Số lƣợng giống và loài trong các họ ếch nhái ở KVNC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài và sự phân bố của các loài êch nhái (amphibia) tại khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm nam động, tỉnh thanh hóa​ (Trang 43 - 48)

4.1.2. Phát hiện mới

Nghiên cứu trƣớc đây ở KBT Nam Động ghi nhận 23 loài thuộc 15 giống thuộc 07 họ, 02 bộ (Đồng Thanh Hải và cs, 2017) [9]. So sánh với các tài liệu liên quan đến phân bố của các loài ếch nhái Việt Nam và Thanh Hóa nhƣ Nguyen et al. (2009) [51], Pham et al. (2016) [57], Đồng Thanh Hải và cs. (2017) [9], trong nghiên cứu này đã ghi nhận mới với tổng số 24 loài tại KBT Nam Động (hình 4.2), đặc biệt bổ sung thêm 01 họ là họ Cóc bùn Megophryidae cho KVNC và phát hiện 01 lồi mới cho khoa học.

Hình 4.2. Kết quả nghiên cứu thành phần loài ếch nhái tại KBT Nam Động

Tuy nhiên có 06 lồi ghi nhận trong nghiên cứu trƣớc đây tại KBT Nam Động nhƣng không ghi nhận lại trong nghiên cứu này gồm Cóc rừng

Ingerophrynus galeatus, Ếch nhẽo poilani Limnonectes poilani, Ếch gáy đô

Limnonectes dabanus, Ếch vạch Quasipaa delacouri, Nhái bén dính Hyla annectans, Ếch màng nhĩ khổng lồ Odorrana gigatympana.

4.1.3. Lồi phát hiện mới cho khoa học

Chúng tơi đã mơ tả 01 lồi mới cho khoa học: Cóc mày nam động

Leptobrachella namdongensis sp. nov.

Mu vt nghiên cu (n=7): 01 mẫu đực trƣởng thành VNUF A.2017.37 (kí hiệu thực địa: ND2.17.37), thu ngày 13/7/2017, tọa độ, 20o19’44.9” N, 104o55’05.7” E, có độ cao 710 m so với mực nƣớc biển. 06 mẫu cái trƣởng thành; 03 mẫu thu tại xã Nam Động huyện Quan Hóa kí hiệu mã bảo tàng VNMN2019.04 (kí hiệu thực địa: ND.17.0176); mã bảo tàng IEBR 4512 (ND.17.0179); mã bảo tàng VNUF A.2017.95 (ND.17.95), thu ngày 30/5/2017, tọa độ 20o19’17.3” N, 104o55’15.6” E, có độ cao 740 m so với mực nƣớc biển. 03 mẫu thu năm 2018 tại xã Trung Thƣợng huyện Quan Sơn kí hiệu mã bảo tàng VNUF A.2018.15 (kí hiệu thực địa: ND.18.15); mã bảo tàng VNMN2019.05 (Kí hiệu thực địa: ND.18.14); mã bảo tàng IEBR 4513 (kí hiệu thực địa: ND.18.08), có tọa độ20o18’211” N, 104o54’349” E, độ cao 589 m so với mực nƣớc biển, thu ngày 14/4/2018.

Đặc điểm nhn dng: Kích thƣớc mẫu vật trung bình. Đầu rộng hơn dài (HDL/HDW 0,98); mõm nhọn nhìn từ mặt lƣng, hơi nhơ ra ngồi rìa hàm dƣới; lỗ mũi trịn, nằm gần mõm hơn mắt; gờ mõm tròn; đồng tử thẳng đứng; đƣờng kính mắt bằng chiều dài mõm (EYE/ SNT 0,92); màng nhĩ trịn, đƣờng kính màng nhĩ nhỏ hơn (48%) so với mắt; vành màng nhĩ không cao so với da vùng thái dƣơng; khơng có răng lá mía; túi kêu nằm ở 2 bên miệng; lƣỡi lớn, rộng, có rãnh nhỏ ở gốc lƣỡi; nếp gấp phía trên màng nhĩ nổi rõ, chạy từ góc sau mắt về phía chi trƣớc; nếp gấp có các nốt sần. Chi trƣớc mỏng, thon; đầu ngón tay trịn, khơng có đĩa bám; độ dài ngón tay tƣơng đối: I < II = IV < III; củ bàn trong khơng xuất hiện; khơng có củ bàn ngồi; khơng có màng bơi; các ngón tay khơng có rìa ra. Chi sau mảnh, chiều dài đùi gần một nửa chiều

