (đã triển khai thực hiện thí điểm ở 8 tỉnh, thành phố); viêc vận hành hệ thống mới chỉ thực hiện ở quy mô cấp tỉnh hoặc cấp huyện; việc chuyển đổi

và trao đổi dữ liệu giữa các phần mềm còn gặp nhiều vướng mắc (do thiết kế dữ liệu, mơ hình, kiến trúc hệ thống và cơng nghệ nền của các phần mềm khác nhau…). Đây

chính là một trong các nút thắt làm cho Hệ thống thông tin đất đai chưa được vận hành

theo đúng quy định của Luật Đất đai [8].

Ngày 30 tháng 5 năm 2016, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê

duyệt Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” tại Quyết định số 1236/QĐ-BTNMT với mục tiêu xây dựng hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục

tiêu trên cơ sở kiến trúc hệ thống, hạ tầng đồng bộ, phần mềm thống nhất trên toàn quốc, đảm bảo việc vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu của toàn bộ 63 tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ương [8]. Như vậy, Bộ Tài ngun và Mơi trường cần nhanh chóng lựa chọn phần mềm hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu thống nhất trên cả nước đểđảm bảo việc vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu.

Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH CỦA HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Khái quát về khu vực nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

a. Điều kiện tự nhiên

- Vịtrí địa lý:

Hình 2.1: Sơ đồ vị trí của huyện Phú Vang

Huyện Phú Vang có vị trí địa lý từ 1070

37'42'' đến 1070

50'6'' kinh độ Đông và

16019'6'' đến 160

34'6'' vĩ độ Bắc; là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế. Phía Bắc giáp thị xã Hương Thủy và thành phố Huế, phía Nam giáp huyện Phú Lộc, phía Đơng giáp với biển Đơng.

Huyện Phú Vang gồm có 18 xã và 02 thị trấn: các xã Phú Thuận, Phú Dương,

Phú Hồ, Phú Lương, Vĩnh Xuân, Vĩnh Thanh, Vĩnh An, Vĩnh Phú, Vĩnh Thái, Vĩnh

Hà và thị trấn Thuận An, Phú Đa với tổng diện tích tự nhiên là 27.987,08 ha.

- Địa hình: Huyện Phú Vang nằm ở vùng đồng bằng ven biển, địa hình bằng phẳng, phần lớn ở độcao dưới 3 m. Một số xã nằm sát ven biển có một số cồn cát nổi

nên độ cao trung bình khoảng 3 đến 5 m. Nhìn chung tồn bộ huyện có địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho công tác quản lý đất đai.

- Khí hậu: Huyện Phú Vang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một

năm có 4 mùa là mùa xuân, hạ, thu, đông; nhưng hai mùa thể hiện rõ rệt, mùa khô, nắng từ tháng 1 đến tháng 6; mùa mưa, rét từ tháng 7 đến tháng 12. Độẩm khơng khí khá cao, trung bình 80%, cao nhất vào các tháng 7 ÷ 12 từ 85 ÷ 90%, thấp nhất là tháng 1, tháng 6.

- Thuỷvăn: Hệ thống sơng ngịi trên địa bàn được chi phối trực tiếp bởi cấu tạo

địa hình khu vực. Phá Tam Giang chạy xuyên suốt từ phía bắc xuống phía nam. Đầm

Thanh Lam, đầm Hà Trung, đầm Thuỷ Tú đây là ba đầm lớn và một số kênh rạch tự

nhiên hoặc nhân tạo tương đối dày đặc với diện tích trên 6.800 ha mặt nước. Phía

Đơng của huyện giáp với Biển Đơng, có bờ biển dài trên 35 km, có cửa biển Thuận An là trung tâm bến cảng phục vụ cho công tác xuất nhập khẩu. Cửa Thuận An là vị trí chiến lược quan trọng của tỉnh Thừa Thiên Huế, có tiềm năng lớn về kinh tế đang được khai thác và sử dụng. Bãi tắm Thuận An nổi tiếng, là nơi nghỉ mát lý tưởng đối với khách du lịch trong nước và ngoài nước khi đến tham quan cốđô Huế.

- Hệ thống giao thơng: Trên địa bàn huyện có quốc lộ 49A, 49B, tỉnh lộ 580, 577 và các tuyến trục ngang nối các tỉnh lộ với quốc lộ tạo thành một hệ thống đường giao thông hợp lý, thuận lợi cho giao lưu trong nội bộ huyện và với bên ngồi. Ngồi các trục giao thơng nói trên, huyện có hệ thống đường bê tơng, đường nhựa, đường cấp phối, đường đất liên xã, liên thôn, việc đi lại tương đối thuận lợi. Tồn bộ các xã xe ơ

b. Đặc điểm dân cư, kinh tế, xã hội

- Dân cư: Huyện Phú Vang có 46 nghìn hộ, 190 nghìn người; mật độ dân cư

trung bình tồn huyện là 6.811người/km2. Dân cư sống tập trung theo từng thơn xóm, khu và dọc theo các tuyến đường giao thơng, tuyến kênh rạch.

