Các nghiên cứu về chất thải rắn và biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu Nhận dạng, đánh giá mức độ tác động của biến đổi khí hậu đối với hệ thống các bãi chôn lấp, công trình xử lý chất thải rắn tại thái bình (Trang 29 - 33)

6. Cấu trúc của luận văn

1.4 Các nghiên cứu về chất thải rắn và biến đổi khí hậu

a) Tổng quan các nghiên cứ u ngoài nước

Những kinh nghiệm và kiến thức về quản lý chất thải tổng hợp đã được các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, giảng viên và các nhà quản lý ở các nước Lào, Campuchia và Việt Nam đề cập trong cuốn sách “Quản lý chất thải tổng hợp ở Campuchia, Lào và

Việt Nam - Intergated Waste Management in Cambodia, Laos and Vietnam”

(PROF.DR. Virginia Maclaren, GS.TS Trần Hiếu Nhuệ)[23]. Nội dung của cuốn sách

khơng chỉ đề cập đến các khía cạnh thực tế cơng tác quản lý chất thải rắn mà còn nêu ra các vấn đề, thiếu sót đối với hệ thống quản lý chất thải hiện nay.

Năm 2011,các tác giả Shamimur Rahman, Shahriar Shams, Kashif Mahmuddadxax nghiên cứu về Quản lý chất thải rắn và tác động của nó tới biến đổi khí hậu “Study of Solid Waste Management and its Impact on Climate Change: A Case Study of Dhaka

City in Bangladesh”[61], nghiên cứu chỉ ra rằng sự ấmlên toàn cầu đã gây ra những thay đổi cơ bản đối với khí hậu. Đặc biệt, những người sống ở thành phố Dhaka đang phải đối

mặt với những đau khổ tồi tệ nhất so với bất kỳ thành phố khác ở Bangladesh. Chất thải ở Dhaka chiếm 60% chất thải hữu cơ và có thể sinh ra khí metan (methane) khi chúng bị phân hủy. Chất thải phát sinh ra carbon dioxide và methane, khí thải được phát sinh trong tất cả các khâu từ vận chuyển đến tái chế, thu hồi và xử lý cuối cùng. Bài viết này nghiên cứu và xem xét tác động ô nhiễm từ bãi chôn lấp lộ thiên và chôn lấp hợp vệ sinh tới biến đổi khí hậu trong bối cảnh của thành phố Dhaka.

Bên cạnh đó, nghiên cứu của tác giả Alison Smith và các cộng sự (năm 2011) về

“Lựa chọn Quản lý chất thải và biến đổi khí hậu - Waste management options and climate change”[56] đã đưa ra chính sách chất thải cho các nước EU trong giới hạn tác động biến đổi khí hậu. Tác động của biến đổi khí hậu chỉ là một trong số tác động môi trường được bắt nguồn từ phương án quản lý chất thải rắn. Các tác động khác bao gồm ảnh hưởng tớisức khỏe do ô nhiễm không khí như NOx, SO2, dioxin và các phần tử nhỏ, lượng khí thải của các chất làm suy giảm ozone, ô nhiễm nguồn nước, cạn kiệt nguồn tài nguyên không tái tạo, tiếng ồn, tai nạn vv. Những tác động mơi trường ngồi do các yếu tố kinh tế- xã hội còn do cách quản lý chất thải. Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu bởi khí nhà kính từ các cách lựa chọn cho quản lý chất thải rắn, các phướng án lựa chọn quản lý chất thải bao gồm: Chôn lấp chất thải, đốt, xử lý sinh học, Ủ phân compost, phân hủy kỵ khí, tái chế.

Tại tờ báo Technical Paper (số 5, tháng 9 năm 2002), tác giả Susan A. Thorneloe

[62]đã bàn về tác động của quản lý chất thải rắn tới phát thải khí nhà kínhở Mỹ. Các tiến bộ kỹ thuật, các quy định mơi trường, đặc biệt là việc bảo tồn tài nguyên và thu hồi đã có những giảm thiểu tác động mơi trường đáng kể đối với công tác quản lý chất thải rắn, bao gồm phát thải khí nhà kính (GHGs). Nghiên cứu này được tiến hành bằng cách sử dụng phương pháp vòngđời để theo dõi những thay đổi trong phát thải khí nhà kí nh trong suốt 25 năm qua từ công tác quản lý chất thải rắn ở Hoa Kỳ.

