1.2. Tổ chức thực thi chính sách đối với cán bộ,công chức công tác tại vùng có
1.2.3. Kiểm sốt thực thi chính sách đối với cán bộ,công chức công tác tại vùng
vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn
1.2.3.1. Xây dựng hệ thống thơng tin phản hồi và thu thập thơng tin thực hiện chính sách
Tổ chức thực thi chính sách đối với cán bộ, cơng chức cơng tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn là vấn đề phức tạp do đó các cơ quan chính quyền cấp huyện cần có hệ thống thông tin phản hồi để nắm bắt các vướng mắc để kịp thời giải quyết. Thơng tin có thể thu thập được qua cơng tác báo cáo năm, quý, tháng của chính quyền cấp xã các báo các của Phịng Tài chính - kế hoạch huyện, phịng Nội vụ huyện, các báo cáo chuyên đề theo yêu cầu của Sở Nội vụ, qua công tác thanh tra , kiểm tra của các cơ quan chuyên môn hoặc cơ quan quản lý cấp trên
như:
Sở Nội vụ tỉnh: Tập trung kiểm tra vào những vấn đề chủ yếu như: địa bàn xã ĐBKK, thời điểm hưởng chính sách, việc điều động, luân chuyển, chuyển đổi vị trí cơng tác của cán bộ, cơng chức cấp xã, việc tuyển dụng công chức...kịp thời phát hiện thiếu sót trong thực hiện chính sách đối với cán bộ, cơng chức cơng tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn để thống nhất biện pháp xử lý, tháo gỡ vướng mắc.
Ủy ban nhân dân huyện giao cơ quan chuyên môn thực hiện việc kiểm tra, cụ thể như sau:
Phòng Nội vụ huyện: Theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, tổ chức kiểm tra việc lập danh sách, thời gian cơng tác thực tế tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, việc nâng bậc lương, việc đánh giá, phân xếp loại hàng năm, thi hành quyết định kỷ luật (nếu có), có thể là kỷ luật về Đảng cũng liên quan thực hiện chính sách. Địa bàn, đối tượng được hưởng trợ cấp. Việc chuẩn bị, triển khai văn bản hướng dẫn của cấp trên đối với UBND cấp xã.
Phòng Tài chính và kế hoạch: Theo nhiệm vụ, chức năng được phân công, tổ chức kiểm tra việc chi tiền trả thực hiện chính sách; kiểm tra nội dung chi theo danh sách đã được phê duyệt; thời gian, tiến độ chi trả có kịp thời hay khơng? Các nội dung chi khác liên quan đến việc thực hiện ban hành văn bản hướng dẫn đến xét duyệt chính sách.
Những thơng tin này có được thơng qua các nội dung sau:
- Báo cáo, tờ trình đề nghị, danh sách đề nghị của UBND các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn
- Thông qua các báo cáo giám sát chuyên đề của HĐND huyện, xã.
- Thông qua hoạt động kiểm tra của cán bộ tổ chức thực thi chính sách đối với cán bộ, cơng chức cơng tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn như lãnh đạo, chuyên viên được giao phụ trách chính sách của Phịng Nội vụ huyện. - Ngồi ra, cịn có thể thu thập thơng tin phi chính thức qua phản ảnh của cán bộ, cơng chức những người trực tiếp được hưởng chính sách tại địa bàn hoặc qua điện thoại giải đáp thắc mắc trực tiếp, qua đơn, thư phản ảnh.
- Qua điều tra xã hội học về việc thực hiện chính sách và nhu cầu của đối tượng chịu ảnh hưởng của chính sách.
1.2.3.2. Đánh giá việc thực hiện chính sách
Những thông tin đã thu thập được là cơ sở để tiến hành đánh giá chính sách. Để đánh giá sự thực hiện chính sách thì có nhiều tiêu chí có thể sử dụng, tuy nhiên chính sách, cơng chức đối với cán bộ cơng tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn là cơng việc phức tạp, tác động đến nhiều chính sách hỗ trợ mà cán bộ, cơng chức cấp xã lại là đối tượng chính thực hiện các chính sách phát triển KT-XH, giảm nghèo bền vững, xây dựng Nông thôn mới ở địa phương nên rất khó định lượng, vì vậy chính quyền cấp huyện thường sử dụng các tiêu chí sau đây:
Thứ nhất: Đánh giá hiệu lực của chính sách
Tổ chức thực thi chính sách cơng chức đối với cán bộ cơng tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn là một trong những hoạt động quản lý thường xuyên của Nhà nước, vì vậy việc đánh giá hiệu lực của chính sách được xác định bởi cơ quan hoặc người có thẩm quyền là lãnh đạo UBND tỉnh, huyện, lãnh đạo chuyên viên Phòng Nội vụ huyện đối đánh giá đối với cấp xã. Hiệu lực thực tế của chính sách thể hiện sự tác động của chính sách trong đời sống KT-XH của địa phương, để nhận biết được kết quả đã đạt được so với mục tiêu đề ra nhằm có sự định hướng, điều chỉnh, nâng cao hiệu lực quản lý là cần thiết, cụ thể như sau:
Công thức: Hiệu lực =
Bảng 1.1 : Mối quan hệ mục tiêu, kết quả của chính sách đối với cán bộ, cơng chức cơng tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn
Các thơng số Mục tiêu Kết quả Các chính sách thực hiện đối với cán bộ, công chức Số lượng địa bàn ĐBKK
Số người hưởng phụ cấp thu hút, lâu năm Số người hưởng trợ cấp lần đầu, TCML khi nghỉ hưu, chuyển vùng, trợ cấp tham quan, học tập
Số người được đào tạo , nâng cao trình độ chun mơn
Sự phát triển kinh tế xã hội
Số tiền các đối tượng được hưởng Việc phát triển kinh tế xã hội tại bàn
Tỷ lệ giảm hộ nghèo hàng năm, các tiêu chí xây dựng Nơng thơn mới đã đạt được
(Nguồn: Tác giả) Thứ hai: Đánh giá hiệu quả của chính sách
Hiệu quả xác định mối quan hệ giữa kết quả và chi phí. Có hai cách đánh giá hiệu quả của chính sách là hiệu quả tương đối và hiệu quả tuyệt đối, tuy nhiên đối với tổ chức thực thi chính sách đối với cán bộ, cơng chức cơng tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn có thể sử dụng phương pháp đánh giá hiệu
quả tuyệt đối như sau:
Hiệu quả tuyệt đối (hay lợi ích rịng của chính sách). Lợi ích rịng của chính sách được xác định bằng hiệu số giữa tổng kết quả (lợi ích) và tổng chi phí:
Hiệu quả tuyệt đối = Lợi ích rịng = Tổng lợi ích - Tổng chi phí
Việc xác định lợi ích rịng giúp ta xác định được hai yếu tố: Một là, chính sách có lợi nếu lợi ích dịng có giá trị dương. Hai là, trong những phương án thực hiện chính sách thì phương án nào là tối ưu nhất.
