Số loài ếch nhái theo dạng sinh cảnh ở KVNC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài và sự phân bố của các loài êch nhái (amphibia) tại khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm nam động, tỉnh thanh hóa​ (Trang 84 - 91)

Khu dân cƣ và đất nông nghiệp (SC1): Là sinh cảnh chịu sự tác động nhiều nhất của con ngƣời, thƣờng là dạng sinh cảnh trống ven rừng, ven sông suối đểtrồng lúa, sắn, ngô và một số cây rau màu, cây ăn quả. Quanh khu dân cƣ cịn có vƣờn tạp, là nơi chăn thả gia súc, gia cầm. Ở dạng sinh cảnh này ghi nhận 15 loài (chiếm 30,6% tổng số lồi) (hình 4.29). Các lồi ghi nhận ở sinh cảnh này thƣờng là các loài phân bố rộng và phổ biến nhƣ: Cóc nhà

Duttaphrynus melanostictus, Các lồi nhái bầu (Microhyla ssp.), Ngóe

Fejervarya limnochris, Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus, Ếch cây đầu to

Polypedates megacephalus, Ếch cây mi-an-ma P. mutus…

Rừng tự nhiên trên núi đất (SC2): Bao gồm các khu rừng đang phục hồi, rừng tự nhiên tre nứa, rừng hỗn giao, song mây. Khu vực này ít bị tác động hơn, thƣờng là dạng sinh cảnh đang ở giai đoạn diễn thế giữa cây bụi trảng cỏ đến rừng thƣờng xanh. Ở dạng sinh cảnh này đã ghi nhận 44 loài (chiếm 89,8% tổng số lồi) (hình 4.29). Các lồi đặc trƣng ở sinh cảnh này là các loài phổ biến nhƣ đề cập trên và một số lồi có khả năng thích nghi với nhiều sinh cảnh sống khác nhau nhƣ: Cóc mắt bên Megophrys major, Ếch nhẽo ban-na Limnonectes bannaensis, Ếch bám đá Amolops ricketti, Chàng

mẫu sơn Sylvirana maosonensis

Rừng tự nhiên trên núi đá (SC3): Là dạng sinh cảnh rừng tự nhiên có nhiều cây gỗ lớn và vừa. Dạng sinh cảnh này thƣờng xa khu dân cƣ, chất lƣợng rừng còn tốt, độ che phủ cao và ít chịu tác động của con ngƣời. Ở dạng sinh cảnh này đã ghi nhận 25 lồi (chiếm 51,1% tổng số lồi) (hình 4.29). Sinh cảnh này cũng là nơi sinh sống của nhiều lồi q, hiếm và có giá trị bảo tồn nhƣ: Cá cóc sần Tylototriton asperrimus,

Ếch cây sần bắc bộ Thedoderma corticale...

4.4. Đánh giá mức độ tƣơng đồng thành phần loài ếch nhái

Để đánh giá mức độ tƣơng đồng về thành phần loài ếch nhái giữa KVNC và các khu bảo tồn lân cận và có sinh cảnh tƣơng tự với KBT

Nam Động. Bốn khu bảo vệ đã đƣợc lựa chọn trong phân tích chỉ số tƣơng đồng (Sorensen-Dice index) về thành phần loài ếch nhái bao gồm VQG Cúc Phƣơng theo Nguyễn Huy Quang (2018) [20], VQG Phong Nha - Kẻ Bàng theo Luu et al. (2013) [49], KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông theo Phạm Thế Cƣờng và cs. (2016) [16] và KBTTN Vân Long theo Lê Trung Dũng và cs. (2016) [11].

Bảng 4.2. Chỉ số tƣơng đồng (Sorensen-Dice index) về thành phần loài ếch nhái giữa KBT Nam Động và một số KBT/VQG lân cận

KBT Nam Động VQG Cúc Phƣơng VQG PN-KB KBTTN Vân Long KBTTN NS-NL KBT Nam Động 1 VQG Cúc Phƣơng 0.53608 1 VQG PN-KB 0.57143 0.59794 1 KBTTN Vân Long 0.38806 0.48485 0.41791 1 KBTTN NS-NL 0.5618 0.68182 0.58427 0.55172 1

Ghi chú: PN-KB: Phong Nha-K Bàng; NS-NL: Ngọc Sơn-NgLuông.