Các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về tác động của biến đổi khí hậu tới cơng tác quản lý chất thải rắn như nghiên cứu của Enete Ifeanyi Christian (2010 in Article, Climate, Earth Observation, Energy, Technology) nghiên cứu về tác động tiềm

năng của BĐKH tới công tác quản lý CTR ở Nigeria. [47]. Tác giả cho rằng “Biến đổi

31

cả các nhân tố này đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ sở quản lý, vận hành và phát triển chất thải”.

Trên trang báo của USAID from the American people, năm 2012 cũng có bài nghiên cứu “Solid waste management. Addressing climate change impacts on

infrastructure”[64]. Bài báo đã phân tích những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (thay đổi nhiệt độ, lượng mưa, mực nước biển tăng, bão, các hiện tượng cực đoan) đã tácđộng đến công tác quản lý CTR từ khâu thu gom, vận chuyển và xử lý.

Vấn đề nghiên cứu cịnđược đề cập tới trong một số cơng trình khác của các tác giả như: Greenhouse Gas Emissions from Management of Selected Materials in Municipal Solid Waste; EPA-530-R-98-013; Office of Solid Waste and Emergency Response, U.S. Environmental Protection Agency: Wash- ington, DC, September 1998. [49] (Additional information can be found on the Climate Change and Waste Web site, http://www.epa.gov/ globalwarming/actions/waste/index.html.); Thorneloe, S.A.; Weitz, K.; Barlaz, M.; Ham, R.K. Tool for Determin- ing Sustainable Waste Management through Application of Life-Cycle Assessment; Waste and Climate Change (UNEP, 2010). [59]

b) Tổng quan các nghiên cứu trong nước

Song song với sự phát triển kinh tế, công tác quản lý môi trường đặc biệt là quản lý chất thải rắn tại Việt Nam trong những năm gần đây đang đối mặt với nhiều vấn đề như công tác quy hoạch, ý thức cộng đồng và đặc biệt là năng lực về công nghệ của các đơn vị thực hiện công tác vệ sinh môi trường. Vấn đề về khối lượng và thành phần chất thải rắn và nước thải phát sinh từ các khu dân cư, nhà máy và khu công nghiệp tăng nhanh tạo ra áp lực không nhỏ cho xã hội. Nguy cơ ô nhiễm môi trường do các chất thải gây ra đã và đang trở thành một vấn đề cấp bách trong cơng tác bảo vệ mơi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng.

Xuất phát từ thực trạng trên, đã có một số Đề tài Khoa học, Dự án, Nhiệm vụ Mơi trường, Luận văn nghiên cứu, đánh giá tình hình phát sinh, thu gom và vận chuyển cũng như đề xuất một số định hướng cho một số tỉnh thành trong công tác quản lý chất thải rắn. Đề tài “Điều tra khảo sát, đánh giá tiềm năng thực hiện các dự án xử lý chất thải rắn

thông qua cơ chế phát triển sạch CDM tại Việt Nam(KTS. Đinh Đăng Hải và các cộng sự, năm 2011) [14] đã đánh giá tiềm năng thực hiện các dự án xử lý chất thải rắn đô thị

thông qua cơ chế phát triển sạch (CDM) tại Việt Nam, đồng thời đề xuất các giải pháp kỹ thuật công nghệ xử lý thu hồi và tận dụng khí thải từ các dự án xử lý chất thải rắn đô thị; kế hoạch thực hiện một số các dự án xử lý chất thải rắn đô thị thông qua cơ chế phát triển sạch CDM, góp phần phát triển môi trường bền vững, hội nhập với khu vực và quốc tế.