- Kinh tế, xã hội: Năm 2016, giá trị sản xuất của huyện Phú Vang đạt 8.287 tỷ đồng. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 72.830 tấn. Tổng thu ngân sách nhà nước

đạt hơn 165 tỷđồng. Bên cạnh đó, các chính sách an sinh xã hội được quan tâm triển khai thực hiện nghiêm túc, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tạo việc làm mới cho

4.100 lao động, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7,54%,...

Tuy nhiên, Phú Vang cũng có nhiều xã thuộc diện đặc biệt khó khăn như: Phú

Diên, Phú Thanh, Phú Xuân, Vinh Hà, Vinh Phú, Vinh Thái, Vinh Xuân, Phú An, Phú Mỹ, Vinh An, Vinh Thanh, Phú Hải, Phú Thuận [19].

c. Y tế, giáo dục

Các xã trong huyện đều đã xây dựng hệ thống cơ sở y tế, đảm bảo cho nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ của người dân tại các xã, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư.

Do vậy phần nào giảm bớt được khó khăn cho người bệnh và gia đình.

Công tác giáo dục đào tạo ngày càng được phát triển và nâng cao, trên địa bàn

khu đo các xã đều có trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, các huyện có trường phổ thông trung học. Chất lượng giáo dục đào tạo ngày càng được nâng lên rõ rệt [19].

d. Quốc phòng - an ninh

Nhìn chung cơng tác An ninh - Quốc phịng và trật tự an tồn xã hội trên địa

bàn khu đo đều thực hiện tốt, không để xảy ra đột biến xấu, khơng có hiện tượng nghiện hút, đảm bảo giữ vững sựổn định chính trị, trật tự, an tồn xã hội cao.

2.1.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất

a. Tình hình quản lý đất đai

- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện

Để thực hiện tốt công tác quản lý đất đai theo đúng các quy định của Nhà nước và tỉnh, huyện Phú Vang đã ban hành nhiều văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể đối với từng vấn đề. Nhìn chung, các văn bản này được ban hành và thực hiện đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, các văn bản còn chung chung, chưa chặt chẽ, việc quản

lý đất đai còn lỏng lẻo gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực [18].

- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Thực hiện Quyết định số 513/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Dự án "Hồn thiện, hiện đại hóa hồsơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng

cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính", dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Nội vụ và Sở Tài nguyên và Môi trường, huyện Phú Vang với các huyện lân cận: thị xã Hương Thủy, thành phố Huế và huyện Phú Lộc đã hồn thành cơng tác xác định địa giới hành chính, giải quyết các khu vực có sự điều chỉnh về địa giới hành chính, chuyển vẽ lên bản đồ tỷ lệ2.000, 10.000 và 50.000; được mô tả chi tiết bằng hồ sơ địa giới hành chính và đang trong giai đoạn thẩm định, kiểm tra, đối sốt để chính thức có hiệu lực.

- Tình hình cơng tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Vang

+ Bản đồđịa chính

Trừ thị trấn Thuận An, các xã còn lại đều có bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000, 1/2000 được đo từ năm 2000 đến 2008 trong hệ tọa độ VN 2000 bằng phương pháp toàn đạc sử dụng máy kinh vĩ quang học kết hợp với máy toàn đạc điện tử.Bản đồ của

một số xã được đo đạc từ năm 2000 đến năm 2006 về nội dung đã đáp ứng yêu cầu quy định của quy phạm năm 1999 của Tổng cục Địa chính (cũ), nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường. So với các quy định trong Quy phạm năm 2008 cần phải thực hiện biên tập, chỉnh sửa theo quy định.Ví dụ như các xã Phú Mỹ, Phú Thượng, TT. Phú Đa có

tỷ lệ các thửa đất cần chỉnh lý trên 26% tổng số thửa.

+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng trong quá trình kiểm kê đất đai năm 2015: Cấp xã tỷ lệ 1/2000, 1/5000, 1/10.000; Cấp huyện tỷ lệ 1/25.000.

Vị trí các loại đất trong quy hoạch sử dụng đất được thể hiện trên Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Phú Vang tỷ lệ 1/25.000; Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015.

- Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.

Ngày 10/4/2014, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 688/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Phú Vang. Theo đó, quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Vang đến

năm 2020 gồm 27.987,03 ha tổng diện tích tự nhiên. Trong đó 44,61% đất nơng nghiệp; 54,65% đất phi nông nghiệp (kể cảđất ở); 0,74% đất chưa sử dụng. Trong kế

hoạch kỳ đầu đến năm 2015, huyện Phú Vang có diện tích đất nông nghiệp từ 12.448,12 ha năm 2012 giảm dần còn 12.418,5 ha vào năm 2015; diện tích đất phi nơng nghiệp tăng dần từ14.236,05 ha năm 2012 tăng lên 14.646,28 ha vào năm 2015.

Ngày 17/01/2017, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số93/QĐ- UBND về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của huyện Phú Vang. Đây là cơ sở quan trọng trong việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất.

- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng hồ sơ địa chính và đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)