Thứ ba: Đánh giá tính bền vững của chính sách
Tính bền vững của chính sách với cán bộ , cơng chức cơng tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thể hiện ở việc chính sách tạo ra những ảnh hưởng tích cực, lâu dài theo thời gian và đảm bảo sự cân bằng về lợi ích giữa các bên có liên quan. Như vậy để đánh giá được tính bền vững của chính sách cần phân tích ảnh hưởng của chính sách đến các đối tượng của chính sách.
Việc đánh giá phải đáp ứng ba yêu cầu như sau:
- Thứ nhất: Đánh giá hiệu quả của chính sách trên tất cả các phương diện kinh tế, chính trị, xã hội.
- Thứ hai: Đánh giá những hạn chế, tiêu cực phát sinh trong việc thực hiện chính sách. Đặc biệt cần phân tích kỹ những tiêu cực xảy ra, mức độ và cách tránh nếu như dự báo được trước.
- Thứ ba: Đánh giá tiềm năng các nguồn lực chưa được huy động hết khả năng. Đây cũng là một yêu cầu của đánh giá chính sách nhằm tăng khả năng thu hút các nguồn nhân lực cho việc thực hiện chính sách.
1.2.3.3. Điều chỉnh chính sách
Các hiện tượng KT-XH ln ln biến đổi khơng ngừng, có nhiều yếu tố mới xuất hiện , đồng thời cũng có những yếu tố khơng cịn phù hợp trong q trình phát triển. Do vậy, chính sách nào qua thời gian áp dụng cũng cần phải điều chỉnh, việc điều chỉnh chính sách có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Qua quá trình đánh giá việc thực hiện chính sách, có thể phát hiện vấn đề ngay trong nội hàm của chính sách hoặc trong q trình tổ chức thực thi chính sách, khi đó rất cần điều chỉnh chính sách kịp thời. Các lý do dẫn đến sự cần thiết của việc
điều chỉnh chính sách là:
- Thực thi chính sách là q trình khó khăn, phức tạp cần có thời gian để thực hiện - Việc thu thập thông tin ban đầu cũng sẽ khơng thể tồn vẹn và đầy đủ
- Các sai sót, sự cố bất thường do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan cũng làm cho chính sách khơng thể tránh khỏi những sai lệch.
Nguyên tắc điều chỉnh chính sách:
- Chỉ điều chỉnh chính sách khi thực sự cần thiết.
- Chỉ điều chỉnh chính sách trong giới hạn và đúng mức độ.
Các cách điều chỉnh chính sách có thể ở một số nội dung hoặc tất cả giai đoạn của q trình chính sách, các loại chính sách điều chỉnh gồm có:
- Điều chỉnh mục tiêu cần đạt được của chính sách. - Điều chỉnh giải pháp, công cụ.
- Điều chỉnh tổ chức thực thi: trong đó có thể điều chỉnh về thời gian thực thi hoặc điều chỉnh về cán bộ thực thi.
- Điều chỉnh ngân sách cho việc thực thi chính sách.
- Xóa bỏ chính sách: đây là trường hợp xấu nhất mà Nhà nước phải cẩn trọng khi xử lý. Việc xóa bỏ có thể kéo theo những hậu quả xấu, gây thiệt hại cho các cá nhân, tổ chức được điều chỉnh bởi chính sách.
1.2.3.4. Tổng kết việc thực thi chính sách
Đây là bước cuối cùng của giai đoạn thực thi chính sách nhằm đánh giá lại tồn bộ q trình thực thi chính sách. Việc tổng kết phải đáp ứng được các yêu cầu:
- Đánh giá hiệu lực và hiệu quả của chính sách trên tất cả phương diện.
- Đánh giá cái mất mà chính sách, những tồn tại, hạn chế, tiêu cực mà chính sách khơng thể tránh khỏi khi thực hiện.
- Đưa ra kết luận sau khi thực hiện chính sách, đó là việc trả lời các câu hỏi như: Chính sách kết thúc hay tiếp tục thực hiện, nếu kết thúc hoặc tiếp tục thì thực hiện như thế nào.
- Việc tổng kết thực hiện chính sách phải được tổ chức một cách khách quan với chi phí ít nhất và giao cho cơ quan chuyên trách thực hiện.
- Đề xuất, kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền những thay đổi để xây dựng được chính sách tốt hơn trong tương lai.