So sánh chỉ số Sorensen-Dice index ở(bảng 4.2), ta thấy mức độ tƣơng đồng về thành phần loài giữa KBT Nam Động với VQG Phong Nha - Kẻ Bàng cao nhất (djk = 0,57143), tiếp đến là giữa KBT Nam Động với KBTTN NS-NL (djk = 0,5618), thấp hơn là giữa KBT Nam Động với VQG Cúc Phƣơng (djk = 0,53608), thấp nhất là giữa KBT Nam Động và KBTTN Vân Long (djk = 0,38806). Điều này có thể giải thích là KBT Nam Động và VQG Phong Nha - Kẻ Bàng xa nhau về mặt địa lý, đều có sinh cảnh giống nhau là rừng trên núi đá vôi và núi đất.

KBT Nam Động và VQG Phong Nha - Kẻ Bàng tập hợp lại thành nhóm, VQG Cúc Phƣơng với KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Lng tập hợp thành nhánh có thể nói những nghiên cứuở 2 khu này nhiều hơn và khoảng cách địa lí gần nhau nên độ tƣơng đồng gần với nhau (hình 4.30) .

Hình 4.30. Phân tích tập hợp nhóm về sự tƣơng đồng thành phần lồi giữa KBT Nam Động và các KBT/VQG lân cận (giá trị gốc nhánh

lặp lại 1000 lần)

4.5. Các vấn đề liên quan đến bảo tồn các loài ếch nhái tại KBT Nam Động

4.5.1. Các lồi có giá trị bảo tồn

Để đánh giá giá trị bảo tồn của khu hệ ếch nhái ở KVNC, các lồi có tên trong Nghị định 06/2019/NĐ-CP [3], Sách Đỏ Việt Nam (2007) [2], Danh lục Đỏ IUCN (2019) [44] đã đƣợc thống kê và đánh giá cấp độ ƣu tiên cho bảo tồn.

Bảng 4.3. Các lồi ếch nhái có giá trị bảo tồn ở KVNC

STT Tên khoa học SĐVN (2007) IUCN (2019) NĐ 06/2019 -CP 1 Ingerophrynus galeatus VU 2 Quasipaa verrucospinosa NT 3 Odorrana geminata VU 4 Gracixalus quangi VU 5 Rhacophorus kio EN 6 Xenophrys palpebralespinosa CR 7 Theloderma corticale EN

8 Tylototriton asperrimus NT IIB

Ghi chú: STT- Số thứ tự.

Trong nghiên cứu này đã ghi nhận có 8 lồi có giá trị bảo tồn (chiếm 16,6% tổng số loài ghi nhận ở KVNC) (Bảng 4.3) cụ thể nhƣ sau:

Có 4 lồi có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007). Trong đó, 1 lồi ở mức CR (Cực kì nguy cấp):Cóc núi bắc bộ Xenophrys palpebralespinosa,2 loài ở mức EN (nguy cấp): Ếch cây ki ô Rhacophorus kio, Ếch cây sần bắc bộ Theloderma corticale

và 1 loài ở mức (sẽ nguy cấp): Cóc rừng Ingerophrynus galeatus.

Có 3 lồi có tên trong Danh lục Đỏ IUCN (2019) trong đó có 2 lồi ở bậc VU (sẽ nguy cấp): Ếch thơm Odorrana geminata, Nhái cây quang Gracixalus quangi, và 2 loài ở bậc NT (gần bị đe dọa): Ếch gai sần Quasipaa verucospinosa, Cá cóc sần Tylototriton asperrimus.

Có 1 lồi có tên trong Phụ lục của Nghị Định 06/2019/NĐ-CP thuộc nhóm IIB, Cá cóc sần Tylototriton asperrimus.

4.5.2. Các nhân tố đe dọa lên các loài ếch nhái

Để làm cơ sở cho cơng tác quy hoạch bảo tồn và tìm giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của con ngƣời đến sinh cảnh sống và quần thể của các loài ếch nhái, chúng tơi phân tích hai nhóm tác nhân chính nhƣ sau:

4.5.2.1. Mt và suy thoái sinh cnh sng

Phá rừng làm nương rẫy chiếm đất canh tác: Do đặc trƣng của địa hình núi đá vơi là các đỉnh núi nằm xen kẽ là các thung lũng nên việc phá rừng làm nƣơng rẫy diễn ra phổ biến ở xã Nam Động. Việc mất đi các diện tích rừng tự nhiên dẫn đến cạn kiệt nguồn nƣớc, ảnh hƣởng đến mơi trƣờng sống của các lồi lƣỡng cƣ, đặc biệt vào mùa sinh sản. Sinh cảnh rừng ở các thung lũng và sƣờn núi kể cả trong vùng lõi của các KBT nên các hoạt động canh tác nông nghiệp, chăn ni gia súc (trâu, bị, dê) thả tự do trong rừng, gia cầm tác động đến môi trƣờng sống tự nhiên của động vật hoang dã nhƣ bản Lở, xã Nam Động, huyện Quan Hóa, bản Bìn, xã Sơn Lƣ, Bản Bàng xã Trung Thƣợng huyện Quan Sơn.

