Sự thay đổi lượng mưa cùng với những diễn biến ngày càng phức tạp của hiện tượng thời tiết cực đoan (lượng mưa trung bình năm có thể khơng tăng hoặc tăng ít song mưa bão và hạn hạn có thể xảy ra thường xuyên hơn) có thể gây ra các tác động trực tiếp và toàn diện đối với công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTR trên địa bàn tỉnh nói chung và hệ thống các bãi chơn lấp, các cơng trình xử lý CTR nói riêng.
Trước hết, lượng mưa trung bình ngày càng tăng cao cho dù theo bất kỳ kịch bản BĐKH nào tất yếu cản trở quá trình thu gom và vận chuyển chất thải rắn, khiến cho thời gian lưu cữu chất thải trong các hộ gia đình hoặc tại các điểm tập kết kéo dài hơn, tạo điều kiện phát thải các yếu tố ơ nhiễm khơng khí (mùi hơi thối, khí methan), mơi trường (ruồi
79
muỗi, bệnh truyền nhiễm) ngay tại địa bàn phát sinh chất thải. Đồng thời, nước mưa ngấm vào rác thải khiến độ ẩm tăng cao, khối lượng thu gom vận chuyển lớn hơn và đặc biệt là ảnh hưởng đến yêu cầu đầu vào cho công nghệ xử lý rác tập trung, từ đó gây tốn kém rất lớn về chi phí quản lý chất thải rắn.
Đối với các bãi chơn lấp CTR nói riêng, lượng mưa trung bình năm tăng lên trước hết và tất yếu nhất là lượng nước rỉ phát sinh tăng lên tương ứng . Song song với đó, tỉ lệ nước có trong thành phần vật chất bên trong các bãi chôn lấp tăng lên sẽ làm giảm tỉ lệ khơng khí mà đặc biệt là Oxy, khi đó các phản ứng phân huỷ sẽ diễn ra chủ yếu trong điều kiện kỵ khí và hệ quả là thành phần ô nhiễm có trong nước rỉ từ bãi chôn lấp cũng biến động so với thông thường. Như vậy, lượng nước rỉ phát sinh từ bãi chôn lấp tăng cả về khối lượng và tăng cả về mức độ phức tạp của độ ô nhiễm. Cả 2 yếu tố này đặt ra sức ép cho hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ, hoặc gây t ốn kém chi phí xử lý, hoặc sẽ phát thải ra mơi trường (ngấm vào mạch nước ngầm, hệ thống sông suối...) kéo theo nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Thực chất, xét riêng với trên 116 bãi chôn lấp trên địa bàn tỉnh Nam Định, trong điều kiện đa phần các bãiđều là tự phát khơng có hệ thống thu và xử lý nước rỉ tập trung hoặc có nhưng khơng vận hành hiệu quả, toàn bộ lượng nước rỉ này sẽ ngấm vào mạch nước ngầm cùng với tất cả các tác nhân ơ nhiễm, truyền nhiễm có trong rác thải và trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường s ống cũng như sức khoẻ con người trong khu vực.
Hơn nữa, không thể không kể đến việc lượng mưa tăng đột biến theo mùa có thể dẫn đến nguy cơ ngập lụt tại các bãi chôn lấp CTR. Dù thời gian ngập ngắn hay dài thì điều này đều gây ra rất nhiều hậu quả như giá n đoạn quá trình chơn lấp, hư hỏng các thiết bị, máy móc và gây ra nguy cơ ô nhiễm môi trường do việc phát tán các chất ô nhiễm từ CTR của bãi chôn lấp khi ngập lụt xảy ra.
Như vậy, một cách tóm tắt, lượng mưa trung bình năm tăng cao có thể kéo theo
những tác động sau lên công tác quản lý và vận hành các bãi chôn lấp CTR:
- Thay đổi tính chất các phản ứng phân huỷ các thành phần có trong bãi chơn lấp, từ đó thay đổi khối lượng, thành phần và tính chất tương ứng của nước rỉ phát sinh. - Khối lượng nước rỉ trung bình năm từ các bãi chôn lấp ngày càng tăng và xét theo
- Tăng cao khả năng ngập lụt ở các bãi chôn lấp do độ ẩm rác cao hơn và mực nước ngầm cũng tăng cao.
- Tăng cao khả năng lây lan các thành phần ô nhiễm từ bãi chôn lấp ra môi trường xung quanh.
- Tăng nguy cơ sụt lún bề mặt bãi chôn lấp.
- Tăng khả năng hư hỏng của máy móc, trang thiết bị phục vụ.
3.4.3. Mức độ tác động của BĐKH đối với cơng trình xử lý chất thải rắn theo kịch bản Nước biển dâng
Kết quả tính tốn theo các kịch bản phát thải thấp, trung bình và cao cho thấy vào giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm 28 đến 33cm và đến cuối thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm từ 65 đến 100cm so với thời kỳ 1980 –1999.