Các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường nước nuôi tô mở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường nước vùng nuôi tôm huyện hải hậu tỉnh nam định (Trang 29 - 35)

1.2. Tổng quan tình hình ni tơ mở Việt Nam

1.2.3. Các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường nước nuôi tô mở Việt Nam

Do nhu cầu về nƣớc nuôi trong trồng thủy sản là rất nhiều, khả năng cấp nƣớc lại không đảm bảo, đặc biệt là vào mùa khô nên vấn đề tái sử dụng nƣớc trong nuôi trồng thủy sản đƣợc đặt ra. Mặt khác nƣớc thải ra trong q trình ni trồng thủy sản lại không đảm bảo về chất lƣợng theo tiêu chuẩn của ngành nên việc áp dụng các công nghệ xử lý nƣớc thải là cần thiết.

a. Các giải pháp quản lý

- Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật

Công tác quản lý bảo vệ môi trƣờng đƣợc sự quan tâm của nhiều cấp, Bộ ngành từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, đƣợc cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật và ngày càng hồn thiện hơn để phục vụ cơng tác bảo vệ môi trƣờng nƣớc. Các văn bản bao gồm: Luật thuỷ sản 2003; Luật Bảo vệ môi trƣờng 1993; Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại; Pháp lệnh Thúy.....

Tuy nhiên, các văn bản quy phạm của ngành cịn chƣa tồn diện, thiếu nhiều văn bản quy phạm riêng cho từng lĩnh vực sản xuất, chƣa có các quy định về quản lý các khu bảo tồn biển, các khu bảo tồn thiên nhiên trong các thủy vực nội địa

Việc phân công, phân cấp quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi và bảo vệ nguồn lợi thủy sản chƣa có các quy định rõ ràng, ảnh hƣởng đến việc thực thi pháp luật.

- Tổ chức hoạt động giám sát

Bộ thuỷ sản (nay là Bộ NN & PTNT) đã có quyết định thành lập ba trung tâm quốc gia quan trắc, cảnh báo môi trƣờng và phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản. Đến nay ba trung tâm này đã đi vào hoạt động phục vụ nuôi trồng thuỷ sản cả nƣớc. Cho đến nay, cùng với hoạt động của Cục bảo vệ nguồn lợi và các Chi cục vủa các tỉnh, thành trên cả nƣớc, hoạt động của các trung tâm quan trắc đã góp phần quan trọng trong bảo vệ nguồn lợi và môi trƣờng.

- Các hoạt động nghiên cứu khoa học

- Các hoạt động quy hoạch tổng thể ngành nuôi tôm

b. Các giải pháp kỹ thuật

- Các giải pháp xử lý nƣớc ô nhiễm trong nuôi tôm

cho đến nay đã có nhiều cơng trình có nhiều cơng trình nghiên cứu các giải pháp xử lý ơ nhiễm mơi trƣờng nƣớc NTTS nói chung và nƣớc ni tơm nói riêng. Các giải pháp xử lý chính gồm:

+ Phƣơng pháp cơ học:

Đƣợc thực hiện qua các ao lắng, lọc. Đây là biện pháp xử lý sơ bộ trƣớc khi áp dụng các biện pháp xử lý sinh học, hóa học để loại bỏ một phần những vật chất lơ lửng trong nƣớc.

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để xử lý nƣớc cấp, nƣớc thải từ các ao ni và có thể áp dụng ngay trong các ao nuôi để giảm bớt một phần các chất ô nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi và giảm bớt áp lực cho các hệ thống xử lý tiếp theo.

Nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là chiếm nhiều diện tích đất để xây dựng các ao lắng chứa nƣớc và các kênh trong hệ thống dẫn đến ao lắng, do đó phƣơng pháp này hiện nay ít đƣợc sử dụng.

+ Phƣơng pháp hoạt hóa nƣớc:

Hiện nay, cơng nghệ hoạt hóa nƣớc cũng đang đƣợc nghiên cứu ứng dụng để xử lý nƣớc cho một số ao, hồ trong thành phố và nƣớc thải từ bãi chôn lấp rác. Công nghệ này cũng đƣợc áp dụng để xử lý nƣớc nguồn trƣớc khi cấp vào các ao ni. Nó có thể xử lý đƣợc một số tác nhân ơ nhiễm về hóa chất, kim loại nặng...

