Các nhân tố đe dọa lên các loài ếch nhái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài và sự phân bố của các loài êch nhái (amphibia) tại khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm nam động, tỉnh thanh hóa​ (Trang 88 - 92)

Để làm cơ sở cho công tác quy hoạch bảo tồn và tìm giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của con ngƣời đến sinh cảnh sống và quần thể của các loài ếch nhái, chúng tôi phân tích hai nhóm tác nhân chính nhƣ sau:

4.5.2.1. Mất và suy thoái sinh cảnh sống

Phá rừng làm nương rẫy chiếm đất canh tác: Do đặc trƣng của địa hình núi đá vôi là các đỉnh núi nằm xen kẽ là các thung lũng nên việc phá rừng làm nƣơng rẫy diễn ra phổ biến ở xã Nam Động. Việc mất đi các diện tích rừng tự nhiên dẫn đến cạn kiệt nguồn nƣớc, ảnh hƣởng đến môi trƣờng sống của các loài lƣỡng cƣ, đặc biệt vào mùa sinh sản. Sinh cảnh rừng ở các thung lũng và sƣờn núi kể cả trong vùng lõi của các KBT nên các hoạt động canh tác nông nghiệp, chăn nuôi gia súc (trâu, bò, dê) thả tự do trong rừng, gia cầm tác động đến môi trƣờng sống tự nhiên của động vật hoang dã nhƣ bản Lở, xã Nam Động, huyện Quan Hóa, bản Bìn, xã Sơn Lƣ, Bản Bàng xã Trung Thƣợng huyện Quan Sơn.

Hình 4.31. Phá rừng làm nƣơng rẫy, lấn chiếm đất canh tác ruộng bậc thang tại bản Lở xã Nam Động huyện Quan Hóa

Cháy rừng: Các vụ cháy rừng cũng hay diễn ra do việc đốt rừng làm nƣơng rẫy ở các bản nhƣ bản Lở, bản Bâu, xã Nam Động,huyện Quan Hóa, đốt lửa khai thác mật ong dẫn đến cháy lan sang các khu vực rừng tự nhiên nhƣ bản Bìn xã Sơn Lƣ huyện Quan Sơn. Cháy rừng không chỉ tiêu diệt các loài ếch nhái mà còn là nguyên nhân chia cắt sinh cảnh sống của các loài, đặc biệt là các loài sống và sinh sản ở ven rừng giáp với khu vực đất canh tác nông nghiệp.

Khai thác gỗ: Do đặc thù của rừng núi đất, đá vôi có nhiều loại gỗ quý nhƣ Giổi, Vàng tâm, Thông đỏ bắc, Thông pà cò... nên việc khai thác gỗ trái pháp luật diễn ra khá phổ biến và thƣờng xuyên. Theo quan sát trong quá trình nghiên cứu hoạt động khai thác gỗdiễn ra phổbiến nhất ở xã Nam Động và xã Trung Thƣợng. Bên cạnh đó việc khai thác củi phục vụnhu cầu đun nấu ở các gia đình trong vùng đệm của KBT. Hoạt động khai thác lâm sản phi gỗ: Các hoạt động khai thác măng, lan và các loại cây thuốc diễn ra không nhiều ở các địa điểm nghiên cứu.

Hình 4.32. Hình ảnh khai thác gỗ tại khu vực xã Trung Thƣợng huyện Quan Sơn và xã Nam Động huyện Quan Hóa

Tác động của dự án làm đường: Các dự án làm đƣờng không chỉ làm mất đi nhiều diện tích rừng tự nhiên mà còn chia cắt sinh cảnh sống các loài động vật hoang dã nói chung và các loài ếch nhái nói riêng. Việc khai thác đá để làm đƣờng cũng phá hủy một phần diện tích rừng trên núi đá vôi ở xã Sơn Lƣ. Các dự án làm đƣờng đang tiến hành ở các địa điểm nhƣ tuyến đƣờng nối giữa hai xã Nam Động và Sơn Điện xuyên qua vùng đệm, tuyến đƣờng nối giữa các bản của các xã Trung Thƣợng, Nam Động. Các tuyến đƣờng này hoàn thành cũng có thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận chuyển khai thác gỗ và các loại lâm sản trái phép.

4.5.2.2. Tác động tiêu cực trực tiếp đến quần thể của các loài ếch nhái

Khai thác làm thực phẩm: Nhiều loài ếch nhái đƣợc ngƣời dân địa phƣơng khai thác làm thực phẩm và buôn bán ở các bản, các xã nhƣ Nam Động, Sơn Lƣ và một số cung cấp cho các nhà hàng (huyện Quan Sơn) nhƣ Ếch đồng

Hoplobatrachus rugulosus, Ếch nhẽo ban-na Limnonectes bannaensis, Ếch gai sần Quasipaa verucospinosa, Ếch cây đầu to Polypedates megacephalus, Ếch cây mi-an-ma Polypedates mutus, Ếch cây ki ô Rhacophorus kio,… Các hoạt động khai thác này diễn ra thƣờng xuyên và tập trung nhiều hơn vào mùa sinh sản dẫn tới suy giảm quần thể, nhiều loài lƣỡng cƣ cỡ lớnở khu vực nghiên cứu.

Hiện nay bắt gặp ở ngoài tự nhiên rất ít nhƣ các loài nhƣ Ếch cây ki ô

Rhacopholus kio,Ếch gai sầnQuasipaa verucospinosa

Hình 4.33. Hình ảnh dân bắt ếch nhái làm thực phẩm ở xã Nam Động

Sử dụng hoá chất trong canh tác: Việc sử dụng thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật không kiểm soát có thể gây chết các loài ếch nhái hoặc con mồi của chúng nhƣ côn trùng ở sinh cảnh canh tác, ngoài ra nó còn gây ô nhiễm nguồn nƣớc và đất. Tại KVNC ngƣời dân thƣờng sử dụng các loại thuốc diệt cỏ có độc tố cao để phun trực tiếp lên rẫy, ruộng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài và sự phân bố của các loài êch nhái (amphibia) tại khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm nam động, tỉnh thanh hóa​ (Trang 88 - 92)