6. Cấu trúc của luận văn
1.5 Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.5.1 Vị trí ranh giới, địa lý hành chính
Nam Định nằm ở phía Nam vùng đồng bằng sơng Hồng, ở tọa độ 19o54’ đến 20o40’ vĩ độ Bắc và từ 105o55’ đến 106o45’ kinh độ Đông. Nam Định tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía nam, tỉnh Hà Nam ở phía tây bắc, giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía đơng. Đến nay, Nam Định có 10 đơn vị hành chính, trong đó có 9 huyện và thành phố Nam Định.
Thành phố Nam Định là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh, trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của tỉnh. Do chỉ cách thủ đô Hà Nội 60 km về phía Nam theo quốc lộ 1 và quốc lộ 21, cách cảng Hải Phòng 100 km nên Nam Định có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ, nhất là các mặt hàng nông sản thực phẩm. Đồng thời Nam Định cũng là nơi tiếp nhận hỗ trợ về đầu tư, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, cũng như chuyển giao công nghệ từ các địa phương này.
Hình 1.9: Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định
1.5.2Đặc điểm địa hình
Địa hình tương đối bằng phẳng, có 2 vùng chính là vùng đồng bằng thấp trũng và vùng đồng bằng ven biển, ở phía Tây Bắc tỉnh có một số ít đồi núi thấp. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, chỗ cao nhất từ đỉnh núi Gôi cao 122m, chỗ thấp nhất -3m (so với mặt biển) ở vùng đồng bằng trũng huyện Ý Yên .
Vùng ven biển có bờ biển dài, địa hình khá bằng phẳng. Một số nơi có bãi cát thoải mịn thích hợp với phát triển du lịch nghỉ mát tắm biển như Thịnh Long (Hải Hậu), Quất Lâm (Giao Thuỷ), Rạng Đơng (Nghĩa Hưng). Nam Định có 3 sơng lớn là sơng Hồng, sơng Đáy, sơng Ninh Cơ. Ngồi ra có sơng Đào nối liền sông Hồng và sông Đáy cùng với nhiều sông nhỏ khác giúp cho giao thông đường thuỷ thuận lợi và bồi đắp phù sa, tưới tiêu phục vụ sản xuất nơng nghiệp.
1.5.3Đặc điểm khí hậu, thủy văn
35
- Nhiệt độ: nhiệt độ khơng khí trung bình năm khoảng 23o- 24oC. Mùa đơng nhiệt độ trung bình là 18.90C, tháng lạnh nhất là vào tháng 1 và tháng 2. Mùa hạ, có nhiệt độ trung bình là 270C, tháng nóng nhất là tháng 7 với nhiệt độ trung bình là 29.40C (nhiệt độ nóng nhất có thểlên tới hơn 400C).
- Độ ẩm: độ ẩm trung bình trên các tháng đều vượt trên 80%. Độ ẩm khơng khí trung bình tháng nhiều năm tại Nam Định vào khoảng 82- 90%. Độ ẩm giữa các tháng biến đổi rất ít. Những tháng hanh khơ, độ ẩm vào khoảng 74%, thấp nhất khoảng 65%. Trong những ngày mưa phùn độ ẩm khơng khí có thể tăng lên đến trên 90%.
- Mưa: tổng lượng mưa bình quân nhiều năm ở Nam Định vào khoảng 1600mm - 1800mm. Trong đó mùa hè lượng mưa tương đối dồi dào và tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8 chiếm 70% lượng mưa cả năm.
- Gió, bão:Nam Định là một tỉnh ven biển, hàng năm luôn phải chịuảnh hưởng của bão. Theo sốliệu thống kê của Tổng cục Khí tượng- Thủy văn, trung bình mỗi năm ở đây có 2 cơn bãođổbộ vào và thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 11, nhiều nhất vào tháng 6 đến tháng 9 gây thiệt hại về người và của cho các huyện ven biển.
o Thủy văn:
Do đặc điểm của địa hình, các dịng chảy ở các sông lớn như sông Hồng, sông Đáy chảy qua Nam Định đều theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và thuộc phần hạ lưu nên lịng sơng thường rộng và khơng sâu, tốc độ dịng chảy chậm hơn phía thượng lưu. Chế độ nước của hệ thống sơng ngòiở đây được chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa lũ (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau).
Thuỷ triều tại vùng biển Nam Định thuộc chế độ nhật triều, thời gian triều lên ngắn (xấp xỉ 8 giờ), chiều xuống dài (khoảng 18 giờ). Biên độ triều trung bình từ 1,6 - 1,7m, cao nhất là 3,31m và nhỏ nhất là -0,11m. Dịng chảy của sơng Hồng và sơng Đáy kết hợp với chế độ nhật triều đã bồi tụ tại vùng cửa hai sông tạo nên hai bãi bồi lớn ven biển là: Cồn Lu, Cồn Ngạn (Xuân Thuỷ) và vùng Cồn Mờ (Nghĩa Hưng).