+ Phƣơng pháp hóa học: Phƣơng pháp thƣờng đƣợc sử dụng để xử lý các

nguồn ơ nhiễm hố chất nghiêm trọng, ngoài ra đƣợc dùng để diệt các loài vi sinh vật gây bệnh nhƣ ký sinh trùng, động vật đơn bào, vi khuẩn, vius.. và các chất khí độc hịa tan trong nƣớc. Hóa chất thơng thƣờng dùng cho xử lý là Chlorine, clorua vôi ... nồng độ 30 ppm để xử lý các phần tử keo hữu cơ lơ lửng trong nƣớc. Biện pháp này chỉ đƣợc áp dụng khi có dịch bệnh xảy ra trong khu vực ni. Đây là hình thức xử lý triệt để và thƣờng đƣợc áp dụng đối với hệ thống xử lý liên tục có nhiều ao xử lý khi thải ra nguồn tiếp nhận. Nƣớc thải đƣợc xử lý định kỳ theo thời gian.

+ Phƣơng pháp sinh học: sử dụng hệ động, thực vật thuỷ sinh để hấp thụ các

chất hữu cơ hiện đang đƣợc áp dụng phổ biến. Tùy theo thành phần ô nhiễm, nồng độ ô nhiễm và yêu cầu chất lƣợng nƣớc thải sau xử lý mà có thể áp dụng q trình xử lý sinh học yếm khí hoặc hiếu khí. Các biện pháp kết hợp trong q trình xử lý sinh học gồm:

+ Thả các loại thực vật thủy sinh nhƣ bèo lục bình, cá nhằm giảm thiểu chất hữu cơ lơ lửng;

+ Tăng cƣờng sục khí thúc đẩy q trình phân hủy chất hữu cơ; + Bổ sung chế phẩm sinh học

Biện pháp này có ƣu điểm là vừa tiết kiệm đƣợc chi phí vận hành vừa tăng hiệu quả xử lý chất thải hữu cơ để phân hủy sinh học. Diện tích xử lý có thể tận dụng các mƣơng nƣớc, các ao lắng...

+ Phƣơng pháp sử dụng các vật liệu lọc, khoáng

Các vật liệu lọc, khoáng hiện đƣợc nghiên cứu nhiều trong xử lý nƣớc thải. Các vật liệu này có khả năng hấp phụ kim loại nặng, hữu cơ... Trong nƣớc thải nuôi tơm, ngồi chất ơ nhiễm hữu cơ, một số độc tố là kim loại nặng, hóa chất.. đã sinh ra từ q trình xử lí bệnh trên thủy sản, vật liệu xử lí đáy ao ni, và các phụ gia trong thức ăn…. Để xử lí các độc tố này, việc sử dụng các vật liệu hấp thu có nguồn gốc khống và tự nhiên đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu.

Các vật liệu khoáng nhƣ Bentonite, Zeolite cũng đƣợc nghiên cứu nhiều trong xử lý nƣớc thải nhờ đặc tính hấp phụ trao đổi ion lớn và thành phần ion linh động,cấu trúc tinh thể xốp tổ ong.

Với lỗ rỗng chiếm tới 50%, zeolite có khả năng hấp thu ion kim loại nặng và cố định KLN (trao đổi ion) có trong bùn thải cũng nhƣ chất hữu cơ độc hại, dùng để loại NH3 trong nƣớc thải, làm chất nuôi trồng thủy sản. Với hàm ẩm hỗn hợp bùn – zeolite khoảng 85%, hiệu quả xử lý Crom có thể đạt tới hơn 61%. (Lê Đức trung và cộng sự - 2006)

Bentonite đƣợc sử dụng nhƣ một chất mang trong vật liệu NC-F20, là một vật

liệu mới hứa hẹn năng lực cao trong xử lý Asen. Do Viện hóa học (Viện Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam) đã phát triển một kỹ thuật chế tạo vật liệu gốm xốp tổ hợp nanocomposite bao gồm Fe3O4 kích thƣớc 10-12 nm trên chất mang Bentonite (NC- F20). Vật liệu này có hiệu năng hấp thụ asen cao, có khả năng hấp thụ hàng loạt các ion khác và rất thuận tiện trong sử dụng.

Hiệu suất hấp phụ Cu2+ trên bentonit chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố và đạt 99,86% ở điều kiện tối ƣu: thời gian khuấy 80 phút, nồng độ bentonit 0,5 g/100 ml dung dịch, nồng độ Cu2+ 150 mg/l, pH = 5,0, nhiệt độ 30oC ( Lê Tự Hải)

Than hoạt tính ở liều lƣợng 5 g/lít nƣớc thải chứa 5 mg/lít Pb và Cd, than hoạt

tính có thể hấp thu đƣợc 99,82% Pb, 82,40% Cd.

Laterite hấp thu As tối đa đạt 909,09 mg As/ 1g laterite.

