Ếch nhẽo bana Limnonectes banaensis

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài và sự phân bố của các loài êch nhái (amphibia) tại khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm nam động, tỉnh thanh hóa​ (Trang 50)

A) Mặt lƣng; B) Mặt bụng

Màu sắc mẫu khi sống: Lƣng màu nâu hoặc nâu xám có các đốm sẫm

nhỏ, phía sau ổ mắt có hoặc khơng có vệt sẫm màu; một số cá thể có sọc vàng chạy dọc sống lƣng từ mút mõm đến lỗ huyệt; họng, ngực màu trắng hoặc có các vệt màu nâu sẫm; bụng màu trắng.

Một số đặc điểm sinh thái: 2 mẫu vật đƣợc tìm thấy từ 19h30 - 22h00, trên mặt đất, trên đá ở suối nƣớc chảy, ở sinh cảnh rừng thƣờng xanh trên núi đất và rừng trên núi đá vôi.

Phân bố: Ở Việt Nam từ Lào Cai đến Kiên Giang. Trên thế giới, loài

này ghi nhận phân bố ở Trung Quốc, Mi An Ma và Lào. Nguyen et al. (2009) [51], Hecht et al.(2013) [41]

4.2.1.2. ch nho lim-boc Limnonectes limborgi (Sclater, 1892)

Mẫu vật nghiên cứu (n=5): 02 mẫu đực kí hiệu mẫu thực địa (ND2.17.20, ND2.17.21), 03 mẫu cái kí hiệu mẫu thực địa (ND2.17.40, ND2.17.36, ND2.17.49), thu vào tháng 7 năm 2017; 20019'39.6''N/104055'14.4''E, có độ cao từ 724 - 965 m so với mực nƣớc biển.

Đặc điểm nhận dạng: Đặc điểm hình thái của mẫu vật phù hợp với mô

tả của Bourret (1942) [26], Inger & Stuart (2010) [43]. Kích thƣớc nhỏ ở con đực (SVL 29,4 - 30,7 mm, con cái SVL 31,2 - 33,2 mm): Đầu dài hơn rộng (ở con đực HL 11,2 - 11,8 mm, HW 10,9 - 11,5 mm, ở con cái HL 11,5 - 12,6 mm, HW 10,9 - 12,4 mm; mõm hơi nhọn; màng nhĩ rõ, bằng khoảng ½ đƣờng kính mắt; có răng lá mía; lƣỡi xẻ thùy ở phía sau.

Chi trƣớc khơng có màng bơi giữa các ngón tay; mút ngón tay trịn, khơng có đĩa bám; con đực khơng có chai sinh dục ở ngón I, chiều dài tƣơng quan giữa các ngón IV < II < I< III. Chi sau giữa các ngón chân chỉ có màng bơi ở gốc ngón; mút ngón chân trịn, có đĩa bám nhỏ; chiều dài tƣơng quan giữa các ngón chân I < II < V < III < IV, khi gập dọc thân khớp cổ chày đạt giữa mắt và mút mõm. Da lƣng, mặt trên của các chi hơi sần với các hạt rất nhỏ, bụng nhẵn, nếp da trên màng nhĩ rõ, nếp da lƣng sƣờn xuất hiện ở 1/2 phía trƣớc cơ thể.

Màu sắc mẫu khi sống: Lƣng màu nâu sáng hoặc vàng nhạt với các đốm đen, một số cá thể có sọc sáng màu chạy dọc sống lƣng; có sọc ngang sẫm màu giữa hai mắt; hai bên sƣờn có các đốm đen nhỏ; bụng màu trắng.

Hình 4.6. Ếch nhẽo lim boc Limnonectes limborgi

A) Mặt lƣng; B) Mặt bụng

Một số đặc điểm sinh thái: Các mẫu vật Ếch nhẽo lim-boc đƣợc thu vào khoảng từ 19h20 - 21h30, trên mặt đất, ở các con suối nhỏ, ít nƣớc, và dọc các đƣờng mịn ẩm. Sinh cảnh xung quanh là rừng nhiều cây gỗ vừa và nhỏ xen cây bụi.