Với tỷ lệ phát sinh chất thải sinh hoạt tại các khu vực đô thị lớn, khoảng 0,7 - 1kg/đầu người/năm; tỷ lệ gia tăng rác thải sinh hoạt tại các thành phố lớn từ 6,7 - 8,5%/năm và phương pháp chôn lấp rác là chủ yếu đang tạo áp lực rất lớn cho chính các bãi rác cả về phương diện cơng suất lẫn chi phí xử lý nước rỉ rác. Đặc biệt, từ các bãi rác này, một lượng khí phát thải sẽ gây ơ nhiễm mơi trường, là một trong những tác nhân góp phần gâyra sự biến đổi khí hậu (BĐKH). Đã có khá nhiều nghiên cứu về công tác quản lý chất thải rắn, làm thế nào để nâng cao chất lượng quản lý, xử lý chất thải rắn nhằm hướng tới một môi trường trong sạch và bền vững như “Quản lý chất thải và kinh tế” của tác giả

Nguyễn Danh Sơn [27], “Công nghệ xử lý chất thải đô thị” (Trần Hiếu Nhuệ) [22], “Bãi

chôn lấp chất thải rắn” (Bùi Văn Ga và Lưu Đức Cường) [12]. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, trong đó có hệ thống hạ tầng các cơng trình xử lý chất thải rắn, và các giải pháp ứng phó được nghiên cứu trong Đề tài “Điều tra,

khảo sát, đánh giá mức tác động của biến đổi khí hậu đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị” (Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia – Bộ Xây dựng) [45]. Tuy nhiên, tại Việt Nam các cơng trình nghiên cứu về vấn tác động của BĐKH tới cơng tác quản lý CTR cịn rất hạn chế.

Các nghiên cứu ở trên đều đã nêu ra được tác động tiềm tàng của BĐKH tới công tác quản lý chất thải rắn của một số nước trên thế giới. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở khía cạnh phân tích chung, chưa đi sâu phân tích chi tiết mức độ tác động của từng yếu tố khí hậu, chưa đề xuất được các giải pháp cụ thể cho công tác quản lý chất thải rắn. Hơn nữa, ở Việt Nam, vấn đề này vẫn còn rất mới và hầu như chưa có nghiên cứu nào được thực hiện.

c) Tài liệu liên quan đến vùng nghiên cứu:

Cho đến nay đã có nhiều cơng trình đề cập tới những khía cạnh khác nhau có liên quan tới tác động của chất thải rắn tới môi trường và đề tài nghiên cứu. Đề tài được hoàn thành trên cơ sở kế thừa các cơng trình nghiên cứu từ trước tại khu vực nghiên cứu và được nghiên cứu phát triển theo hướ ng đánh giá tác động quản lý chất thải rắn trong bối

33

cảnh biến đổi khí hậu. Liên quan đến vấn đề này có các đề tài: “ Đánh giá hiện trạng và đề

xuất các định hướng quản lý chất thải rắn tại Thành phố Đà Nẵng” của Nguyễn Minh Phương (2012) [26] nghiên cứu đánh giá tình hình phát triển chất thải rắn và đưa ra định hướng phát triển bền vững hướng tới môi trường thân thiện; Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thu Hà, năm 2012 “Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu

dựa vào cộng đồng tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định”[15]; “Nâng cao hiệu quả quản

lý chất thải rắn thành phố Hà Nội” : LAPTSKH Kinh tế: 5.02.21 của tác giả Nghiêm Xuân Đạt [11], đưa ra định hướng đổi mới công tác vệ sinh môi trường đơ thị và đề xuất mơ hình tổ chức quản lý chất thải rắn ở thành phố và các biện pháp thực hiện. “ Đánh giá

thực trạng quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Nam Định”, “Giải pháp thu gom và x

lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình” (Hồng Văn Lượng, 2011) [19] Chủ nhiệm đề tài PGS.TS Nguyễn Đức Khiển. Mã số: MT-04-10, “Khảo sát, đánh

giá công nghệ xử lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam.”[13]

Một phần của tài liệu Nhận dạng, đánh giá mức độ tác động của biến đổi khí hậu đối với hệ thống các bãi chôn lấp, công trình xử lý chất thải rắn tại thái bình (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)