dài mõm (TIB/SVL 0,51). Đầu ngón chân khơng có đĩa bám; độ dài ngón chân tƣơng đối: I < II < V < III < IV; củ bàn trong nhỏ, hình bầu dục, khơng có củ bàn ngồi; có màng bơi từ ngón I - IV, khơng thấy ở ngón thứ IV, V; ngón chân có rìa da. Da trên tồn bộ lƣng có nốt sần nhỏ, trịn, nhiều hơn ở phần sau của lƣng; mặt trên của đùi, cánh tay trên và mí mắt trên đƣợc bao phủ bởi các nốt sần nhỏ; da bụng mịn; trƣớc ngực có 2 tuyến nhỏ, đƣờng kính 0,8 mm; các tuyến ở đùi nhỏ, hình bầu dục, đƣờng kính khoảng 1,1 mm, nằm trên bề mặt sau của đùi, gần đầu gối hơn là hậu môn.

Màu sắc khi sống: Lƣng màu nâu với các đốm màu xám, sƣờn màu nâu nhạt với một số vệt tối; một dấu hình chữ W giữa 2 chi trƣớc, một dấu hình chữ V ngƣợc giữa đùi; mơi trên có vạch màu nâu sẫm; vùng má và màng nhĩ màu nâu sẫm riêng biệt, một dải màu nâu sẫm bên dƣới gờ trên màng nhĩ, chạy từ góc sau của mắt về phía màng nhĩ; mặt trên của các chi với các vệt màu nâu sẫm, ngang; ngón tay và ngón chân với vệt ngang mờ nhạt; cổ họng, ngực và bụng màu trắng đục; rìa ngồi của cằm, đùi, cánh tay màu nâu xám với những đốm trắng nhỏ; 2 bên nách màu nâu nhạt; đùi, ngực và tuyến 2 bên sƣờn trắng; mắt hai màu, nửa bên trên màu vàng, mờ dầnở nửa dƣới.

Hình 4.3. Cóc mày nam động Leptbrachella namdonensis

4.1.4. Ghi nhận bổ sung cho tỉnh và KBT Nam Động

So sánh với nghiên cứu Nguyen et al. (2009) [51], Pham et al. (2016) [57], Đồng Thanh Hải và cs. (2017) [9], nghiên cứu này đã ghi nhận bổ sung 06 loài Ếch nhái mới cho tỉnh Thanh Hố gồm: Cóc mày đá Leptobrachella petrops, Cóc mày bụng đốm Leptobrachella ventripunctatus, Ếch suối trƣờng sơn Sylvirana annamitica, Ếch cây sần bắc bộTheloderma corticale, Ếch cây sần go-don Theloderma gordoni, và Ếch cây sần đỏ Theloderma lateriticum.

So sánh với tài liệu Đồng Thanh Hải và cs. (2017) [9], nghiên cứu này ghi nhận bổ sung 01 họ Cóc bùn (Megophrydae) và 17 lồi Ếch nhái cho KBT Nam Động bao gồm: Ếch lim - boc Limnonectes limborgi, Ếch nhẽo ban - na

Limnonectes bannaensis, Ếch gai sầnQuasipaa verrucospinosa, Cóc mày sa pa Leptobrachium chapaense, Cóc mày bắc bộ Megophrys palpebralespinosa,

Cóc núi miệng nhỏ Meg ophrys microstoma, Cóc mắt bên Xenophrys major, Nhái bầu bút lơ Microhyla butleri, Nhái bầu trơn Microhyla innornata, Hiu

hiu Rana johnsii, Ếch ti an nan Odorrana tiannanensis, Chàng sa pa Nidirana

chapaensis, Nhái cây quang Gracixalus quangi, Nhái cây tí hon Raorchestes parvulus, Ếch cây kio Rhacophorus kio, Ếch cây lớn Rhacophorus smaragdinus,Ếch cây đốm trắngTheloderma albopunctatum.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài và sự phân bố của các loài êch nhái (amphibia) tại khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm nam động, tỉnh thanh hóa​ (Trang 43 - 48)