Phân bố: Ở Việt Nam, ghi nhận phân bố loài này ở Lào Cai, Sơn La,

Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Đồng Nai, Kiên Giang. Thế giới, loài này ghi nhận ở Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan và Mi-an-ma Nguyen et al.(2009) [51].

4.2.1.3. ch gai sn Quasipaa boulengeri Günther, 1889

Mẫu vật nghiên cứu (n=1): 01 mẫu đực kí hiệu thực địa (ND.17.132), có tọa độ (20o18’34.0”N/104o53'29.9''E), thu ngày 2 tháng 6 năm 2017, có độ cao 685 m so với mực nƣớc biển.

Đặc điểm nhận dạng:Mẫu vật có đặc điểm nhận dạng phù hợp với mơ tả của Bourret (1942) [26], Fei et al. (2009) [37]. Kích thƣớc (SVL 66,4 mm): Đầu rộng hơn dài (HW 29 mm, HL 26.1 mm); màng nhĩ tròn, nhỏ, bằng khoảng 40% đƣờng kính mắt 7.3 mm; có răng lá mía; lƣỡi xẻ thùy rộng ở phía sau.

Chi trƣớc khơng có màng bơi giữa các ngón tay; mút ngón tay khơng có đĩa bám, hơi nhọn; Chiều dài tƣơng quan giữa các ngón tay II < I < IV < III. Chi

sau có màng bơi hồn tồn giữa các ngón chân; mút ngón chân phồng, hơi mở rộng; khi gập dọc thân khớp cổ chày đạt đến mút mõm, chiều dài tƣơng quan giữa các ngón chân I < II < V < II I< IV. Da trên lƣng sần với các mụn có kích thƣớc khác nhau, mụn lớn dài, mụn nhỏ tròn; hai bên sƣờn và mặt trên các chi sần với các mụn nhỏ hình trịn; có gờ da trên màng nhĩ; bụng và mặt dƣới các chi nhẵn, ngón tay I, II, III và phần ngực kéo xuống gần hết bụng.

Hình 4.7. Ếch gai sần Quasipaa boulengeri

A) Mặt lƣng; B) Mặt bụng

Màu sắc mẫu khi sống: Lƣng màu nâu xám, giữa các nốt sần có chấm đen rất nhỏ; hai bên sƣờn màu nâu; họng màu xám; bụng màu trắng có các chấm đen ở họng mờ dần chi sau.

Một số đặc điểm sinh thái:Mẫu vật đƣợc thu 21h30, bám trên mặt tảng đá suối nƣớc chảy. Sinh cảnh xung quanh là rừng cây gỗ to và vừa xen cây bụi.

Phân bố: Ở Việt Nam ghi nhận từ Lào Cai đến Lâm Đồng. Thế giới, ghi nhận ở Trung Quốc (Nguyen et al.(2009) [51].

4.2.2. H cóc bùn Megophyidae

4.2.2.1 Cóc mày sa pa Leptobrachella chapaense (Bourret, 1937)

Mu vt nghiên cu (n=6): 04 mẫu đực (ND.17.21, ND.17.22, ND.17.23, ND.17.119) và 02 mẫu cái (ND.17.82, ND.17.83) thu vào tháng 5 và tháng 6 năm 2017, tọa độ 20o19’44.9”N, 104o55'05.7''E, độ cao từ 522 đến 710 m so với mực nƣớc biển.

Đặc điểm nhn dng: Mẫu vật có đặc điểm nhận dạng phù hợp với mô tả của Ziegler, 2002 [74], Bain & Nguyen, 2004a [25] và Hecht et al.2013 [41]. Kích thƣớc (SVL 56,2 - 62,5 mm) ở con đực và 63,6 - 76,5 mm ở con cái; Đầu lớn, rộng hơn dài (HL 18.5 - 28.5 mm, HW 18.1 - 27.6 mm); mõm trịn; màng nhĩ rõ, trịn; khơng có răng lá mía, lƣỡi trịn ở phía sau.

