Phân bố theo sinh cảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài và sự phân bố của các loài êch nhái (amphibia) tại khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm nam động, tỉnh thanh hóa​ (Trang 84 - 85)

Căn cứ vào sự phân chia dạng thảm thực vật của UNESCO 1973 [76] và mức độ tác động của con ngƣời đến thảm thực vật theo tài liệu “Sổ tay hƣớng dẫn điều tra và giám sát đa dạng sinh học (2003)”[19], đồng thời căn cứ vào các dạng rừng trên núi đá vôi ở miền Bắc Việt Nam, chúng tôi đánh giá phân bố của các loài ếch nhái theo 3 dạng sinh cảnh: khu dân cƣ và đất nông nghiệp, rừng thứ sinh núi đất và rừng tự nhiên núi đá. (hình 4.29).

Khu dân cƣ và đất nông nghiệp (SC1): Là sinh cảnh chịu sự tác động nhiều nhất của con ngƣời, thƣờng là dạng sinh cảnh trống ven rừng, ven sông suối đểtrồng lúa, sắn, ngô và một số cây rau màu, cây ăn quả. Quanh khu dân cƣ còn có vƣờn tạp, là nơi chăn thả gia súc, gia cầm. Ở dạng sinh cảnh này ghi nhận 15 loài (chiếm 30,6% tổng số loài) (hình 4.29). Các loài ghi nhận ở sinh cảnh này thƣờng là các loài phân bố rộng và phổ biến nhƣ: Cóc nhà

Duttaphrynus melanostictus, Các loài nhái bầu (Microhyla ssp.), Ngóe

Fejervarya limnochris, Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus, Ếch cây đầu to

Polypedates megacephalus, Ếch cây mi-an-ma P. mutus…

Rừng tự nhiên trên núi đất (SC2): Bao gồm các khu rừng đang phục hồi, rừng tự nhiên tre nứa, rừng hỗn giao, song mây. Khu vực này ít bị tác động hơn, thƣờng là dạng sinh cảnh đang ở giai đoạn diễn thế giữa cây bụi trảng cỏ đến rừng thƣờng xanh. Ở dạng sinh cảnh này đã ghi nhận 44 loài (chiếm 89,8% tổng số loài) (hình 4.29). Các loài đặc trƣng ở sinh cảnh này là các loài phổ biến nhƣ đề cập trên và một số loài có khả năng thích nghi với nhiều sinh cảnh sống khác nhau nhƣ: Cóc mắt bên Megophrys major, Ếch nhẽo ban-na Limnonectes bannaensis, Ếch bám đá Amolops ricketti, Chàng

mẫu sơn Sylvirana maosonensis

Rừng tự nhiên trên núi đá (SC3): Là dạng sinh cảnh rừng tự nhiên có nhiều cây gỗ lớn và vừa. Dạng sinh cảnh này thƣờng xa khu dân cƣ, chất lƣợng rừng còn tốt, độ che phủ cao và ít chịu tác động của con ngƣời. Ở dạng sinh cảnh này đã ghi nhận 25 loài (chiếm 51,1% tổng số loài) (hình 4.29). Sinh cảnh này cũng là nơi sinh sống của nhiều loài quý, hiếm và có giá trị bảo tồn nhƣ: Cá cóc sần Tylototriton asperrimus,

Ếch cây sần bắc bộ Thedoderma corticale...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài và sự phân bố của các loài êch nhái (amphibia) tại khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm nam động, tỉnh thanh hóa​ (Trang 84 - 85)