1.5.4 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
-Tăng trưởng kinh tế qua hai giai đoạn:
Tăng trưởng kinh tế trong những năm qua nhìn chung nền kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển, năm sau cao hơn năm trước, một số ngành có mức tăng trưởng nhanh và toàn
diện. Trong giai đoạn 2006 –2010, nền kinh tế của tỉnh Nam Định tăng bình quân 10,2 %/ năm, cao hơn mức tăng bình quân trong giai đoạn 2001 – 2005 (7,3%) và cao hơn mức bình quân cả nước (7,5%/ năm). GDP đầu người theo giá trị hiện hành đã tăng từ 5,52 triệu đồng năm 2005 lên 12,22 triệu đồng năm 2010, bằng 63,50% bình quân của cả nước và 53,80% bình qn của vùng đồng bằng sơng Hồng.
-Cơ cấu phát triển kinh tế:
Cơ cấu kinh tế theo ngành
Cơ cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng dần tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm tương đối các ngành nông nghiệp.
Cơ cấu thành phần kinh tế
Khu vực kinh tế nhà nước chiếm khoảng 20% trong GDP của tỉnh nhưng đã nắm giữ và chi phối các ngành kinh tế then chốt. Khu vực kinh tế doanh nhân ngày càng phát triển và có những đóng góp quan trọng vào tăn g trưởng kinh tế.
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi quy mơ nhỏ bé do tỉnh chưa thu hút được nhiều dự án đầu tư, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp chưa cao, tuy nhiên khu vực này bước đầu là những cầu nối quan trọng trong chuyển giao công nghệ và giao thương quốc tế.
-Định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Nam Định đến năm 2030: + Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng nền kinh tế của tỉnh Nam Định có bước phát triển nhanh, bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, trọng tâm là cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Tập trung đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, hệ thống đô thị tương đối phát triển, các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng phát triển; mức sống người dân từng bư ớc được cải thiện; môi trường được bảo vệ bền vững, bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phịng và trật tự an tồn xã hội; …
+ Mục tiêu cụ thể:
Về phát triển kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2011-2020 khoảng 13,3%/năm, trong đó giai đoạn 2011-2015 là 13%/năm và 13,5%/năm trong giai đoạn 2016-2020. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2021-2030 khoảng 12,7% /năm.
37
- Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế. Đến năm 2015 tỷ trọng nơng lâm ngư nghiệp giảm xuống cịn khoảng 26,0%; công nghiệp, xây dựng đạt khoảng 39,5% và dịch vụ ở mức khoảng 34,5%; đến năm 2020, các tỷ lệ tương ứng là: 13,0%; 45,7% và 41,3%. Đến năm 2030 tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp tiếp tục giảm xuống dưới 10%; tỷ trọng phi nông nghiệp tăng lên đạt trên 90% trong tổng GDP.
- Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu trên địa bàn giai đoạn 2011-2015 tăng 11%/năm, giai đoạn 2016-2020 tăng khoảng 15%/năm.
- Tăng thu ngân sách trên địa bàn trên 17%/năm giai đoạn 2011-2015 và trên 15%/năm giai đoạn 2016-2020.
- GDP bình quân đầu người đạt khoảng 39-40 triệu đồng năm 2015 và khoảng 86 triệu đồng năm 2020 (giá thực tế).
Về phát triển xã hội:
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 0,92%/năm giai đoạn 2011-2015 và khoảng 0,9%/năm giai đoạn 2016-2020. Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh bình quân 0,15-0,2%o/năm giai đoạn 2011-2020. Nâng cao chất lượng dân số.
- Phấn đấu đến năm 2015 có trên 60%, năm 2020 trên 75% lao động qua đào tạo. - Nâng cao tỷ lệ đơ thị hóa, phấn đấu đến năm 2015 đưa tỷ lệ đơ thị hóa đạt khoảng 25%, đến năm 2020 đạt khoảng 35%.
- Đến năm 2015 có 95%, năm 2020 có 100% dân số nông thôn được dùng nước sinh hoạthợp vệ sinh.
Về bảo vệ môi trường: Phấn đấu đến năm 2020
- Trên 95% chất thải rắn được thu gom, xử lý được trên 90% chất thải nguy hại. - Mỗi xã có ít nhất 1 bãi chơn lấp rác thải đạt tiêu chuẩn môi trường.