Nƣớc thải trong nuôi trồng thủy sản chứa nhiều chất hữu cơ và nhiều dinh dƣ ng là nguyên nhân gây ra hiện tƣợng phú dƣ ng hóa, làm suy giảm chất lƣợng nƣớc mặt. Sử dụng các vật liệu lọc truyền thống nhƣ cát, than gáo dừa, đá sỏi… là một biện pháp nhiều triển vọng và đƣợc áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Xơ dừa có thành phần chủ yếu là celulo (khoảng 80%) và lignin (khoảng

18%), nên rất khó bị vi sinh vật phân hủy. Theo ƣớc tính của các nhà nghiên cứu, tuổi thọ của xơ dừa trong bể kỵ khí là khoảng 5 năm.

Theo Đỗ Thu Hà và cộng sự, xơ dừa có khả năng xử lý nƣớc thải bị ơ nhiễm

chât hữu cơ (BOD5 và COD giảm 51%; TSS giảm 57% và SS giảm 83%), đồng thời xơ dừa hoạt hóa có thể hấp thu các kim loại nặng (Cu, Pb, Zn, Cd) trong nƣớc thải ô nhiễm ở nồng độ 5 mg/lít với 80-99% đối với Cu, Pb; 61% Zn và 77% Cd với liều lƣợng 5 g vật liệu/lít nƣớc thải

Việc sử dụng xơ dừa để xử lý nƣớc thải cho kết quả hấp thu tới 90% COD và BOD5 (Nguyễn Ngọc Bích. Ngồi ra, có thể áp dụng cơng nghệ trên trong việc xử lý các loại nƣớc thải có chứa chất ơ nhiễm hữu cơ cao. Xơ dừa là một vật liệu rẻ tiền và sẵn có ở nhiều vùng trong nƣớc ta, đây có thể đƣợc coi nhƣ một hƣớng phát triển các công nghệ xử lý nƣớc thải đơn giản và rẻ tiền.

+ Phƣơng pháp sử dụng hệ vi sinh vật

Một số chế phẩm vi sinh thƣờng dùng để cải thiện môi trƣờng nƣớc ao nuôi tôm, cá nhƣ Super VS, BRF-2 quakit… Thành phần sinh học của chế phẩm này gồm nhiều chủng vi sinh, tập hợp các thành phần men ngoại bào của quá trình sinh trƣởng vi sinh, các enzyme ngoại bào tổng hợp, các chất dinh dƣ ng sinh học và khống chất kích hoạt sinh trƣởng ban đầu và xúc tác hoạt tính. Chúng có khả năng tiêu thụ các chất hữu cơ phát sinh trong quá trình sinh trƣởng và phát triển của vật ni trong ao hồ. Hay nói cách khác, chúng có tác dụng phân giải chất hữu cơ hịa tan và khơng hịa tan từ phân tơm, các thức ăn thức ăn thừa tích tụ đáy ao ni, tạo đƣợc sự ổn định, duy trì chất lƣợng nƣớc và cả màu nƣớc trong ao hồ. Mặt khác chế phẩm này còn giúp giảm thiểu đƣợc các vi sinh vật gây bệnh nhƣ Vibrio, Aeromonas, E.coli…, làm tăng thêm lƣợng oxy hịa tan trong mơi trƣờng nƣớc ao nuôi và giảm thiểu lƣợng amoniac.

Đỗ Thị Tố Uyên và Cs, (2003) đã đƣa ra 2 mơ hình nghiên cứu xử lí nƣớc thải từ chế biến tinh bột gạo bằng vi khuẩn quang hợp. Mơ hình 1 sử dụng bao nilon trong suốt, mơ hình 2 là bể phản ứng có nắp đậy bằng thủy tinh hữu cơ trong để ánh sáng có thể xuyên qua, kết hợp với bổ sung vi khuẩn quang hợp. Kết quả đã loại đƣợc 77% BOD5 và 100% Amon nƣớc thải.

Phòng vi sinh vật môi trƣờng - Viện Công nghệ Môi trƣờng (Viện KH-CN Việt Nam) đã tiến hành phân lập và tuyển chọn đƣợc 30 chủng xạ khuẩn và 20 chủng vi khuẩn ƣa nhiệt, có ƣu điểm là có tác dụng phân hủy mạnh các chất hữu cơ trong nƣớc thải. Chế phẩm đã đƣợc sử dụng kết hợp với thực vật thủy sinh (bèo Nhật Bản) để loại bỏ nitơ và photpho trong nƣớc, phân hủy các chất hữu cơ. Lê Thị Thúy Ái (2004) đã phân lập từ nhiều thủy vực ở Việt Nam đƣợc 31 chủng vi khuẩn quang hợp thuộc 10 thủy vực ở nƣớc ta và phối trộn 5 chủng có vai trị quan trọng trong xử lý nƣớc thải. Các chủng vi khuẩn này có khả năng hấp thụ ánh sáng ở mức độ thấp và thực hiện lên men trong mơi trƣờng yếm khí hơi tối.

