Trình tự đoạn gen 8166-8385 và ngẫu nhiên phát hiện đột biến mất 9bp trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế tạo đột biến điểm nhằm sàng lọc đột biến ở gen ND6 và MT TK liên quan đến bệnh ty thể 21 (Trang 64 - 66)

3.3. Nhân dòng các đoạn gen 14455-14578, 8155-8366, 8166-8385, 8342-

3.3.3.3. Trình tự đoạn gen 8166-8385 và ngẫu nhiên phát hiện đột biến mất 9bp trên

trên gen MT-TK

Dựa vào kết quả so sánh trên hình 3.8, sự sai khác giữa 2 trình tự tại vị trí 142 C>A (vị trí 8359 trên trình tự gen chuẩn) là do trong quá trình thiết kế mồi MRTC Rv, chúng tôi đã thay thế 1 nucleotit để tạo vị trí nhận biết cho enzyme

DraI. Ngồi ra, chúng tơi đã phát hiện được mất đoạn 9 nucleotit (CCCCCTCTA)

trên gen MT-TK tại vị trí số 182-190 trên trình tự đọc được. Đây là đột biến mất

đoạn 9bp (del.8281-8289) trên gen MT-TK.

Trước đó, đã có nhiều nghiên cứu phát hiện ra đột biến mất đoạn 9bp ở hệ gen ty thể. Năm 1987 Wrischnik và đồng nghiệp đã phát hiện một đột biến mất đoạn 9bp (CCCCCTCTA) ở một khu vực gen nhỏ khơng có chức năng ghi mã, nằm trong khu vực gen COII/tARNLys. Đây được coi như là một dấu hiệu nhân chủng

Hình 3.8. So sánh trình tự đoạn gen 8166-8385 với trình tự gen tham chiếu

Query: Trình tự gen mã NC_012920.1 Sbjct: Trình tự đoạn gen 8166-8385 nhân dịng

Sau đó, cũng có nhiều nghiên cứu về hiện tượng mất đoạn 9bp này ở hệ gen ty thể. Năm 1999, Ivanova và cộng sự bước đầu đã nghiên cứu đa hình ADN ty thể ở người Việt Nam và phát hiện một số trường hợp mất đoạn 9 bp xảy ra trong khu vực gen COII /tARNLys, tỷ lệ này chiếm 20% ở người khỏe mạnh [22]. Trong nghiên cứu của mình, Yao Y và cộng sự (2000) đã chỉ ra rằng: Hiện tượng mất đoạn 9bp (CCCCCTCTA) ở vùng gen giữa cytochrome oxidase II và tARNLys trong hệ gen ty thể được xem là một dạng đột biến có tỷ lệ cao ở các quần thể người Đông Nam Á [56], nhận định này phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả khác. Ở Việt Nam, một nghiên cứu đã chỉ ra tỷ lệ này chiếm tới 31,9% trong số 72 bệnh nhân có nghi ngờ mang bệnh ty thể, các đột biến này đều thể hiện tính di truyền theo dịng mẹ và ở dạng đồng nhất. Như vậy tần suất xuất hiện đột biến mất đoạn 9bp giữa vùng gen COII và tARNLys ở các bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh cơ não ở người Việt Nam là tương đối cao. Nhưng các nghiên cứu trên đều chưa có nhận định cụ thể về mối liên quan giữa hiện tượng mất đoạn với các triệu chứng bệnh ty thể.

Trong một nghiên cứu của Liu và cộng sự (2005) với các bệnh nhân người Đài Loan có mang hội chứng MELAS hoặc MERRF cho thấy tỷ lệ mất đoạn 9bp là

48% và tỷ lệ này ở người khỏe mạnh là 21% [27]. Tuy nhiên, Varlamov và cộng sự (2002) đã khơng tìm thấy mối tương quan giữa đột biến mất đoạn 9bp ở hệ gen ty thể với với nhóm bệnh ty thể ở dân số Đức [52]. Như vậy, có thể thấy rằng tỷ lệ đột biến mất đoạn 9bp thay đổi tùy thuộc theo các nhóm dân tộc ở các khu vực khác nhau. Kết quả này phản ánh phần nào sự đa hình của hệ gen ty thể người.

Đột biến mất đoạn 9bp có thể được thừa kế cùng với một số các đột biến khác gây bệnh ở người qua các thế hệ và trong quá trình tiến hóa của hệ gen ty thể người. Do khơng thuộc vùng gen mã hóa cho protein hoặc ARN vận chuyển, do vậy nó có thể khơng phải là nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên, cần tiến hành các nghiên cứu dịch tễ học phân tử quy mô lớn hơn để thiết lập mối quan hệ giữa đột biến mất đoạn 9bp của mtADN và các hội chứng của bệnh ty thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế tạo đột biến điểm nhằm sàng lọc đột biến ở gen ND6 và MT TK liên quan đến bệnh ty thể 21 (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)