Chi trƣớc khơng có màng bơi giữa các ngón tay; chiều dài thƣơng quan giữa các ngón tay IV < II < I < III. Chi sau có màng bơi giữa các ngón chân, công thức I1- 2II1/2 - 2III1 - 3IV3 - 1V; chiều dài tƣơng quan giữa các ngón I < II < V ≤ III < IV; khi gập dọc thân khớp cổ chày đạt đến phía sau mắt. Da nhẵn.

Màu sc mu khi sng: Trên đầu có màu nâu đỏ, mặt lƣng xen lẫn các vân màu đen; nửa dƣới mống mắt màu đen, nửa trên mống mắt màu trắng xanh, một số cá thể mống mắt đen hoàn toàn; mặt bụng và mặt dƣới các chi có màu đen với các chấm trắng.

Hình 4.8. Cóc mày sa pa Leptobrachella chapaense

A) Mặt lƣng; B) Mặt bụng

Mt số đặc điểm sinh thái: Mẫu vật đƣợc thu từ 19h30 đến 22h30, cạnh bờsuối hoặc trên nền rừngẩm ƣớt. Sinh cảnh xung quang rừng thứ sinh cây gỗ vừa và nhỏ xen cây bụi.

Phân b: Ở Việt Nam loài này ghi nhận ở Miền Bắc và Miền Trung. Thế giới, ghi nhận Trung Quốc, Mi An Ma, Lào, Thái Lan. Nguyen et al.(2009 [51], Hecht et al.(2013) [41].

4.2.2.2. Cóc mt bên Megophrys major (Boulenger, 1908)

Mẫu vật nghiên cứu (n=4): 02 mẫu đực mã thực địa (ND.17.36, ND.17.09) và 2 mẫu cái (ND.17.20, ND.17.19), có tọa độ (20o19’44.9”N, 104o55'05.7''E, có độ cao 710 m so với mực nƣớc biển).

Đặc điểm nhận dạng: Mẫu vật có đặc điểm nhận dạng phù hợp với mô

tả của Taylor (1962) [70], Hecht et al.(2013) [41]. Kích thƣớc con cái lớn hơn con đực (SVL 90,5 - 92,4, 71,7 - 78,9); Đầu rộng hơn dài (27,8 - 32,5 mm, 26,4 - 32,3 mm); khoảng cách gian ổ mắt rộng mí mắt trên (8 - 8,3 mm, 7, 8- 8,3mm); Lỗ mũi hình elip gần mút mõm hơn so với mắt (4,5 - 5,5 mm; 5,6 - 5,9 mm); mõm nhọn; màng nhĩ rõ bằng khoảng 60% đƣờng kính mắt; có răng lá mía; lƣỡi khơng xẻ thùy ở phía sau.

Chi trƣớc khơng có màng bơi giữa các ngón tay; mút ngón tay khơng có đĩa bám; tƣơng quan chiều dài giữa các ngón: IV < I < II < III. Chi sau có màng bơi giữa các ngón chân, cơng thức I2 - 2½II2 - 3½ III3 - 4 ½ IV4 - 2 ½ V; mút ngón chân khơng có đĩa bám; Dài đùi (40,7 - 44 mm); ống chân dài (43,3 - 48,3 mm); chiều dài tƣơng quan giữa các ngón chân I < II < V < III < IV, khi gập dọc thân khớp cổ chày đạt đến mũi. Da lƣng nhẵn với gờ mảnh hình chữ X; gờ da lƣng sƣờn mảnh; hai bên sƣờn có nhiều mụn lớn, sáng màu; mặt trên các chi có các nếp da mảnh vắt ngang; mặt bụng nhẵn.