+ Phƣơng pháp sử dụng hệ động, thực vật để hấp thụ các chất ô nhiễm

Nguyễn Việt Anh (2005) đã nghiên cứu xử lý nƣớc thải sinh hoạt bằng bãi lọc ngầm trồng cây. Kết quả cho thấy, với sơ đồ xử lý 1 bậc, chất lƣợng nƣớc đầu ra sau bể lọc trồng cây cho ph p đạt đƣợc tiêu chuẩn cột B, đối với các chỉ tiêu COD, SS, TP. Với sơ đồ xử lý 2 bậc nối tiếp, chất lƣợng nƣớc đầu ra sau bể lọc trồng cây đạt tiêu chuẩn cột A, TCVN 5945 – 1995.

Châu Minh Khôi (2011) đã nghiên cứu sử dụng 2 lồi thực vật thủy sinh (là lục bình và cỏ vetiver) xử lý ơ nhiễm đạm, lân hữu cơ hòa tan trong nƣớc thải ao nuôi cá tra cho thấy lục bình và cỏ vetiver có khả năng giúp giảm ô nhiễm đạm, lân hữu cơ hịa tan trong nƣớc ao ni thâm canh. Hàm lƣợng đạm, và lân hữu cơ gần nhƣ giảm 100% sau 1 tháng trồng.

Viện Môi trƣờng Nông nghiệp cũng đã nghiên cứu và xây dựng đƣợc mơ hình xử lý nƣớc mặt bị ô nhiễm hữu cơ bằng công nghệ sinh thái với dòng chảy ngang và dòng chảy đứng. Hiệu quả xử lý BOD5 , COD, TSS, tổng nitrogen, NH4- N, từ 75-85%. Trong khi đó hiệu quả xử lý phosphor tổng và PO43- lại thấp hơn từ 40 – 50%. Lê Văn Nhạ và CS (2010) cho biết trong giới hạn tích ứng khác nhau, các lồi thực vật thủy sinh đều có khả năng xử lý nƣớc bị ô nhiễm hữu cơ với các mức độ khác nhau, tùy theo loài, hiệu quả tăng theo thời gian xử lý

Hiện nay nuôi tôm ở nƣớc ta phát triển mạnh nhƣng manh mún khơng có quy hoạch, vì vậy việc xử lý mơi trƣờng ô nhiễm trong NTTS gặp rất nhiều khó khăn. Các mơ hình xử lý ơ nhiễm đã áp dụng cho một số đối tƣợng ni, nhƣng khó triển khai trên diện rộng do quỹ đất ngày càng hẹp, hệ thống thủy lợi chồng ch o, nhận thức của ngƣời dân về bảo vệ mơi trƣờng cịn thấp....

Nguồn nƣớc ni tơm hiện đang bị ơ nhiễm hóa chất, hữu cơ, độc tố.. ở mức báo động. Nguồn nƣớc cung cấp cho lĩnh vực NTTS đƣợc ngƣời dân lấy trực tiếp từ các nguồn nƣớc sông, hồ (tự nhiên) đƣa vào kênh dẫn rồi vào các ao nuôi.Các hóa chất, độc tố, vi sinh... khơng đƣợc xử lý dẫn đến môi trƣờng nuôi bị ô nhiễm, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ bùng phát thành dịch bệnh.

Tóm lại:Các cơng trình nghiên cứu trên đây đều cho thấy việc sử dụng các

động, thực vật xử lý nƣớc thải, có rất nhiều triển vọng. Tuy nhiên môi trƣờng nuôi tôm là môi trƣờng sản sinh ra nhiều hữu cơ, vì vậy cần kết hợp các giải pháp có

chọn lọc để xử lý nƣớc thải ni tơm đảm bảo nƣớc có thể tái sử dụng cho NTTS hoặc các hoạt động khác. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên vẫn mới dừng ở quy mơ diện hẹp. Để có đƣợc cơng nghệ áp dụng vào thực tiễn trên quy mô rộng, hƣớng nghiên cứu này cần đƣợc đầu tƣ thoả đáng theo hƣớng sâu hơn, hiệu quả hơn, phù hợp hơn với hệ thống sản xuất kinh tế xã hội của mỗi đối tƣợng vùng.

1.3. Tổng quan tình hình ni tơm tại huyện Hải Hậu – tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường nước vùng nuôi tôm huyện hải hậu tỉnh nam định (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)