Hình 4.31. Phá rừng làm nƣơng rẫy, lấn chiếm đất canh tác ruộng bậc thang tại bản Lở xã Nam Động huyện Quan Hóa

Cháy rng: Các vụ cháy rừng cũng hay diễn ra do việc đốt rừng làm nƣơng rẫy ở các bản nhƣ bản Lở, bản Bâu, xã Nam Động,huyện Quan Hóa, đốt lửa khai thác mật ong dẫn đến cháy lan sang các khu vực rừng tự nhiên nhƣ bản Bìn xã Sơn Lƣ huyện Quan Sơn. Cháy rừng khơng chỉ tiêu diệt các lồi ếch nhái mà cịn là nguyên nhân chia cắt sinh cảnh sống của các loài, đặc biệt là các loài sống và sinh sản ở ven rừng giáp với khu vực đất canh tác nông nghiệp.

Khai thác gỗ: Do đặc thù của rừng núi đất, đá vơi có nhiều loại gỗ quý nhƣ Giổi, Vàng tâm, Thông đỏ bắc, Thơng pà cị... nên việc khai thác gỗ trái pháp luật diễn ra khá phổ biến và thƣờng xuyên. Theo quan sát trong quá trình nghiên cứu hoạt động khai thác gỗdiễn ra phổbiến nhất ở xã Nam Động và xã Trung Thƣợng. Bên cạnh đó việc khai thác củi phục vụnhu cầu đun nấu ở các gia đình trong vùng đệm của KBT. Hoạt động khai thác lâm sản phi gỗ: Các hoạt động khai thác măng, lan và các loại cây thuốc diễn ra không nhiều ở các địa điểm nghiên cứu.

Hình 4.32. Hình ảnh khai thác gỗ tại khu vực xã Trung Thƣợng huyện Quan Sơn và xã Nam Động huyện Quan Hóa

Tác động ca dự án làm đường: Các dự án làm đƣờng không chỉ làm mất đi nhiều diện tích rừng tự nhiên mà cịn chia cắt sinh cảnh sống các lồi động vật hoang dã nói chung và các lồi ếch nhái nói riêng. Việc khai thác đá để làm đƣờng cũng phá hủy một phần diện tích rừng trên núi đá vơi ở xã Sơn Lƣ. Các dự án làm đƣờng đang tiến hành ở các địa điểm nhƣ tuyến đƣờng nối giữa hai xã Nam Động và Sơn Điện xuyên qua vùng đệm, tuyến đƣờng nối giữa các bản của các xã Trung Thƣợng, Nam Động. Các tuyến đƣờng này hoàn thành cũng có thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận chuyển khai thác gỗ và các loại lâm sản trái phép.

4.5.2.2. Tác động tiêu cc trc tiếp đến qun th ca các loài ếch nhái

Khai thác làm thc phm: Nhiều loài ếch nhái đƣợc ngƣời dân địa phƣơng khai thác làm thực phẩm và buôn bán ở các bản, các xã nhƣ Nam Động, Sơn Lƣ và một số cung cấp cho các nhà hàng (huyện Quan Sơn) nhƣ Ếch đồng

Hoplobatrachus rugulosus, Ếch nhẽo ban-na Limnonectes bannaensis, Ếch gai sần Quasipaa verucospinosa, Ếch cây đầu to Polypedates megacephalus, Ếch cây mi-an-ma Polypedates mutus, Ếch cây ki ô Rhacophorus kio,… Các hoạt động khai thác này diễn ra thƣờng xuyên và tập trung nhiều hơn vào mùa sinh sản dẫn tới suy giảm quần thể, nhiều loài lƣỡng cƣ cỡ lớnở khu vực nghiên cứu.

Hiện nay bắt gặp ở ngồi tự nhiên rất ít nhƣ các lồi nhƣ Ếch cây ki ơ

Rhacopholus kio,Ếch gai sầnQuasipaa verucospinosa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài và sự phân bố của các loài êch nhái (amphibia) tại khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm nam động, tỉnh thanh hóa​ (Trang 84 - 91)