Khảo sát thực địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài và sự phân bố của các loài êch nhái (amphibia) tại khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm nam động, tỉnh thanh hóa​ (Trang 31 - 33)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2.1. Khảo sát thực địa

Dụng cụ thực địa: Bản đồ địa hình, GPS, la bàn, đ n pin, dao, túi sơ cứu, máy ảnh, thƣớc, túi đựng mẫu, cồn xử lý mẫu, xi lanh, êtiket, bút kim, bút chì, lọnhựa đựng mẫu vật, sổ tay ghi chép.

Tuyến điều tra: 12 tuyến điều tra đã đƣợc xây dựng với điểm đầu thuộc bản Lở, bản Bâu xã Nam Động, huyện Quan Hoá và bản Na Hồ xã Sơn Điện, bản Bìn xã Sơn Lƣ, bản Bàng xã Trung Thƣợng, huyện Quan Sơn. Mỗi tuyến điều tra đƣợc đánh dấu điểm đầu điểm cuối (hình 3.1).

Bảng 3.2. Danh sách các tuyến điều tra

STT Kí hiu tuyến Tên tuyến Chituyu dài ến

1 Tuyến số1 Từ bản Lở đi bản Bâu 6,5 km 2 Tuyến số2 Từbản Lở đi Pha Phanh 12 km 3 Tuyến số3 Từ bản Lở đi Bó Tức 5,5 km 4 Tuyến số4 Từbản Na Hồ đi Pha Phanh 6 km 5 Tuyến số5 Từ bản Bìn đi Pha Phanh 4,5 km 6 Tuyến số6 Từ bản Bàng đi chân núi Pha Phanh 8 km 7 Tuyến số7 Từ bản Bâu đi Pha Phanh 9,5 km 8 Tuyến số8 Từ bản Bìn đi bản Na Hồ 6 km 9 Tuyến số9 Lán Pha Phanh đi đỉnh thông Pà Cò 3,5 km 10 Tuyến số10 Từ bản Hẹ đi bản Bìn 4,5 km 11 Tuyến số11 Từ bản Bìn đi vùng lõi KBT 6,5 km 12 Tuyến số12 Từ bản Na Hồ đi bản Sủa 3 km

Ghi chú: STT-Sth t

Chọn điểm thu mẫu: Tập trung vào các khu vực ven suối, vũng nƣớc, cửa hang, trên cây, quan sát dƣới mặt đất.

Ghi chép các ghi nhận: Ghi các toạ độ bằng máy định vị vệ tinh GPS Garmin 78s (Hệ toạ độ VN-2000), ghi chép vào sổ thực địa. Ghi độ ẩm bằng máy Rocktrail Z29592. Chụpảnh bằng máy ảnh Canon.

Thời gian thu mẫu: Thời gian điều tra quan sát và thu thập mẫu vật ban ngày từ10h00-13h00, ban đêm từ19h00-24h00.

Phƣơng pháp thu mẫu: Thu thập mẫu vật bằng tay. Mẫu vật đƣợc đựng trong túi ni lông hoặc chai nhựa. Sau khi chụp ảnh và định loại sơ bộ, một số mẫu vật phổ biến sẽ đƣợc thả lại tự nhiên, các mẫu vật đại diện sẽ đƣợc lƣu giữ lại làm tiêu bản nghiên cứu.

Làm tiêu bnếch nhái:

Gây mê: Mẫu vật đƣợc gây mê trong vòng 24 giờ bằng miếng bông thấm etyl axe-tat. Mẫu cơ dùng để phân tích sinh học phân tử (ADN) đƣợc lƣu giữ trong cồn 95% và đƣợc cách ly với fc mơn.

Gắn nhãn ký hiệu mẫu: Sau khi gây mê, mẫu vật đƣợc đeo nhãn ký hiệu và buộc khớp cổ chân. Nhãn và chỉ buộc không thấm nƣớc, chữ viết trên nhãn thƣờng bằng bút chì hoặc bút có mực khơng tan trong cồn.

Cố định mẫu: Để mẫu có hình dạng dễ phân tích hoặc quan sát sau này cần cố định mẫu. Sắp xếp mẫu vật theo hình dạng mong muốn, sau đó phủ vải màn hoặc giấy thấm lên trên, ngâm trong cồn 80 - 90% trong vòng 8 - 10 tiếng. Đối với mẫu ếch nhái cỡ lớn, cần tiêm cồn 80% vào bụng và cơ của con vật để tránh thối hỏng mẫu.

Bảo quản mẫu vật: Mẫu vật đƣợc bảo quản trong bình thuỷ tinh có kích thƣớc phù hợp với độ lớn của mẫu vật. Để bảo quản mẫu vật lâu dài, sau khi cố định mẫu đƣợc chuyển sang ngâm trong cồn 70%.

Hình 3.2. Thu mẫu Ếch nháiở thực địa ở thực địa

Hình 3.3.Gắn nhãn thực địacho mẫu vật cho mẫu vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài và sự phân bố của các loài êch nhái (amphibia) tại khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm nam động, tỉnh thanh hóa​ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)