CHƯƠNG II : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
2.2.1 Nghiên cứu tài liệu
Phương phápnghiên cứ tài liệu được sử dụng để thu thập thông tin trong các tài liệu có sẵn để hồn thiện phần tổng quan và phần cơ sở lý luận cho đề tài.
Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu và số liệu đãđược công bố trên sách, báo, tạp chí, các cơng trình nghiên cứu thơng tin có liên quan một và được thu thập từ Thư viện, Sở Tài nguyên Môi trường Nam Định, Công ty Môi trường đô thị Nam Định, Viện Khí tượng và Thủy văn Mơi trường,…từ đó, đánh giá chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu. Cụ thể:
+ Sử dụng các số liệu thống kê về khối lượng phát sinh, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.…
+ Sử dụng các tài liệu, số liệu về hiện trạng, kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2006-2010 và giai đoạn 2011-2020.
+ Thống kê lại các chính sách hiện nay đang áp dụng.
2.2.2 Khảo sát thực địa
Phương pháp này được sử dụng với mục đích kiểm tra, chỉnh lý và bổ sung những tư liệu thu được cho các đối tượng nghiên cứu.
Tháng 12 năm 2014 và tháng 4 năm 2015, tác giả đã phối hợp với Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam tiến hành đi thực tế, khảo sát tại các bãi chôn lấp chất thải rắn, các cơ quan, đơn vị, sở ban ngành quản lý hoạt động của bãi chôn lấp chất thải rắn tại tỉnh Nam Định.
39
2.2.3 Phỏng vấn
Phỏng vấn bằng câu hỏi:
Đây là phương pháp chính được áp dụng để thu thập thông tin, số liệu cần thiết cho nghiên cứu, giúp kết quả dữ liệu được tăng tính chính xác và khách quan.
Phương pháp này giúp trả lời các câu hỏi một cách dễ dàng thông qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Được tiến hành theo 3 bước:
Bước 1: Xác định đối tượng điều tra: Sở Tài nguyên Môi trường, cán bộ quản lý bãi chôn lấp, Công ty Môi trường đô thị Nam Định, người dân sinh sống xung quanh bãi chôn lấp chất thải rắn.tại tỉnh Nam Định.
Bước 2: Xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn gồm các câu hỏi tiến hành phỏng vấn:
câu hỏi trong bảng khảo sát được thiết kế dựa vào nội dung nghiên cứu và các yêu cầu thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu.
Bước 3: Phát phiếu điều tra và phân tích kết quả điều tra:
Do hạn chế về thời gian và kinh phí nên số lượng mẫu tác giả chọn để thực hiện là 20 phiếu, cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Kết quả phiếu điều tra, khảo sát tại tỉnh Nam ĐịnhTT Loại hình Số phiếugửi đi Số phiếu thu về Tỷ lệ % TT Loại hình Số phiếugửi đi Số phiếu thu về Tỷ lệ %
1 Sở ban ngành 5 5 100
2 Quản lý bãi 7 7 100
3 Người dân 9 9 100
Tổng: 20 20
Căn cứ số phiếu điều tra gửi đi và số phiếu thu về, tỉ lệ trả lời đạt 100%. Nội dung phiếu điều tra xoay quanh các thông tin về công tác qu ản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Nam Định, các tác động biến đổi khí hậu tại địa phương, mức độ ảnh hưởng của các cơng trình xử lý chất thải rắn do biến đổi khí hậu và nước biển dâng gây nên…
Phỏng vấn trực tiếp:
Lựa chọn đối tượng phỏng vấn: Quản lý bãi chôn lấp chất thải và một số người dân sống xung quanh.
2.2.4 Tham khảo ý kiến chuyên gia
Trong suốt quá trình làm báo cáo, phải luôn trao đổi, tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn, các thầy cô trong hội đồng chuyên môn và các đồng nghiệp có kinh
nghiệm nhằm cho đề tài được hồn thiện hơn, mang tính khách quan, có giá trị khoa học và giá trị về thực tiễn ứng dụng.