Hình 4.9. Cóc mắt bên Megophrys major

Màu sắc mẫu khi sống: Mặt lƣng màu xám, hình tam giác màu đen giữa hai ổ mắt và vệt đen hình chữ X trên lƣng; hai bên sƣờn màu xám; mặt bụng có màu cam.

Một số đặc điểm sinh thái: Mẫu vật đƣợc thu vào khoảng 19h30 đến

22h30, bám trên tảng đá, mặt đất dọc theo suối nƣớc chảy. Sinh cảnh xung quanh rừng cây gỗ vừa và nhỏ xen cây bụi.

Phân bố: Ở Việt Nam đây là loài phổ biến. Thế giới ghi nhận Ấn Độ,

Trung Quốc, Băng đa lét, Lào Thái Lan và Mi An Ma. Nguyen et al. (2009) [51], Hecht et al.(2013) [41].

4.2.2.3. Cóc núi miệng nhỏ Megophrys microstoma (Boulenger, 1903)

Mẫu vật nghiên cứu (n=3): 02 mẫu đực kí hiệu thực địa (ND.17.118, ND.17.50) và 01 mẫu cái (ND.17.0182 có tọa độ (20o19’44.9”N/104o 55'05.7''E), độ cao 710 m so với mực nƣớc biển.

Đặc điểm nhận dạng: Mẫu vật có đặc điểm nhận dạng phù hợp với mô

tả của Taylor (1962) [70], Hecht et al. (2013) [41], Phạm Thế Cƣờng (2018) [13]. Kích thƣớc (SVL 38,5 - 40,3 mm ở con đực và 59,9 ở con cái): Đầu rộng hơn dài (10,3 - 10,9 mm, 10,6 - 10,7, ở con đực, (15 mm, 14,3 mm ở con cái); khoảng cách gian ổ mắt rộng hơn hơn gian mũi và rộng mí mắt trên (4,5 - 5,1 mm, 3,7 - 4,5 mm, 4,4 - 4,9 mm). Lỗ mũi tròn gần mút mõm hơn với mắt (2,1 - 2,7 mm; 1,2 - 1,9 mm); mõm nhọn; màng nhĩ rõ; có răng lá mía; lƣỡi khơng xẻ thùy ở phía sau.

Chi trƣớc khơng có màng bơi giữa các ngón tay; mút ngón tay khơng có đĩa bám; chiều dài tƣơng quan giữa các ngón: I < II < IV < III. Chi sau có màng bơi giữa các ngón chân, cơng thức I2 - 2½ II2 - 3½III3 - 4½IV4 - 2½V; mút ngón chân khơng có đĩa bám; dài đùi (20,1 - 20,3 mm con đực, FeL 25 mm); ống chân dài (18,8 - 18,9 mm ở con đực, 24,0 mm con cái); dài bàn chân (25,6 - 27,3 mm con đực, 34,5 mm ở con cái); tƣơng quan chiều dài các ngón chân I < II < V < IV < III.

Màu sắc mẫu khi sống: Mặt trên cơ thể màu nâu nhạt, hình tam giác

màu đen ở gian ổ mắt, vệt đen khơng rõ hình dạng trên mặt lƣng; các đốm đen lớn ở chi sau; mặt bụng có nhiều đốm đen lớn ở hai bên và chấm đen ở giữa; ngực có nhiều chấm nhỏ màu da cam; họng màu xám đen.

Hình 4.10. Cóc núi miệng nhỏ Megophrys microstoma

A) Mặt lƣng; B) Mặt bụng

Một số đặc điểm sinh thái: Mẫu vật đƣợc thu khoảng thời gian từ 20h49’ - 22h45’, trên tảng đá trong lòng suối nhỏ. Sinh cảnh xung quanh là rừng cây gỗ nhỏ và cây bụi, ở độ cao 715 m so với mực nƣớc biển.

Phân b: Ở Việt Nam Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hải Dƣơng, Thanh Hóa, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Lâm Đồng. Thế giới ghi nhận ở Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Căm Pu Chia.

Nguyen et al. (2009) [51].

