Tình hình quản lý và sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng hồ sơ địa chính và đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 38 - 45)

Chương I : TỔNG QUAN VỀ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH

2.1. Khái quát về khu vực nghiên cứu

2.1.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất

a. Tình hình quản lý đất đai

- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện

Để thực hiện tốt công tác quản lý đất đai theo đúng các quy định của Nhà nước và tỉnh, huyện Phú Vang đã ban hành nhiều văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể đối với từng vấn đề. Nhìn chung, các văn bản này được ban hành và thực hiện đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, các văn bản còn chung chung, chưa chặt chẽ, việc quản

lý đất đai còn lỏng lẻo gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực [18].

- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Thực hiện Quyết định số 513/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Dự án "Hoàn thiện, hiện đại hóa hồsơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng

cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính", dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Nội vụ và Sở Tài nguyên và Môi trường, huyện Phú Vang với các huyện lân cận: thị xã Hương Thủy, thành phố Huế và huyện Phú Lộc đã hồn thành cơng tác xác định địa giới hành chính, giải quyết các khu vực có sự điều chỉnh về địa giới hành chính, chuyển vẽ lên bản đồ tỷ lệ2.000, 10.000 và 50.000; được mô tả chi tiết bằng hồ sơ địa giới hành chính và đang trong giai đoạn thẩm định, kiểm tra, đối sốt để chính thức có hiệu lực.

- Tình hình cơng tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Vang

+ Bản đồđịa chính

Trừ thị trấn Thuận An, các xã cịn lại đều có bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000, 1/2000 được đo từ năm 2000 đến 2008 trong hệ tọa độ VN 2000 bằng phương pháp toàn đạc sử dụng máy kinh vĩ quang học kết hợp với máy toàn đạc điện tử.Bản đồ của

một số xã được đo đạc từ năm 2000 đến năm 2006 về nội dung đã đáp ứng yêu cầu quy định của quy phạm năm 1999 của Tổng cục Địa chính (cũ), nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường. So với các quy định trong Quy phạm năm 2008 cần phải thực hiện biên tập, chỉnh sửa theo quy định.Ví dụ như các xã Phú Mỹ, Phú Thượng, TT. Phú Đa có

tỷ lệ các thửa đất cần chỉnh lý trên 26% tổng số thửa.

+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng trong quá trình kiểm kê đất đai năm 2015: Cấp xã tỷ lệ 1/2000, 1/5000, 1/10.000; Cấp huyện tỷ lệ 1/25.000.

Vị trí các loại đất trong quy hoạch sử dụng đất được thể hiện trên Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Phú Vang tỷ lệ 1/25.000; Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015.

- Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.

Ngày 10/4/2014, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 688/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Phú Vang. Theo đó, quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Vang đến

năm 2020 gồm 27.987,03 ha tổng diện tích tự nhiên. Trong đó 44,61% đất nơng nghiệp; 54,65% đất phi nông nghiệp (kể cảđất ở); 0,74% đất chưa sử dụng. Trong kế

hoạch kỳ đầu đến năm 2015, huyện Phú Vang có diện tích đất nơng nghiệp từ 12.448,12 ha năm 2012 giảm dần còn 12.418,5 ha vào năm 2015; diện tích đất phi nơng nghiệp tăng dần từ14.236,05 ha năm 2012 tăng lên 14.646,28 ha vào năm 2015.

Ngày 17/01/2017, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số93/QĐ- UBND về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của huyện Phú Vang. Đây là cơ sở quan trọng trong việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất.

- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Căn cứ theo quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, huyện Phú Vang đã tiến hành giao đất ổn định lâu dài cho nhân dân, thực hiện dồn

điền đổi thửa ở một số xã như xã Phú Mậu, Phú Hải, Phú Diên,… để khắc phục tình trạng đất manh mún, tăng hiệu quả sử dụng đất.

Theo kế hoạch sử dụng đất năm 2017, huyện Phú Vang tiến hành thu hồi

204,33 ha đất nông nghiệp và 50,52 ha đất phi nông nghiệp để chuyển sang các mục

đích khác. Tiến hành chuyển 228,47 ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộđất nông nghiệp 38,66 ha. Đưa đất chưa sử

dụng vào sử dụng năm 2017 cho đất nông nghiệp là 11,24 ha, cho đất phi nông nghiệp 72,16 ha [19].

Như vậy, huyện Phú Vang đã có phương án giao đất, thu hồi đất và chuyển mục

đích sử dụng đất cụ thể và rõ ràng, cho thấy được việc quản lý các công việc này của huyện đang được thực hiện một cách chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật.

- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Hệ thống sổsách địa chính bao gồm: Sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp GCN, sổ đăng ký biến động đất đaiđược lập trong giai đoạn đo vẽ bản đồđịa chính, các loại sổ

sách trên hầu như không được cập nhật bổ sung biến động đất đai thường xuyên và kịp thời, có xã cập nhật và có xã chưa cập nhật, dẫn đến hệ thống sổ sách khơng cịn phù hợp với hiện trạng quản lý đất đai của từng xã.

Tính đến ngày 31/12/2016, huyện Phú Vang đã cấp được 97.909 thửa trên 122.735 thửa đất cần cấp GCN (chiếm 79,77%). Trong đó, đã cấp cho hộ gia đình cá

nhân sử dụng đất được 28.777 GCN đất nông nghiệp trên tổng số 46.043 GCN cần cấp

(đạt 62,5%), 31.151 GCN đất phi nông nghiệp trên tổng số 76227 GCN cần cấp (đạt 40,9%); cho tổ chức sử dụng đất là 334 GCN trên tổng số 465 GCN cần cấp (đạt

71,8%). Hiện nay, tổng số GCN đã cấp cho hộ gia đình cá nhân sử dụng đất 59.928 GCN trên tổng số 122.270 GCN cần cấp chỉ đạt 49%. Như vậy, tỷ lệ cấp GCN của huyện Phú Vang còn rất thấp, cần phải có những phương án đểđẩy nhanh cơng tác cấp GCN.

- Thống kê, kiểm kê đất đai

Hàng năm, công tác thống kê đất đai vẫn được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, do hồsơ địa chính cịn chưa cập nhật đầy đủ dẫn đến kết quả chưa chính xác, phản ánh đúng thực tế sử dụng đất hiện tại.

Công tác kiểm kê được thực hiện 5 năm một lần. Năm 2015, huyện Phú Vang

đã hồn thành cơng tác kiểm kê, chỉnh lý bản đồ. Tuy nhiên, độ chính xác chưa cao.

- Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

Từ năm 2014, huyện Phú Vang đã thực hiện dự án đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, dự án này mới chỉ hoàn thành xong việc đo đạc chỉnh lý biến động. Công tác xây dựng cơ sở dữ

liệu đất đai đã và đang được thực hiện nhưng cịn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần được giải quyết.

- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đất đai của người dân

Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đất đai của

người dân tại huyện Phú Vang còn lỏng lẻo qua nhiều thời kì dẫn đến nhiều hệ quả

xấu: tình trạng lấn chiếm đất cơng, xây nhà trái phép ở Phú Vang thời gian qua diễn ra phức tạp; q trình xử lý thiếu chặt chẽ, khơng dứt điểm. Hiện nay, UBND huyện Phú

Vang đã lãnh đạo chính quyền các địa phương siết chặt quản lý đất đai, từng bước giải quyết dứt điểm những vấn đề tồn tại, góp phần ổn định đời sống người dân. UBND huyện Phú Vang ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các phòng, ban liên quan và các xã, thị trấn tiến hành rà sốt từng trường hợp. Trong đó, lưu ý những trường hợp cần sớm giải quyết như: 68 hộ dân lấn chiếm mặt nước đầm phá tại 3 xã Phú Diên, Phú Hải và

Phú Thuận; 16 trường hợp lấn chiếm đất, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất và xây dựng cơng trình trái phép tại các xã Phú Mỹ, Phú An, Phú Thanh, Phú Xuân, Vinh Thái và thị trấn Thuận An [18].

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật đất đai.

Hiện nay, huyện Phú Vang đang nâng cao công tác quản lý đất đai. Thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi việc chấp hành quy định pháp luật về đất đai. Kiêm quyết xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật các hành vi vi phạm pháp luật vềđất đai. Cụ thểđối với các trường hợp lấn chiếm đất, huyện Phú Vang chỉ đạo Phịng Tài ngun và Mơi trường phối hợp với Phòng Kinh tế - Hạ tầng và các phòng, ban liên quan, các xã, thị trấn kiểm tra, rà sốt và hồn chỉnh, củng cố hồ sơ

thủ tục xử lý vi phạm hành chính, yêu cầu tháo dỡ cơng trình vi phạm đối. Đối với các

trường hợp khó giải quyết, đã nhiều lần thuyết phục nhưng không thực hiện, huyện tổ

chức cưỡng chế.

- Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vềđất đai của huyện Phú Vang hiện đang được thực hiện tốt thông qua hệ thống loa phát thanh và sự phổ biến của Trưởng thôn.

Các văn bản pháp luật, thủ tục hành chính về đất đai được phổ biến trên hệ thống loa

phát thanh hàng ngày, được dán ở các bảng thông tin cũng như qua các cuộc họp thôn,

do đó người dân đã nắm được những quy định cơ bản về pháp luật đất đai.

- Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết kiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất.

Trong những năm qua, tình hình tranh chấp đất đai diễn ra ở huyện Phú Vang có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là tranh chấp đất đai giữa chính quyền địa

phương với cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư như giữa chính quyền với giáo xứ An Bằng, hay giữa chính quyền với đất thuộc quản lý của làng An Bằng,… Những tranh

chấp giữa các hộ gia đình do đất đai chưa có GCN, chưa kê khai đăng kí, hay tranh

chấp về quyền thừa kế [18].

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, huyện Phú Vang đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đểđảm bảo công bằng và an ninh trật tự xã hội.

b. Tình hình sử dụng đất

Theo kết quả thống kê năm 2016, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Phú

Vang là 27.824,48 ha. Trong đó:

- Đất nơng nghiệp: 13.449,84 ha chiếm 48,34%; - Đất phi nông nghiệp: 13.627,67 ha chiếm 48,98%; - Đất chưa sử dụng: 749,49 ha chiếm 2,68%;

Hiện trạng sử dụng đất của huyện Phú Vang năm 2016 được thể hiện chi tiết qua bảng 2.1:

Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Vang năm 2016 [20]

Nguồn: Quyết định số 93/QĐ-UBND ngày 17/01/2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Đơn vị tính: ha

STT Chỉ tiêu Hiện trạng năm 2016

Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 27.824,48 100,00

1 Đất nông nghiệp 13.449,84 48,34

1.1 Đất trồng lúa 7.438,60 26,73

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước 5.694,79 20,47

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 921,21 3,31

1.3 Đất trồng cây lâu năm 1.981,19 7,12

1.4 Đất rừng phòng hộ 745,01 2,68

1.5 Đất rừng sản xuất 594,42 2,14

1.6 Đất nuôi trồng thủy sản 1.717,02 6,17

1.7 Đất nông nghiệp khác 52,37 0,19

2 Đất phi nông nghiệp 13.627,67 48,98

2.1 Đất quốc phòng 51,07 0,18

2.2 Đất an ninh 9,86 0,04

2.3 Đất khu công nghiệp 21,64 0,08

2.4 Đất thương mại, dịch vụ 46,74 0,17

2.5 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 55,46 0,20 2.6 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản 1,89 0,01

2.7 Đất phát triển hạ tầng 2.428,36 8,73

2.7.1 Đất giao thông 1.512,08 5,43

2.7.2 Đất thủy lợi 720,63 2,59

2.7.3 Đất cơng trình năng lượng 2,40 0,01

2.7.4 Đất cơng trình bưu chính viễn thơng 1,93 0,01

2.7.5 Đất cơ sở văn hóa 3,75 0,01

2.7.6 Đất cơ sở y tế 11,17 0,04

2.7.7 Đất cơ sở giáo dục 128,09 0,46

2.7.8 Đất cơ sở thể dục thể thao 39,01 0,14

2.7.9 Đất chợ 9,30 0,03

2.8 Đất có di tích lịch sử - văn hóa 1,42 0,01

2.9 Đất bãi thải, xử lý chất thải 0,38 0,00

2.10 Đất ở tại nông thôn 1.336,89 4,80

STT Chỉ tiêu Hiện trạng năm 2016

Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

2.12 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 12,68 0,05

2.13 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp 11,94 0,04

2.14 Đất cơ sở tôn giáo 29,55 0,11

2.15 Đất làm nghĩa trang nghĩa địa, nhà tang lễ 2.361,18 8,49 2.16 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm 10,17 0,04

2.17 Đất sinh hoạt cộng đồng 6,91 0,02

2.18 Đất khu vui chơi, giải trí cơng cộng 1,26 0,00

2.19 Đất cơ sở tín ngưỡng 216,33 0,78

2.20 Đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối 608,63 2,19

2.21 Đất có mặt nước chuyên dùng 6.126,57 22,02

2.22 Đất phi nông nghiệp khác 0,47 0,00

3 Đất chưa sử dụng 746,96 2,68

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng hồ sơ địa chính và đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)