4.2.2.4. Cóc mày bc b Megophrys palpebralespinosa (Bourret, 1937) Mu vt nghiên cu (n = 1): 01 mẫu cái trƣởng thành kí hiệu mẫu thực đia (ND.17.27) thu tháng 6 năm 2017 tọa độ (20o19’44.9”N, 104o55'05.7''E, độ cao 710 m so với mực nƣớc biển.

Đặc điểm nhn dng: Mẫu vật có đặc điểm nhận dạng phù hợp với mô tả của Bourret (1942) [26], Phạm Thế Cƣờng (2018) [13]. Kích thƣớc (SVL

46,7 mm); đầu rộng hơn dài (HW 15,3 mm, HL 14,5 mm); khơng có răng lá mía; lƣỡi trịn phía sau.

Chi trƣớc chân trƣớc thon, ngón tay khơng có màng bơi; độ dài tƣơng đối của các ngón II < I < IV < III; ngón tay khơng có rìa da. Chi sau có màng bơi giữa các ngón chân khoảng ¼; củ bàn trong rõ. Da mặt mí mắt trên sần sùi, có gai nhỏ; lƣng, sƣờn có nốt sần nhỏ; mặt bụng nhẵn.

Màu sc khi sng: Có màu nâu đỏ ở mặt lƣng, với một vệt sáng màu ở giữa hai mắt; sƣờn màu nâu; mặt bụng xám với hoa văn sẫm màu.

Hình 4.11. Cóc mày bắc bộ Megophrys palpebralespinosa

A) Mặt lƣng; B) Mặt bụng

Thông tin khác v mu: Mẫu vật đƣợc thu vào lúc 21h40, trên mặt đấtở thảm lá mục, trong rừng thƣờng xanh núi đất.

Nhn xét: Mẫu cái thu ở KVNC lớn hơn so với mô tả của Bourret (1942) [26] (SVL 46,7 mm so với 41 mm).

Phân b: Ở Việt Nam Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Gia Lai. Pham et al. (2016) [57]. Thế giới, ghi nhận ở Trung Quốc, Lào Frost (2019) [34]. Đây là loài lần đầu tiên ghi nhận mới cho tỉnh Thanh Hóa.

4.2.2.5. Cóc mày đá eptobrachella petrops (Rowley, Dau, Hoang, e, Cutajar & Nguyen, 2017)

Mu vt nghiên cu(n=2): 01 mẫu đực kí hiệu thực địa (ND.18.14), và 01 mẫu cái kí hiệu thực địa (ND.18.15) thu ngày 19/4/2018; 20019'39.6''N/104055'15.3''E, ở độ cao: 553 - 589 m so với mực nƣớc biển.

Đặc điểm nhn dng: Mẫu vật có đặc điểm nhận dạng phù hợp với mô tả của Rowley et al.(2017) [60]. Kích cỡ trung bình ở con đực (SVL 24,8 mm), ở con cái (26,5 mm); đầu dài hơn rộng con đực (HL 8,5 mm; HW 7,5) con cái (HL 9,1 mm; HW 8,5 mm); mút mõm nhọn, dài hơn đƣờng kính mắt lỗ mũi trịn ở mặt bên, nằm gần mắt hơn so với mút mõm vùng má lõm, khoảng cách gian ổ mắt lớn hơn chiều rộng mí mắt trên và khoảng cách gian mũi (IND 3,2 - 3,3 mm); mắt lớn, con ngƣơi dọc (ED 2,6-3,1 mm); màng nhĩ rõ ràng (TD 1,4 - 2,1 mm), lớn hơn khoảng cách từ màng nhĩ tới mắt (TED 1,1 - 1,5 mm). Lƣỡi có khía ở phía sau, khơng có răng lá mía. Gờ da phía trên màng nhĩ nổi rõ, chạy từ sau mắt về phía chi trƣớc.

Chi trƣớc mảnh, cẳng tay dài hơn bàn tay, mút ngón tay hơi phình to, dẹp, khơng có đĩa bám tay khơng có màng bơi; củ bàn trong lớn; khơng có chai sinh dục ở con đực. Chi sau ống chân dài (TL 11,7 - 12,6 mm), dài gần bằng đùi (FL 11,3 - 12,7 mm); củ bàn trong rõ ràng, khơng có củ bàn ngoài. Da mặt trên và hai bên đầu, mút mõm nhẵn; lƣng ráp; hai bên sƣờn ráp và nổi các nốt sần nhỏ; mặt trên các chi ráp; cổ chân nhẵn. Cằm, bụng, mặt dƣới các chi nhẵn.

Màu sc mu khi sng: mặt trên đầu lƣng màu nâu, hơi xám; trên đầu có một vệt nâu hình tam giác, hai góc nằm trên hai mí mắt màu đen; vùng vai phần sau lƣng có một vài vệt nâu khơng rõ hình dạng; mơi trên có các sọc nhỏ màu nâu; phía dƣới nếp da trên màng nhĩ màu đen, màng nhĩ màu nâu sáng; hai bên sƣờn có một hàng chấm đen.

Hình 4.12. Cóc mày đá Leptobrachella petrops

A) Mặt lƣng; B) Mặt bụng

Mt số đặc điểm sinh thái: Mẫu vật thu đƣợc của loài Leptobrachella

petrops đƣợc thu vào khoảng 19h10’ - 19h40’, ở ven suối trong rừng thƣờng xanh gồm cây gỗ vừa và nhỏ xen cây bụi.

Phân bố: Ở Việt Nam Tuyên Quang, Lai Châu. Rowley et al.(2017) [61]. Đây là loài lần đầu tiên ghi nhận mới cho tỉnh Thanh Hóa.

4.2.2.6. Cóc mày bụng đốm Leptolalax ventripunctatus Fei, Ye & Li, 1990 Mu vt nghiên cu (n = 1): 01 mẫu đực trƣởng thành kí hiệu thực địa (ND.17.96), thu ngày 30/5/2017, ở tọa độ20019’44.9”N/104055'05.7''E, có độ cao 710 m so với mực nƣớc biển.

Đặc điểm nhn dng: Mẫu vật có đặc điểm nhận dạng phù hợp với mơ tả của Ohler et al. (2011) [55]. Kích thƣớc SVL 32,8 mm; Đầu dài hơn rộng (HL 11,1 mm, HW 10,7 mm); Màng nhĩ rõ; lƣỡi có khía ở phía sau, khơng có răng lá mía.

Chi trƣớc củ bàn trong lớn, độ dài tƣơng đối ngón tay I < II < IV < III; đầu ngón tay khơng có đĩa bám; ngón tay khơng có màng bơi. Chi sau khơng có rìa da dọc theo mép ngồi của ngón chân V; củ bàn trong nổi rõ; chiều dài tƣơng đối ngón chân I < II < V < III < IV. Da đầu nhẵn; lƣng ráp, nổi các nốt sần nhỏ; mặt bụng nhẵn.

Màu sc mu khi sng: Mắt đồng màu cam ở phần trên, màu nâu xám ở phần dƣới; mặt lƣng của đầu và thân màu xám nâu với các đốm sẫm màu và các đốm đen giữa hai mắt, phần dƣới của sƣờn có màu xám với các đốm đen; vùng lƣng với một số đốm đen nhỏ; mặt lƣng của chân trƣớc và chân sau màu nâu hồng với nẹp màu nâu sẫm; bề mặt bụng trắng; tympamum màu nâu đen; môi trên màu nâu với các vạch tối; phần sau của đùi tối có đốm trắng và một tuyến xƣơng đùi lớnở mỗi bên; cổ họng và ngực màu xám trong suốt; viền cổ họng màu xám có đốm trắng; bụng trắng có các chấm nâu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài và sự phân bố của các loài êch nhái (amphibia) tại khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm nam động, tỉnh thanh hóa​ (Trang 50)